Ồ ạt trả mặt bằng và cuộc tháo chạy của loạt thương hiệu

NGỌC LÊ |

Hàng loạt cửa hàng ở khu vực trung tâm, vị trí đắc địa tại TP Hồ Chí Minh đóng cửa, xu hướng trả mặt bằng chưa có dấu hiệu dừng lại. Theo đánh giá của các doanh nghiệp và chuyên gia, lí do dẫn đến tình trạng này là kinh doanh không còn hiệu quả, kinh tế khó khăn.

Loạt thương hiệu rút lui khỏi trung tâm thành phố

Mới đây tại TP Hồ Chí Minh, “ông lớn” chuỗi cà phê Nhật Bản %Arabica đã trả mặt bằng cửa hàng thứ 2 tại Diamond Plaza. Đáng chú ý, cửa hàng %Arabica thứ 2 này đã được thi công từ lâu nhưng chưa mở cửa đón khách thì thương hiệu này đã chuyển hướng sang một địa điểm khác.

Theo đại diện của %Arabica, kể từ khi mở cửa hàng đầu tiên tại chung cư 42 Nguyễn Huệ, Quận 1, họ đã nhận được nhiều phản hồi từ khách hàng với cửa hàng này. Cuối cùng, doanh nghiệp phải đưa ra quyết định khó khăn là không khai trương cửa hàng %Arabica Diamond Plaza như kế hoạch.

Trước đó, làn sóng trả mặt bằng đã lan tới nhiều khu vực ở trung tâm thành phố như: Bùi Viện, Lê Lợi, Hai Bà Trưng...

Tại khu vực nhà thờ Đức Bà, bưu điện thành phố từ trước đến nay luôn là khu vực có tỉ lệ lấp đầy mặt bằng rất cao, giá thuê thuộc nhóm đắt đỏ nhất TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, vào cuối tháng 4, loạt cửa hàng ăn uống, dịch vụ tại đây đều đã đóng cửa. Tương tự, từ cuối tháng 5 đến nay, khu vực Hồ Con Rùa (Quận 3) - nơi kinh doanh sầm uất của TP Hồ Chí Minh -  cũng chứng kiến nhiều cuộc rút lui của các thương hiệu F&B (loại hình dịch vụ kinh doanh ẩm thực, nhà hàng, ăn uống) như PhinDeli, SaiGon Casa, Passio, Chuk Chuk…

Theo đại diện các cửa hàng F&B, xu hướng của người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu ngày càng rõ. Họ phải tăng cường khuyến mãi, đa dạng hóa sản phẩm liên tục nhưng chỉ có nhóm hàng thiết yếu mới có sự tăng trưởng nhẹ, còn các nhóm hàng khác sức mua rất thấp.

Bà Trần Phạm Phương Quyên - Quản lý Bộ phận Cho thuê Bán lẻ Savills TP Hồ Chí Minh - cho rằng, với ngành F&B, vòng đời của một thương hiệu thường không quá dài. Các nhãn hàng luôn phải chủ động cải tiến, sáng tạo để mang đến trải nghiệm mới cho khách hàng thì mới có thể phát triển bền vững.

Kế hoạch rời bỏ những mặt bằng đắc địa này đã được các doanh nghiệp đưa ra từ lâu, tùy vào những thay đổi của tình hình kinh doanh cũng như chiến lược phát triển của một thương hiệu. Đối với một nhãn hàng, khi mô hình kinh doanh của họ chưa đạt được hiệu quả như mong đợi, việc đóng cửa các mặt bằng đắc địa là điều có thể nhìn thấy rõ.

Ngành hàng bán lẻ chật vật

Tình hình kinh tế khó khăn ảnh hưởng đến nhóm ngành bán lẻ. Nhiều doanh nghiệp bán lẻ ở TP Hồ Chí Minh đã trả mặt bằng để chuyển qua kênh bán hàng trực tuyến.

Hay đơn cử như thương hiệu trung tâm thương mại Parkson ở Việt Nam đang làm thủ tục phá sản. Tập đoàn bán lẻ đến từ Malaysia này cho rằng, kinh doanh thua lỗ kéo dài là lí do họ phải thu hẹp và chuyển đổi, đặc biệt là giai đoạn sau dịch COVID-19 đến nay.

Ông Trương Chí Thiện - Tổng Giám đốc Công ty thực phẩm Vĩnh Thành Đạt - thừa nhận, chưa bao giờ thị trường khó khăn như hiện nay. Trong nhiều giai đoạn khó khăn trước đây, trứng là loại thực phẩm thiết yếu và mức giá thấp, đáp ứng nhu cầu của hầu hết mọi gia đình. Tuy nhiên, hiện nay ước tính doanh số bán hàng giảm khoảng 20%. Trong đó, ế ẩm nhất là kênh tiêu thụ sỉ cho các doanh nghiệp chế biến hay suất ăn công nghiệp đã giảm lên đến 40 - 50%.

