Bệnh viện thiếu thuốc, "đắp chiếu" thiết bị: Không để tê liệt cả hệ thống y tế

Nhóm PV |

Nhiều bệnh viện trên phạm vi cả nước đang có tình trạng thiếu vật tư y tế, hóa chất, sinh phẩm xét nghiệm, đặc biệt là thiếu thuốc men, thậm chí “đắp chiếu” cả máy móc thiết bị. Nếu cứ để tình trạng này tái diễn và ngày càng nặng thêm, hệ thống y tế sẽ tê liệt. Đối tượng gánh chịu hậu quả chính là người bệnh.

Vướng từ trên xuống dưới, cơ chế mua sắm thuốc không thực hiện được

Chia sẻ với phóng viên Lao Động, một giáo sư đầu ngành, lãnh đạo bệnh viện tuyến trung ương chua xót nói: "Tình trạng thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế là có thật. Hiện nay việc mua sắm máy móc, vật tư y tế đang "tắc" toàn bộ, chúng tôi không thể mua được".

Theo chia sẻ của vị Giáo sư này, thuốc biệt dược đang cực kỳ thiếu, những thuốc thông thường cũng thiếu. Hiện có 4 cơ chế mua thuốc, thứ nhất là hội đồng đàm phán cấp quốc gia nhưng hội đồng đàm phán này cũng "tê liệt", hầu như không đàm phán được. Thứ 2 là Trung tâm mua sắm thuốc tập trung quốc gia cũng không làm được.

"Chúng tôi làm công văn gửi lên hỏi bao giờ có thuốc và nhận được trả lời là hiện tại chúng tôi đang cố gắng thực hiện đấu thầu, khi nào có thuốc chúng tôi sẽ thông báo. Còn bây giờ, đề nghị các bệnh viện làm theo đúng quy định của pháp luật, tự mua thuốc. Không biết đến bao giờ có thuốc. Vậy thì chúng tôi làm sao làm được?" - vị này cho hay, cơ chế đấu thầu tập trung cấp địa phương, cũng không thể làm được. Các bệnh viện thì càng không thể tự mua. Vật tư y tế cũng tương tự như vậy. Vì vậy nhiều bệnh viện thiếu thuốc, thiếu vật tư.

"Thiếu gì, muốn mua sắm gì, cũng đều phải "đánh công văn" hỏi Bộ Y tế, vì sợ làm là sai phạm. Mà chờ được câu trả lời thì cũng mất thời gian. Trong giai đoạn này, chúng tôi không biết phải làm thế nào. Người bệnh phải gánh" - người đứng đầu một bệnh viện sản khoa cũng nói.

Về vấn đề này, GS.TS Nguyễn Anh Trí - Đại biểu Quốc hội khóa XV - cho rằng: "Tình trạng này đã kéo dài 3 đến 4, thậm chí có nơi 6 đến 7 tháng nay. Đến nay, tình trạng này không có dấu hiệu giảm đi, mà vẫn còn tiếp diễn. Trước kia, hầu hết những loại thuốc bảo hiểm y tế thanh toán, bệnh viện thì có hóa chất sinh phẩm để làm xét nghiệm, những thứ mà người bệnh được thụ hưởng thì nay đã không có nữa.

Do tác động của dịch COVID-19, những quy định của luật pháp về mua sắm, đấu thầu bị tác động, phá vỡ những quy định thông thường nay không thể áp dụng. Hơn nữa, vừa qua, ngành y tế xảy ra khá nhiều tiêu cực, chủ yếu ở những người lãnh đạo, rồi bộ phận quan trọng là thẩm định thầu, vì vậy một số bộ phận thẩm định thầu bỏ không làm nữa. Thứ nữa, là do các cấp có thẩm quyền như Sở Y tế, Bộ Y tế đang... vướng, không thể giải quyết những việc đó.

