Có cả mùa xuân

Truyện ngắn của Trương Thị Chung |

Bố ơi! Cây đào nhà mình năm nay nhiều nụ lắm!

- Bố ơi, hôm qua bà nội cho con đi chợ Tết cùng, vui ơi là vui!...

Con bé cứ thế khoe đủ điều với bố qua điện thoại. Hải chỉ biết lắng nghe và thốt lên “Thế à? Con gái bố sướng nhé!”. Một lúc, con bé đột nhiên dừng lại và hỏi, giọng phụng phịu buồn.

- Bố ơi! Tết này bố về không?

- Bố chưa về được con gái à!

- Thế bao giờ bố về?

- Xong nhiệm vụ bố sẽ về.

- Thế bao giờ bố xong nhiệm vụ ạ?

Mỗi lần bị con bé hỏi gặng, Hải đành phải cười trừ và đánh trống lảng sang chuyện khác, thường thì con bé sẽ bị cuốn theo câu chuyện của Hải, nhưng hôm nay, con bé có vẻ buồn thực sự, nó bảo “đã mấy Tết rồi bố chẳng có nhà!”.

Cũng may lúc đó, thằng anh chạy từ đâu đến giành điện thoại, hai đứa chạy lòng vòng quanh sân đứa nào cũng muốn nói chuyện với bố, chẳng chịu nhường nhau. Hải nghe lao xao trong điện thoại tiếng mẹ anh hỏi vợ “Tết năm nay tính gói bao nhiêu bánh chưng? Có đụng heo với nhà cô Bảy không? Quà ở đâu gửi về mà nhiều thế”. “Dạ quà của con em xa quê từ Sài Gòn gửi về tặng bà con mẹ ạ!”.

Liên còn bận tay với những thùng hàng quyên góp từ miền Nam gửi về tặng cho bà con dịp Tết. Mấy trận lũ lụt liên tiếp xảy ra nên người miền Trung quê Hải vất vả nhiều, mà thực ra cả nước cũng chịu nhiều ảnh hưởng do dịch bệnh COVID-19; với tình yêu thương giữa con người với nhau, người thành phố vẫn cùng nhau chung tay giúp đỡ miền Trung, Liên phải lo xong việc cấp phát quà cho bà con trong hôm nay để ngày mai còn kịp giao hoa cho khách.

Từ ngày Hải xin lên thành phố làm bảo vệ, đã hai cái Tết anh vắng nhà. Công ty vốn nghỉ Tết từ ngày hai mươi hai âm để cho công nhân ở xa kịp về quê đón Tết, thế nhưng với bảo vệ thì không thể nghỉ theo lịch cùng với công nhân được, nhất là những ngày Tết, công ty cần phải có người trực.

Năm đầu tiên lên thành phố, Hải xin ở lại trực Tết để được nhận lương gấp ba, gửi về cho vợ có thêm tiền ra Giêng đầu tháng Tư vào lứa lợn giống. Năm ngoái Hải phải trực để thằng Hiển về quê cưới vợ. Năm nay, Hải đã xin phép công ty cho Hải được nghỉ phép Tết đợt một để về quê, tức là nghỉ từ ngày hai mươi tám đến hết ngày mùng một Tết. Công ty cũng đã đồng ý, thế nhưng khi phòng nhân sự vừa đưa bản phân công xuống phòng họp, chưa kịp thông báo thì phải thay đổi, vì ở nhà thằng Hiển điện lên bảo mẹ Hiển ốm nặng, phải về gấp. Hải nghe xong quay về phòng trực mà lòng buồn rượi, nhưng biết làm sao được, mẹ đồng nghiệp ốm mà, phải nhường người ta chứ, ai chẳng có lúc ngặt nghèo, gia đình có chuyện này chuyện nọ. Phần Hải ở lại trực Tết công ty thì chẳng sao, mọi thứ được công ty và ông bà chủ công ty lo chu toàn cả, từ bánh, mứt, giò chả... đến hoa, trà các thứ. Hải chỉ thương vợ và các con Hải ở quê mong ngóng, Tết mà thiếu đi người thân thì coi như thiếu đi hết cả vậy. Chỉ nghĩ thế thôi mà lòng Hải thấy buồn quá! Ánh mắt Hải cứ hướng về phía cửa, ngoài kia phố xá náo nhiệt, phố chật ních người đi sắm Tết, bán buôn và những chiếc xe lam, xe thồ chở những chậu cúc, mai, đào... ngược xuôi lướt qua nhau. Hải ngẩn người nhìn hai chậu cúc trước cửa phòng bảo vệ, cô phụ bếp đi ngang qua chỗ chị tạp vụ, không quên hỏi “Tết về quê không em. Đã mua được vé chưa?” “Dạ được rồi chị ạ! May sáng nay em ra sớm vẫn còn vé xe giường nằm!”.

