Việt Nam - Trung Quốc kiên trì phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt

Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Hoa - Viện Nghiên cứu Trung Quốc (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) |

Tháng 2.1999, Tổng Bí thư hai Đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc đã xác định phương châm 16 chữ phát triển quan hệ hai nước trong thế kỷ 21 là “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. Đây được coi là phương châm chỉ đạo nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước bước sang một giai đoạn phát triển mới trong thế kỷ 21. Từ đó đến nay, quan hệ Việt Nam và Trung Quốc đã được thúc đẩy và phát triển toàn diện dưới sự chỉ đạo, định hướng của phương châm này.

Những dấu mốc quan trọng

Dưới sự chỉ đạo của phương châm 16 chữ, năm 1999 và năm 2000, hai nước đã ký kết Hiệp định phân định biên giới trên đất liền và Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ, giải quyết xong hai trong ba vấn đề liên quan đến biên giới lãnh thổ. Năm 2008, hai nước đã hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên toàn tuyến biên giới Việt - Trung, thực hiện mục tiêu xây dựng đường biên giới Việt - Trung thành biên giới hòa bình và hữu nghị, góp phần tạo môi trường hòa bình ổn định đối với sự phát triển của mỗi nước.

Năm 2002, lãnh đạo hai nước đã đưa ra mục tiêu hướng tới của quan hệ hai nước và nhân dân hai nước là “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” (sau gọi là tinh thần 4 tốt).

Năm 2008 hai nước đã nâng cấp thành quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Trung Quốc là nước đầu tiên mà Việt Nam xây dựng quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, còn Việt Nam cũng là nước Đông Nam Á đầu tiên mà Trung Quốc thiết lập khuôn khổ quan hệ này. Việc nâng cấp quan hệ đã tạo một khung khổ hợp tác quan trọng để quan hệ hai nước bước vào giai đoạn phát triển mới.

Láng giềng hữu nghị

Mối quan hệ hữu nghị đã được củng cố và tăng cường thông qua các chuyến thăm chính thức, các cuộc tiếp xúc của lãnh đạo cấp cao cũng như của các Bộ, ban ngành Đảng, Chính phủ và giữa các địa phương. Các chuyến thăm cấp cao đã trở thành truyền thống và có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của quan hệ hai nước. Có thể nói, Trung Quốc là nước mà lãnh đạo cấp cao Việt Nam có nhiều chuyến thăm nhất.

Nhân chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng năm 2022, hai bên tiếp tục khẳng định những điểm quan trọng liên quan đến quan hệ hai nước, đó là: Kiên trì phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt, củng cố tình hữu nghị truyền thống, tăng cường chia sẻ chiến lược, tăng cường sự tin cậy chính trị, quản lý tốt khác biệt.

Hai nước đã thiết lập được gần 60 cơ chế giao lưu, hợp tác từ Trung ương tới địa phương, liên quan gần như tất cả các lĩnh vực như Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương, Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt - Trung, Ðối thoại an ninh chiến lược, Ðối thoại chiến lược quốc phòng...

Hợp tác toàn diện

Tính toàn diện của hợp tác giữa Việt Nam - Trung Quốc thể hiện ở cấp độ hợp tác gồm cấp Trung ương/Chính phủ và cấp địa phương; chủ thể tham gia gồm bộ ngành, các hiệp hội, tổ chức, doanh nghiệp, người dân; lĩnh vực hợp tác bao trùm từ ngoại giao, quốc phòng, an ninh đến kinh tế, văn hóa... Trong đó, kinh tế thương mại là một trong những lĩnh vực hợp tác được mở ra đầu tiên sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ và là lĩnh vực hợp tác đạt được thành quả nổi bật.

Về thương mại, sau 15 năm thiết lập quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đã tăng gần 9 lần (từ 20,8 tỉ USD lên 175,5 tỉ USD). Trong vài năm qua, mức độ mở cửa thị trường của Trung Quốc đối với một số loại hoa quả của Việt Nam đã tăng lên, từng bước khắc phục tình trạng hàng nông sản của Việt Nam xuất sang Trung Quốc chủ yếu qua thương mại tiểu ngạch rủi ro cao và không ổn định.

Về đầu tư, sau 15 năm (2008 - 2023), đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam đã có sự cải thiện rõ rệt về thứ bậc. Trong 9 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc đã đầu tư 2,92 tỉ USD vào Việt Nam, đứng thứ hai sau Singapore về khối lượng đầu tư.

Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc năm 2022 nhân chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: “Việc lãnh đạo cao nhất của hai Đảng duy trì trao đổi thường xuyên, định hướng, dẫn dắt quan hệ Việt Nam - Trung Quốc có vai trò định hướng chiến lược quan trọng đối với sự phát triển của quan hệ hai Đảng, hai nước”. Vì vậy, chuyến thăm chính thức Việt Nam sau 7 năm kể từ năm 2017 của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là một sự kiện vô cùng quan trọng trong quan hệ hai nước. Đây là dịp để lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước đi sâu trao đổi ý kiến về quan hệ song phương và các vấn đề quốc tế, khu vực; đưa ra phương hướng, nhận thức chung quan trọng mang tính chỉ đạo nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung trong tình hình mới hiện nay.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Hoa - Viện Nghiên cứu Trung Quốc (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam)
TIN LIÊN QUAN

Con thuyền hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc chắc chắn sẽ thành công hơn

Khánh Minh |

Nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hãng Tân Hoa Xã đăng bài xã luận khẳng định, con thuyền hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc chắc chắn sẽ hướng tới thành công to lớn hơn.

Việt Nam-Trung Quốc thực hiện toàn diện nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao

Thanh Hà |

Nhà báo Trung Quốc Ngụy Vi cho rằng, kể từ sau chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cuối năm 2022, nhận thức chung đạt được giữa lãnh đạo Việt Nam - Trung Quốc đã được thực hiện toàn diện.

Làn gió mới cho quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Hà Liên thực hiện |

Chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong các ngày 30.10 - 1.11.2022 hết sức thành công và có ý nghĩa lịch sử trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Một năm kể từ chuyến thăm đó, quan hệ hai nước như có làn gió mới.

Thành lập thị xã Việt Yên ở Bắc Giang và thị trấn Hậu Hiền ở Thanh Hóa

PHẠM ĐÔNG |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua nghị quyết về sắp xếp một số đơn vị hành chính thuộc Bắc Giang và Thanh Hóa.

Trên đại công trường xây dựng sân vận động lớn nhất Thái Nguyên

Nguyễn Tùng |

Sau hơn 1 năm khởi công, sân vận động lớn nhất Thái Nguyên được thiết kế theo tiêu chuẩn sân bóng quốc tế với quy mô 22.000 chỗ ngồi đang dần hình thành.

Công nhân mất việc ngày cuối năm với nỗi lo mất Tết

Minh Hà - Hoàng Xuyến |

Với người lao động, bị mất việc vào thời điểm năm hết, Tết đến là sự khó khăn không gì đong đếm được. Mất việc, gánh nặng cơm áo càng nặng trĩu hơn.

Vụ hài cốt trong bể chứa ở Hải Phòng, người mẹ kể lại thời điểm con gái mất tích 13 năm trước

Hoàng Khôi |

Ngày 12.12, nhiều thông tin lan truyền về bộ hài cốt phát hiện trong bể chứa ở xã Lại Xuân (Thuỷ Nguyên, Hải Phòng) là của chị T., người phụ nữ bị mất tích cách đây hơn 13 năm. Mặc dù chưa có kết luận của cơ quan chức năng, nhưng mẹ chị T. tin đã tìm được con mình sau nhiều năm trời tìm kiếm.

Phân chia tài sản chung của vợ chồng trong vụ án tham nhũng, kinh tế để thi hành án

Vương Trần |

Bộ Tư pháp đề xuất, đối với các vụ án tham nhũng, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tài sản chung của vợ chồng sẽ được xác định mỗi người 1/2 giá trị, nếu không đồng ý thì khởi kiện để phân chia tài sản chung.

Con thuyền hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc chắc chắn sẽ thành công hơn

Khánh Minh |

Nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hãng Tân Hoa Xã đăng bài xã luận khẳng định, con thuyền hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc chắc chắn sẽ hướng tới thành công to lớn hơn.

Việt Nam-Trung Quốc thực hiện toàn diện nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao

Thanh Hà |

Nhà báo Trung Quốc Ngụy Vi cho rằng, kể từ sau chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cuối năm 2022, nhận thức chung đạt được giữa lãnh đạo Việt Nam - Trung Quốc đã được thực hiện toàn diện.

Làn gió mới cho quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Hà Liên thực hiện |

Chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong các ngày 30.10 - 1.11.2022 hết sức thành công và có ý nghĩa lịch sử trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Một năm kể từ chuyến thăm đó, quan hệ hai nước như có làn gió mới.