Con tôm, cây lúa miền Tây nhộn nhịp vào mùa lễ hội

ĐẠT PHAN |

Tối 10.12, tỉnh Cà Mau chính thức khai mạc Festival Tôm Cà Mau năm 2023. Chỉ 2 ngày sau, tối 12.12, tỉnh Hậu Giang cũng sẽ khai mạc Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam. Không lâu sau đó, tỉnh Đồng Tháp cũng khai mạc Festival Hoa kiểng Sa Đéc lần đầu tiên. Tất cả đều hướng đến tạo sự nhận diện, xây dựng thương hiệu để tiếp cận thị trường và tôn vinh những người làm ra nông sản.

Tôm - lúa - hoa cùng vào mùa lễ hội

Ngày 10.12, cả Festival Tôm Cà Mau và Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam tại Hậu Giang đã sẵn sàng đón khách.

Không gian triển lãm, thương mại ngành tôm và sản phẩm OCOP tại Cà Mau có khoảng 400 gian hàng với hoạt động trưng bày các mô hình, công nghệ sản xuất giống; công nghệ, thiết bị hỗ trợ quản lý ao nuôi; công nghệ chế biến thuỷ sản; sản phẩm tôm chế biến, đặc sản tươi sống kết hợp với khu vực phục vụ ẩm thực từ các nhà hàng nổi tiếng của tỉnh Cà Mau.

Ngoài ra, trong khuôn khổ Festival còn tổ chức nhiều diễn đàn, hội nghị, hội thảo, hội thi như: Diễn đàn Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch; Hội nghị kết nối giao thương sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL và chuỗi các hội thảo chuyên đề ngành tôm; các hội thi sản phẩm OCOP…

Bên cạnh đó, Ngày hội "Ấm thực thủy sản Cà Mau" sẽ mời các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực ẩm thực có thương hiệu trong tỉnh và mời các đầu bếp nổi tiếng ở các nơi về chế biến các món ăn từ nguyên liệu, đặc sản trong tỉnh để phục vụ khách tham quan.

Tại Hậu Giang, ông Đồng Văn Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh - chia sẻ: Đây là lần đầu tiên Festival lúa gạo Việt Nam được nâng tầm là Festival quốc tế. Hiện đã có 200 chuyên gia, khách quốc tế thuộc 39 quốc gia, vùng lãnh thổ đăng ký tham dự sự kiện. Có khoảng 14 cơ quan báo chí nước ngoài đăng ký tham dự.

Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cho biết thêm, tại Festival lần này, sẽ chính thức công bố phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu hécta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”. Từ đó truyền đi thông điệp, cam kết của Chính phủ Việt Nam về giảm phát thải khí nhà kính được Thủ tướng công bố tại Hội nghị COP26.

Trước đó, ngày 8.12, tỉnh Đồng Tháp cũng họp báo cung cấp thông tin về việc tổ chức Festival Hoa kiểng Sa Đéc lần thứ nhất năm 2023 với chủ đề “Tình đất - Tình hoa”, được tổ chức tại TP Sa Đéc từ ngày 30.12 - 5.1.2024.

Sự kiện được kỳ vọng sẽ trở thành lễ hội văn hóa, du lịch, là dịp để xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, qua đó nâng cao hơn nữa giá trị hoa kiểng Sa Đéc và nghề trồng hoa kiểng tại thành phố Sa Đéc.

Ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ NNPTNT - nhận định: Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo 2023 được tổ chức tại Hậu Giang không chỉ là niềm tự hào của tỉnh mà còn là niềm tự hào của ngành nông nghiệp khi đây là sự kiện quy mô, tầm cỡ nhất trong suốt hành trình 14 năm kể từ khi Festival lúa gạo lần thứ nhất được tổ chức vào năm 2009. Đây cũng là sự kiện đánh dấu sự “chuyển mình” của ngành hàng lúa gạo từ giá bán thấp sang lúa gạo chất lượng cao, nâng cao chuỗi giá trị trong sản xuất lúa gạo, từng bước hướng đến sản xuất lúa hữu cơ, lấy tăng trưởng xanh làm nền tảng... Bộ trưởng nhấn mạnh: Festival lúa gạo tại tỉnh Hậu Giang sắp tới là cơ hội để “bán hình ảnh” chứ không phải chỉ tìm đối tác, khách hàng để “bán hạt gạo”. Bộ trưởng kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp chung tay giới thiệu những gì tinh túy, độc đáo, đặc trưng nhất của ngành hàng lúa gạo Việt Nam, từ đó giúp người nông dân gia tăng kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống.