Hải gọi điện cho Liên thông báo Tết nay lại không về được, “ở nhà em nhớ mang bộ lư đồng trên bàn thờ bố đi đánh bóng lại nhé!”. Liên khẽ đáp “em biết rồi, năm nào em cũng mang đi đánh lại, anh không về mẹ và sắp nhỏ nhớ lắm, nhưng biết làm sao, công việc mà, thôi anh ráng ra Giêng xin công ty về nghỉ lâu hơn chút!”. Hải ừ rồi tắt máy vì Liên còn bận gói hàng để ship cho khách.

Từ ngày mua được cái điện thoại thông minh, Liên nhờ em gái lập cho cái facebook và chỉ cho cách bán hạng qua mạng, Tết năm nay Liên làm mứt gừng, bánh thuẫn, hành muối… đăng bán. Hai đứa con phụ mẹ đóng hàng, con em bảo với thằng anh, “anh em mình ráng làm giúp mẹ để Tết bố về, bố khen!”. Thương nhất là mỗi sáng, vừa thức dậy hai anh em giành nhau xé lịch, rồi xòe tay tính xem bao nhiêu ngày nữa là Tết, bao nhiêu ngày nữa bố về.

Sáng nay Liên vừa mua cho hai đứa nhỏ mỗi đứa một bộ quần áo và đôi dép mới. Chúng sung sướng cứ soạn ra soạn vào ngắm nghía mãi, thằng em thì lâu lâu lại bắt vạt áo lên lau đôi dép vì sợ bụi bám vào làm cũ dép, nhìn đến thương.

Hải bảo “bánh trái đừng sắm nhiều, công ty tặng quà Tết cho công nhân viên nhiều lắm, vài hôm nữa bác Tám về, sẽ gửi về cho mấy mẹ con”. Liên dạ “em bận quá nên cũng chưa sắm sửa gì!”.

Liên bán hoa, mấy tháng trước Liên trồng một vạt hoa hướng dương phía sau nhà, nhờ trời hoa lớn lên gặp thời tiết ấm, Liên cho ra chậu, trồng mỗi chậu năm cây, chậu bé thì ba cây, giờ bán cho lái buôn mỗi chậu từ năm mươi đến bảy mươi ngàn. Thế mà cũng có thêm được một khoản thu nhập. Liên tính, tiền bán hoa Liên sẽ thay cho mẹ chồng cái nệm mới, chứ cái nệm cũ đã xẹp lép, nằm đau lưng lắm. Còn nữa cũng đủ sắm sửa Tết nhất, tiền Hải gửi Liên dành dụm lại mai mốt Hải về vợ chồng sẽ gây dựng cái quán tạp hóa, phụ nhau bán buôn, chăm con, làm thêm vườn tược, chứ cứ đi làm ăn xa hương cầu thực mãi cũng vất vả.

- Chừng nào thằng Hải về con?

- Dạ năm nay anh ấy lại phải trực rồi mẹ ạ! Chắc phải ra Giêng!

- Ra Giêng thì còn gì là Tết!

- Mẹ đồng nghiệp anh ấy ốm đột xuất nên anh ấy phải trực thay mẹ ạ!

- Thôi thì biết làm sao được.

Hai đứa con Liên đứng đằng sau từ lúc nào, nghe được cuộc nói chuyện của bà nội và mẹ, biết bố không về, chúng òa lên khóc nức nở, đòi gọi điện cho bố. Sợ Hải sẽ buồn khi nghe tiếng con khóc nên Liên phải giấu điện thoại, mãi cô mới dỗ dành được hai đứa thôi khóc. Ấy nhưng mặt đứa nào cũng buồn thiu. Tối đó, hai đứa ngủ quên cả ăn tối, cũng may lúc chiều bà nội có mua cho mỗi đứa chiếc bánh bao lót dạ.

Sau khi xong nốt mẻ mứt gừng thì cũng khuya, Liên mệt lừ người, Tết nhất làm cho con người ta bận rộn nhiều hơn, làm hoài mà chẳng thấy hết việc, nhưng nốt hôm nay nữa là hàng hóa cũng đâu vào đó rồi, ngày mai Liên sẽ quay sang dọn dẹp nhà cửa, phải tháo hết chăn chiếu, mùng màn tranh thủ giặt giũ, chứ một hai hôm nữa lỡ mưa xuống, rồi phải nấu nồi nước lá bưởi mà lau lại nhà cửa cho thơm tho, ngoài vườn còn hai luống hướng dương, Liên không bán nữa, Liên sẽ vào chậu để chưng hẳn hai hàng trước sân cho rộn nhà. Hải không về được, nhà sẽ vắng, nhưng biết làm sao, cũng phải Tết thôi, ráng thêm vài năm nữa, có chút vốn rồi Hải sẽ về quê làm ăn, cả nhà sẽ chẳng xa nhau nữa. Liên nghĩ ngợi rồi dần chìm vào giấc ngủ. Ngoài trời, bấc vẫn đan vào cây cối, đất đai, mang cái Tết đến cận kề.

*

Thành phố ngày ba mươi đường phố vắng hẳn, các cửa hàng, quán xá đa số đã đóng cửa nghỉ Tết, gian hàng hoa bày bán trên vỉa hè trước cửa công ty Hải còn khá nhiều, cậu chủ bán hoa cố gắng chào mời người qua lại mong bán thêm được vài chậu cho những vị khách muộn, số còn lại cậu tính đến chiều nếu không bán được sẽ đem vào công viên đối diện chưng để Tết mọi người đến chơi cùng thưởng thức.