Xã hội hóa, tự chủ bệnh viện là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, tuy nhiên, phải thừa nhận, trong các quy định của luật pháp có rất nhiều điểm chưa cụ thể, chưa rõ ràng, cho nên khi làm rất dễ bị vướng. Hoặc cố làm sẽ sai phạm. Về vấn đề này, tôi cho rằng cần có những sửa đổi để căn cơ, bài bản hơn, thúc đẩy vấn đề xã hội hóa".

Theo ông Trí, việc mua sắm trang thiết bị, sinh phẩm, thuốc men như thông thường, trong các văn bản quy định pháp quy ở giai đoạn trước lúc có dịch COVID-19 về cơ bản là được, trên thực tế, hàng chục năm qua, các bệnh viện vẫn diễn ra bình thường. Nhưng vì tác động của dịch, nhiều cuộc mua sắm phải rút gọn, đi tắt, để kịp thời có sinh phẩm để làm việc. Vì vậy, quy định pháp lý đã không còn phù hợp nữa.

Cần nhanh chóng có giải pháp

Giải pháp trước mắt, theo GS.TS Nguyễn Anh Trí là phải dựa trên tinh thần của Nghị quyết 30 của Quốc hội, Nghị quyết 43 của Quốc hội và Nghị quyết 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Thấy được những bất cập xảy ra trong thời gian dịch dã, Quốc hội đã kịp thời ra những văn bản đó, làm cơ sở pháp lý, để các cấp quản lý triển khai mà không vi phạm những điều Luật chưa quy định. Vì chuyện chống dịch là chưa từng có tiền lệ. Chính phủ, các Bộ, các tỉnh, phải dựa vào những Nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh ngay, để kịp thời giải quyết.

Thực tế, theo GS Trí, Chính phủ và Bộ Y tế đang rà soát lại các vấn đề liên quan đến Luật như Luật Khám chữa bệnh, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Y học dự phòng, kể cả về giá, về đấu thầu mua sắm, về quản lý và sử dụng vật tư công... "Tất cả đều phải được xem xét lại hết. Kể cả các vấn đề về xã hội hóa, về tự chủ bệnh viện cũng được xem lại và có sự điều chỉnh cho phù hợp" - ông nói.

Còn TS Nguyễn Huy Quang, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế thì cho rằng, "vấn đề lớn mà ngành y đang lúng túng và người làm rất dễ thành vi phạm, là đấu thầu trang thiết bị y tế, liên doanh liên kết, xã hội hóa, mượn máy… Nhiều cơ sở y tế không biết đâu là hành lang pháp lý đầy đủ để an toàn, đâu là “lằn ranh đỏ” để người ta không thể vượt qua. Do đó, cần phải có văn bản hướng dẫn như Nghị định Chính phủ cụ thể hóa Luật Tài sản công, Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu…

“Cần có quy định riêng cho ngành y tế, vì đây là ngành kinh doanh có điều kiện, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân. Điều này sẽ giúp ngành y tế có cơ chế pháp lý minh bạch, có thể điều chỉnh mọi quan hệ nảy sinh liên quan đến vấn đề này. Đồng thời cũng tạo ra thể chế để quản lý cũng như bảo vệ các đơn vị tham gia đấu thầu, nếu không họ sẽ rất lúng túng và hoang mang”, ông Quang cho hay.

Về phía Bộ Y tế, đại diện Cục Quản lý Dược cho biết, đơn vị này sẽ đề xuất, tham mưu lãnh đạo Bộ Y tế và các đơn vị liên quan để chỉ đạo giải quyết đúng các vướng mắc, khó khăn trong thực trạng thiếu thuốc, vật tư y tế hiện nay. Trước đó, Cục đã gửi văn bản hỏa tốc cho các sở y tế và bệnh viện, yêu cầu báo cáo nguyên nhân thiếu thuốc, song hiện chưa nhận được báo cáo từ địa phương nào.