Kỳ vọng từ hiệu ứng lan toả

Kết thúc Lễ hội xoài diễn ra từ ngày 28.4 - 1.5, tỉnh Đồng Tháp đón khoảng 150.000 lượt người đến tham quan, trải nghiệm các hoạt động tại đây. Điều này không chỉ quảng bá hình ảnh địa phương mà quan trọng hơn là dịp để khách tận tay nếm những trái xoài Cao Lãnh chính hiệu để cảm nhận.

Nói về Lễ hội Xoài, Bộ trưởng NNPTNT nhấn mạnh: “Chúng ta không phải bán trái xoài mà phải đóng gói trái xoài. Một sản phẩm bao gồm cái hữu hình là trái xoài, cái vô hình là hình ảnh người nông dân với tinh thần, thái độ, niềm tin, chữ tín, lạc quan, ham học hỏi, tiếp thu kiến thức mới".

Trước đó, cuối năm 2022, sau Ngày hội cua Cà Mau, giá cua biển ở địa phương này liên tục tăng. Vào những ngày Tết Quý Mão 2023, có thời điểm thương lái đến tận vuông thu mua cua gạch với giá trên 1 triệu đồng/kg.

Ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau, đánh giá: Việc tổ chức thành công Ngày hội Cua đã tạo được cú hích cho ngành du lịch, đồng thời góp phần nâng cao giá trị con cua thương phẩm, giúp hộ nuôi có lợi nhuận cao hơn. Cùng thời gian này, Lễ hội cá tra do tỉnh Đồng Tháp tổ chức cũng tạo được tiếng vang lớn trên thị trường nông sản.

Trước thềm Festival Tôm Cà Mau, ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh - chia sẻ: "Với sự kiện này, chúng ta kỳ vọng nâng cao giá trị gia tăng cho ngành hàng tôm Việt Nam, trong đó có tỉnh Cà Mau. Thông qua các diễn đàn xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch… sẽ có thêm nhiều nhà đầu tư quan tâm đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, không chỉ đối với ngành tôm mà trên các lĩnh vực khác".

Còn với Festival Hoa kiểng lần đầu tiên, bên cạnh trưng bày, giới thiệu các sản phẩm của làng hoa trên 300 năm tuổi, tỉnh Đồng Tháp còn tổ chức Tôn vinh Người trồng hoa kiểng Sa Đéc, tái hiện các làng nghề truyền thống… đáp ứng trải nghiệm 4 tuyến du lịch mới được mở và kỳ vọng sẽ thu hút khách.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan gợi ý lấy phim “Đất rừng phương Nam” quảng bá hình ảnh Cà Mau

Tại buổi làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau, ngày 9.12, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan có gợi ý Cà Mau phải chăng nên lấy phim ảnh “Đất rừng phương Nam” để quảng bá hình ảnh của tỉnh.

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, Cà Mau hiện nay là tỉnh luôn tiên phong trong những mô hình nông nghiệp mới từ thích ứng với biến đổi khí hậu, tôm-lúa, tôm-rừng, du lịch nông nghiệp… đã tạo ra sự khác biệt rất lớn và còn là dư địa để tích hợp các giá trị nhằm tạo ra giá trị lớn hơn, cao hơn, gắn sản xuất với thị trường theo tư duy kinh tế. Theo Bộ trưởng, Cà Mau không chỉ có Đất Mũi mà còn có Vườn quốc gia U Minh Hạ.