Đánh giá về thị trường trong thời gian tới, bà Trần Phạm Phương Quyên - Quản lý Bộ phận Cho thuê Bán lẻ Savills - nhận xét, các thương hiệu lớn vẫn đang tích cực mở rộng trước triển vọng tích cực của thị trường bán lẻ, tốc độ tăng trưởng dân số ổn định cũng như khả năng phục hồi của nền kinh tế. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cân nhắc kĩ các áp lực về chi phí để đảm bảo kế hoạch kinh doanh dài hạn.

Số liệu của Cục Thống kê TP Hồ Chí Minh cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 năm 2023 tiếp tục xu hướng giảm so với tháng trước với mức giảm 0,09% (tháng 4 giảm 0,11%; tháng 3 tăng 0,04%; tháng 2 tăng 0,33%; tháng 1 tăng 0,38%).

NGỌC LÊ
TIN LIÊN QUAN

Gần 87% mặt bằng được bàn giao, phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật Metro số 2

HỮU CHÁNH - ANH TÚ |

TP Hồ Chí Minh - Gần 87% mặt bằng sạch đã được bàn giao, phục vụ việc di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật để thi công dự án Metro số 2.

Người dân TPHCM tháo dỡ nhà, giao mặt bằng làm dự án Vành đai 3

MINH QUÂN |

TPHCM – Nhiều người dân ở huyện Hóc Môn tháo dỡ nhà để bàn giao mặt bằng cho dự án Vành đai 3 TPHCM, sẽ khởi công ngày 18.6.

Dự án Cảng hàng không Phan Thiết vướng mắc lớn nhất là giải phóng mặt bằng

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Dự án Cảng hàng không Phan Thiết khởi công từ cách đây hơn 8 năm, sau đó được Bộ GTVT phê duyệt từ 4C lên cấp 4E. Hiện các hạng mục quân sự trong sân bay đang được các đơn vị của quân đội thi công. Tuy nhiên, hạng mục dân dụng (hình thức BOT) vẫn còn nhiều khó khăn và vẫn chưa chọn được nhà đầu tư xây dựng mới để thay thế.

Grab Việt Nam có vốn góp 20 tỉ đồng, lỗ luỹ kế hơn 4.000 tỉ đồng

Quang Dân |

Tính đến cuối năm 2022, vốn góp của Grab Việt Nam vỏn vẹn 20 tỉ đồng, thế nhưng do doanh nghiệp đang gánh khoản lỗ luỹ kế xấp xỉ 4.037 tỉ đồng, khiến vốn chủ sở hữu tại ngày 31.12.2022 âm gần 4.017 tỉ đồng.

Cận cảnh người dân treo mình trên cáp tự chế vượt lũ dữ

Nguyễn Tùng - Kiên Nguyễn |

Thái Nguyên - Mặc dù phương án xây dựng cầu tràn qua suối Ngân Luộc đã có, nhưng trong lúc chờ đợi, người dân xóm Bình Sơn (xã Cúc Đường, Võ Nhai) vẫn nơm nớp lo sợ mỗi khi mùa mưa lũ về bởi mỗi ngày đều phải làm xiếc trên sợi cáp treo tự chế vượt suối đầy may rủi.

Cất bằng đại học, chọn làm công nhân để có việc làm ngay

Lương Hà |

Sau khi tốt nghiệp đại học, để có việc làm ngay với thu nhập hàng tháng và không phụ thuộc vào bố mẹ, nhiều người trẻ lựa chọn cất bằng, xin làm công nhân tại các khu công nghiệp ở Hải Dương.

Trung Quốc đột ngột giảm mua dầu của Nga

Khánh Minh |

Trung Quốc đột ngột giảm mua dầu của Nga trong tháng 6 sau khi đạt mức kỷ lục vào tháng 5.

Bóng đá Việt Nam với yếu tố cần cù và thông minh

TAM NGUYÊN |

Với bóng đá Việt Nam và đội tuyển quốc gia trong giai đoạn này, sự nâng tầm được đặt vào khía cạnh tư duy…

Gần 87% mặt bằng được bàn giao, phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật Metro số 2

HỮU CHÁNH - ANH TÚ |

TP Hồ Chí Minh - Gần 87% mặt bằng sạch đã được bàn giao, phục vụ việc di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật để thi công dự án Metro số 2.

Người dân TPHCM tháo dỡ nhà, giao mặt bằng làm dự án Vành đai 3

MINH QUÂN |

TPHCM – Nhiều người dân ở huyện Hóc Môn tháo dỡ nhà để bàn giao mặt bằng cho dự án Vành đai 3 TPHCM, sẽ khởi công ngày 18.6.

Dự án Cảng hàng không Phan Thiết vướng mắc lớn nhất là giải phóng mặt bằng

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Dự án Cảng hàng không Phan Thiết khởi công từ cách đây hơn 8 năm, sau đó được Bộ GTVT phê duyệt từ 4C lên cấp 4E. Hiện các hạng mục quân sự trong sân bay đang được các đơn vị của quân đội thi công. Tuy nhiên, hạng mục dân dụng (hình thức BOT) vẫn còn nhiều khó khăn và vẫn chưa chọn được nhà đầu tư xây dựng mới để thay thế.