Theo đại diện này, gần đây Cục Quản lý Dược đã ban hành danh mục gia hạn hơn 6.200 giấy đăng ký lưu hành thuốc. Đây là động thái mới nhất từ Bộ Y tế liên quan đến vấn đề cung ứng thuốc men, trong bối cảnh nhiều tỉnh, thành thiếu thuốc điều trị trong danh mục bảo hiểm y tế cho người bệnh, ví dụ thuốc ung thư, một số vật tư như đinh, nẹp, stent. Tình trạng này diễn ra nhiều tháng nay và ngày càng căng thẳng, ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh, thậm chí cả sinh mạng người bệnh, nên rất cần có giải pháp tháo gỡ ngay.

Khẩn trương sửa đổi, bổ sung quy định về đấu thầu mua sắm công

Đối với lĩnh vực tài chính, Quốc hội yêu cầu khẩn trương ban hành đầy đủ các văn bản để thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; sớm phê duyệt và triển khai đề án huy động nguồn lực cho Chương trình.

Bên cạnh đó cần khẩn trương sửa đổi, bổ sung các quy định về mua sắm tập trung, đấu thầu mua sắm công, tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc tuân thủ quy định của pháp luật trong mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Cùng với đó phải rà soát, sửa đổi các quy định về điều kiện chào bán trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, điều kiện về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, các biện pháp bảo vệ nhà đầu tư, đặc biệt là cá nhà đầu tư nhỏ lẻ, yếu thế và chế tài xử phạt; thiết lập thị trường giao dịch tập trung đối với trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ nhằm tăng tính công khai, minh bạch của thị trường.

Triển khai quyết liệt Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội...

“Tập trung xây dựng, phê duyệt, triển khai các Đề án cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém, đến năm 2025, xử lý cơ bản các ngân hàng, tổ chức tín dụng yếu kém, đặc biệt không để phát sinh ngân hàng yếu kém mới” - nghị quyết nêu rõ, đồng thời yêu cầu đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng phát triển các sản phẩm cho vay an toàn, hiệu quả.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

TPHCM: Cấp thiết lập trung tâm mua sắm thiết bị y tế và thuốc

nguyễn ly |

TPHCM - Thành phố đang rơi vào tình trạng thiếu thuốc và thiết bị y tế cục bộ ở một số cơ sở y tế công để phục vụ người dân. Còn nhiều cơ sở y tế thì chậm trễ hoặc ngần ngại trong việc đấu thầu mua sắm trang thiết bị, thuốc vì lo sợ trách nhiệm và vi phạm pháp luật, nhất là sau hàng loạt vụ việc vi phạm ở một số cơ sở y tế bị điều tra.

Bệnh viện sợ sai, ngại đấu thầu, mua sắm thuốc, thiết bị y tế: Người bệnh gánh hậu quả

NHÓM PV |

“Cơn khát” thiếu thuốc điều trị, thiếu vật tư y tế đang lan tràn tại nhiều bệnh viện, từ tuyến tỉnh, thành phố cho tới Trung ương. Theo ghi nhận của phóng viên Báo Lao Động, hậu quả của điều tưởng chừng “vô lý” này lại đổ hết lên người bệnh đang phải ngày đêm chống chọi với bệnh tật. Trong khi đó, không một lãnh đạo bệnh viện nào dám lên tiếng, hay có hành động cụ thể để giải quyết vì... sợ sai.

Khẩn trương ban hành kết luận thanh tra việc mua sắm trang thiết bị y tế

Vương Trần |

Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương ban hành kết luận thanh tra việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí, việc mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Thiếu thuốc, thiết bị y tế: Nhiều gói thầu mua sắm "đóng băng" ở Bộ Y tế?