“Mỗi lần tôi đi Cà Mau về đều ám ảnh hình ảnh con tôm sống dưới tán rừng đước quá đẹp, quá xúc cảm” - Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ.

Ông Lê Minh Hoan gợi ý: “Gần đây, tỉnh Phú Yên quảng bá hình ảnh của tỉnh bằng bộ phim “Hoa vàng trên cỏ xanh” thì tại sao Cà Mau không lấy “Đất rừng phương Nam” để nói lên sức sống mãnh liệt của người Cà Mau và thiên nhiên kỳ thú rất đặc biệt của Cà Mau”. Nhật Hồ

Người nuôi, nhà máy đặt kỳ vọng vào Festival tôm Cà Mau

Năm 2023, lần đầu tiên Festival tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long 2023 được tỉnh Cà Mau tổ chức.

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long 2023 là cơ hội mở để tỉnh Cà Mau quảng bá, giới thiệu các sản phẩm, mô hình, kinh nghiệm tiên tiến và kết nối người sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu tôm.

Ông Huỳnh Xuân Diện - Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nuôi tôm năng suất cao Tân Hưng, xã Tân Hưng, huyện Cái Nước - cho biết: “Tại sự kiện lần này, phía HTX đã đăng ký 2 gian hàng để trưng bày, giới thiệu những kỹ thuật mới trong nuôi tôm tại không gian trưng bày triển lãm, thương mại ngành tôm và sản phẩm OCOP. Qua đó, góp phần nâng cao giá trị con tôm Cà Mau, tạo nguồn thu nhập ổn định các hộ nuôi tôm trong HTX”.

Theo chị Đỗ Hồng Hoa, Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX Nuôi trồng thủy sản Hồng Hoa, xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi: “Thông qua sự kiện lần này, HTX mong muốn được giới thiệu các vùng tôm nguyên liệu của mình và tiếp cận thêm các thị trường mới để tiêu thụ sản phẩm OCOP, nâng cao thu nhập, đời sống của các thành viên trong HTX”.

Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Thủy sản Thuận Thành, xã Lý Văn Lâm, thành phố Cà Mau Võ Tuấn Thành, cho hay: “Tôi thấy đây là cơ hội lớn góp phần giúp doanh nghiệp định hướng, phát triển bền vững thương hiệu trong xu thế thời hội nhập”.

Giám đốc Sở NNPTNT Cà Mau Phan Hoàng Vũ cho biết: Thông qua Festival tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long 2023, tỉnh Cà Mau mong muốn quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh về kinh tế, văn hóa, du lịch và triển vọng phát triển bền vững. Qua đó, góp phần nâng cao uy tín, vị thế con tôm Cà Mau trên thị trường trong và ngoài nước.

Nhiều hoạt động xúc tiến du lịch, xúc tiến đầu tư, ký kết tiêu thụ sản phẩm; kết nối ngành hàng tôm xuất khẩu… sẽ được diễn ra tại lễ hội.

Ông Nguyễn Văn Hôn, Giám đốc khu du lịch Hoàng Hôn hy vọng sau Festival, du khách sẽ biết đến Đất Mũi và tỉnh Cà Mau nhiều hơn. Doanh nghiệp chúng tôi sẽ làm ăn được hơn.

Ông Huỳnh Quốc Việt - Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau - cho rằng, đây là dịp để người Cà Mau thể hiện chính mình. Nhật Hồ

ĐẠT PHAN
TIN LIÊN QUAN

Con tôm không chỉ là kinh tế mà gắn liền văn hóa của người dân Cà Mau

NHẬT HỒ |

Cà Mau lần đầu tiên tổ chức sự kiện Festival tôm Cà Mau và Diễn đàn Kết nối Sản phẩm OCOP Đồng bằng Sông Cửu Long 2023 được tổ chức với chủ đề “Festival Tôm Cà Mau 2023 - Tự hào Thương hiệu Việt”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân trả lời báo chí xung quanh sự kiện này.