Nhóm PV |

Có sai phạm là phải xử lý nhưng không vì những sai phạm, không vì hàng loạt cán bộ, lãnh đạo bị vướng vào vòng lao lý mà làm ảnh hưởng đến hệ thống y tế. Theo đại biểu Quốc hội, hiện có nhiều gói thầu mua sắm bị "đóng băng" ở Bộ Y tế, không ai dám xét duyệt dẫn đến việc thiếu thuốc, trang thiết bị y tế.

Muôn vàn lý do của doanh nghiệp chậm trả gốc lãi trái phiếu gửi về HNX

Đức Mạnh |

Chưa thu xếp được nguồn tiền thanh toán, do nhà đầu tư ở nước ngoài, lỗi kỹ thuật chuyển tiền... là những lý do mà doanh nghiệp phản hồi HNX về chậm trả gốc, lãi trái phiếu.

Kiểm soát vi phạm nồng độ cồn Hà Nội: Tài xế nữ cũng không bỏ qua

PHẠM ĐÔNG |

Trong quá trình kiểm tra nồng độ cồn, ngoài các nam tài xế bị kiểm tra, xử phạt, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội cũng rà soát nhiều trường hợp tài xế là nữ điều khiển phương tiện cơ giới.

Kho báu dược liệu khổng lồ ở Đắk Nông chưa được khai thác

Phan Tuấn |

Đắk Nông đang sở hữu những kho báu rất lớn về cây dược liệu ở dưới tán rừng tự nhiên.Thế nhưng, hiện nay, hầu hết các kho báu dược liệu quý giá chưa được chủ rừng khai thác, phát huy giá trị hiệu quả.

Bài học từ thế giới không tiền mặt của Thụy Điển

Thanh Hà |

Trong khảo sát gần đây, rất ít người Thụy Điển cho biết đã sử dụng tiền mặt trong 30 ngày trước đó và có tới 95% người từ 15-65 tuổi có ứng dụng thanh toán di động trong điện thoại.

TPHCM: Cấp thiết lập trung tâm mua sắm thiết bị y tế và thuốc

nguyễn ly |

TPHCM - Thành phố đang rơi vào tình trạng thiếu thuốc và thiết bị y tế cục bộ ở một số cơ sở y tế công để phục vụ người dân. Còn nhiều cơ sở y tế thì chậm trễ hoặc ngần ngại trong việc đấu thầu mua sắm trang thiết bị, thuốc vì lo sợ trách nhiệm và vi phạm pháp luật, nhất là sau hàng loạt vụ việc vi phạm ở một số cơ sở y tế bị điều tra.

Bệnh viện sợ sai, ngại đấu thầu, mua sắm thuốc, thiết bị y tế: Người bệnh gánh hậu quả

NHÓM PV |

“Cơn khát” thiếu thuốc điều trị, thiếu vật tư y tế đang lan tràn tại nhiều bệnh viện, từ tuyến tỉnh, thành phố cho tới Trung ương. Theo ghi nhận của phóng viên Báo Lao Động, hậu quả của điều tưởng chừng “vô lý” này lại đổ hết lên người bệnh đang phải ngày đêm chống chọi với bệnh tật. Trong khi đó, không một lãnh đạo bệnh viện nào dám lên tiếng, hay có hành động cụ thể để giải quyết vì... sợ sai.

Khẩn trương ban hành kết luận thanh tra việc mua sắm trang thiết bị y tế

Vương Trần |

Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương ban hành kết luận thanh tra việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí, việc mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Thiếu thuốc, thiết bị y tế: Nhiều gói thầu mua sắm "đóng băng" ở Bộ Y tế?

Nhóm PV |

Có sai phạm là phải xử lý nhưng không vì những sai phạm, không vì hàng loạt cán bộ, lãnh đạo bị vướng vào vòng lao lý mà làm ảnh hưởng đến hệ thống y tế. Theo đại biểu Quốc hội, hiện có nhiều gói thầu mua sắm bị "đóng băng" ở Bộ Y tế, không ai dám xét duyệt dẫn đến việc thiếu thuốc, trang thiết bị y tế.