Gỡ khó cho con tôm thời rớt giá

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu- Trong bối cảnh con tôm nước lợ đang rớt giá thảm hại, ngày 21.7, tại tỉnh Bạc Liêu diễn ra hội thảo “Giải pháp môi trường phát triển bền vững ngành tôm”.

Giá giảm liên tục, con tôm Tiền Giang khó chồng khó

THÀNH NHÂN |

Theo dự báo, việc xuất khẩu tôm của tỉnh Tiền Giang trong thời gian tới còn khó khăn. Mặc dù biết doanh nghiệp, người nuôi tôm đang gặp khó nhưng địa phương chưa có nguồn vốn để can thiệp, hỗ trợ.

Việt Nam - Trung Quốc kiên trì phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt

Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Hoa - Viện Nghiên cứu Trung Quốc (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) |

Tháng 2.1999, Tổng Bí thư hai Đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc đã xác định phương châm 16 chữ phát triển quan hệ hai nước trong thế kỷ 21 là “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. Đây được coi là phương châm chỉ đạo nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước bước sang một giai đoạn phát triển mới trong thế kỷ 21. Từ đó đến nay, quan hệ Việt Nam và Trung Quốc đã được thúc đẩy và phát triển toàn diện dưới sự chỉ đạo, định hướng của phương châm này.

Lạc trong ma trận hoa quả nhập khẩu giá rẻ

Thu Giang - Anh Huy |

Được quảng cáo là hoa quả ngoại, hàng nhập khẩu 100%, thế nhưng nhiều loại trái cây đang được bày bán tràn lan ở các khu chợ dân sinh Hà Nội dịp cận Tết, nhưng không rõ nguồn gốc, khiến không ít người tiêu dùng hoang mang.

Vướng mắc trong việc thu hồi "đất vàng" để xây trường học tại Hà Nội

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Trong tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 14, HĐND TP, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội cho biết, cử tri đề nghị xem xét thu hồi 3 khu đất vàng tại quận Hai Bà Trưng đang được sử dụng lãng phí để làm trường học.

Làn sóng tháo chạy khỏi mặt bằng đắc địa dịp cuối năm

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Trái ngược với hình ảnh buôn bán tấp nập dịp cuối năm, hàng loạt cửa hàng ở khu vực trung tâm, vị trí đắc địa tại Thủ đô lại đóng cửa, xu hướng trả mặt bằng chưa có dấu hiệu dừng lại.

Mở cơ chế để phát triển ga liên vận quốc tế

Hiếu Anh |

Ngành đường sắt Việt Nam đang tích cực tham gia liên vận quốc tế, nhưng cơ chế hiện hành vẫn chưa “cởi trói” cho vận chuyển quốc tế ngành đường sắt.

Con tôm không chỉ là kinh tế mà gắn liền văn hóa của người dân Cà Mau

NHẬT HỒ |

Cà Mau lần đầu tiên tổ chức sự kiện Festival tôm Cà Mau và Diễn đàn Kết nối Sản phẩm OCOP Đồng bằng Sông Cửu Long 2023 được tổ chức với chủ đề “Festival Tôm Cà Mau 2023 - Tự hào Thương hiệu Việt”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân trả lời báo chí xung quanh sự kiện này.

Gỡ khó cho con tôm thời rớt giá

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu- Trong bối cảnh con tôm nước lợ đang rớt giá thảm hại, ngày 21.7, tại tỉnh Bạc Liêu diễn ra hội thảo “Giải pháp môi trường phát triển bền vững ngành tôm”.

Giá giảm liên tục, con tôm Tiền Giang khó chồng khó

THÀNH NHÂN |

Theo dự báo, việc xuất khẩu tôm của tỉnh Tiền Giang trong thời gian tới còn khó khăn. Mặc dù biết doanh nghiệp, người nuôi tôm đang gặp khó nhưng địa phương chưa có nguồn vốn để can thiệp, hỗ trợ.