Hải đi tuần một vòng quanh khuôn viên công ty, kiểm tra các cầu dao điện kỹ lưỡng rồi quay trở về phòng trực, định gọi điện về quê xem ở nhà mấy mẹ con Liên đã chuẩn bị Tết đến đâu thì có tiếng gọi mở cổng.

- Thằng Hiển! Sao mày lên đây giờ này!

-Dạ, má em đỡ bệnh rồi, năm nay anh Hai em cũng về, nên em lên! Anh coi giờ có còn bắt được xe về không, chứ mấy cái Tết anh không về rồi, tội anh quá! Em báo cáo với giám đốc rồi, anh đừng lo.

Chỉ chờ có thế là Hải chạy vào phòng, cởi vội bộ đồ bảo vệ, vơ vội vài ba bộ áo quần nhét đại vào balô, nhưng giờ này thì làm gì còn xe về.

-Hay anh lấy Honda của em mà về, từ đây về tới nhà anh chắc cũng mất tầm sáu tiếng chạy xe!

-Vậy chú cho anh mượn nhé!

-Dạ, anh cứ lấy mà đi, cũng là do em nên anh mới bị động vậy...

-Được rồi, cảm ơn chú!

Hải về đến nhà khi Liên vừa soạn xong mâm cỗ giao thừa. Xa xa, vài bông pháo hoa đã bắt đầu bung nở trên nền trời, những chậu hướng dương rực rỡ trước sân. Giao thừa! Có cả mùa xuân ấm áp vừa chớm trong căn nhà nhỏ...

* Truyện ngắn dự thi Cuộc thi sáng tác về đề tài công nhân - công đoàn

Truyện ngắn của Trương Thị Chung
TIN LIÊN QUAN

Ấm áp mùa xuân nơi biên giới

Hoàng Bin |

Cận Tết, những cơn mưa phùn làm cho tiết trời ở huyện miền núi cao Nam Giang, tỉnh Quảng Nam se lạnh. Khi những món quà xuân từ đồng bằng chuyển tận tay bà con bản làng, giá rét của vùng biên cương xa xôi dường như được sưởi ấm.

Những người thầm lặng giữ gìn mùa xuân nơi biên cương tại Quảng Ninh

Đoàn Hưng |

Tết đang chuẩn bị gõ cửa, bà con bản mốc 13, xã Quảng Đức (huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh) háo hức chuẩn bị cho cái Tết thật đủ đầy, trọn vẹn. Góp sức vào bức tranh xuân dung dị ấy có vai trò không nhỏ của những già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng luôn đi đầu trong phát hiện và đấu tranh tố giác tội phạm.

Hơn 500 gia đình công nhân về quê ăn Tết trên Chuyến tàu mùa xuân

Anh Tú - Ngọc Ánh |

TPHCM - Với phương châm "tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết", tối ngày 4.2, Liên đoàn Lao động TPHCM đã tổ chức chương trình “Chuyến tàu mùa xuân”, đưa công nhân về quê, sum họp gia đình trong dịp Tết Giáp Thìn 2024.

Không bày bán nhưng vẫn nhận ship thịt thú rừng ở lễ hội chùa Hương

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Trước sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng, tình trạng bày bán thịt thú rừng tại lễ hội chùa Hương đã không còn diễn ra. Tuy vậy, vẫn có tiểu thương nhận ship "hàng rừng" từ khu vực động Hương Tích ra bến đò suối Yến.

Mới đầu năm, môi giới đã rao bán cắt lỗ chung cư tới hàng trăm triệu đồng

Tuyết Lan |

Đầu năm, nhiều môi giới bất động sản đăng tin rao bán chung cư cắt lỗ hàng trăm triệu đồng. Đáng chú ý, phân khúc chung cư từ nửa cuối năm 2023 đều ghi nhận tốc độ tăng giá cao, có căn hộ lãi đậm gần 1 tỉ đồng chỉ sau 2 năm.

Biển người đổ về trung tâm thương mại tối mùng 4 Tết Giáp Thìn

Nhật Minh |

Mùng 4 Tết Giáp Thìn (ngày 13.2), nhiều trung tâm thương mại mở cửa trở lại để phục vụ nhu cầu vui chơi, ăn uống của người dân. Vào giờ cao điểm, nhiều quán ăn tại đây rơi vào cảnh đông kín, quá tải khách hàng.

Người nước ngoài nói về “đặc quyền” đón Tết hai lần một năm ở Việt Nam

Ý Yên |

“Thật sự là một “đặc quyền” khi được đón năm mới hai lần một năm, với hai không khí và phong cách hoàn toàn khác biệt”, ông Franck Rodriguez, chia sẻ cảm nhận về Tết Nguyên đán.

Cháy chợ ở Hoà Bình mùng 4 Tết, nhiều ki-ốt, hàng hóa bị thiêu rụi

Minh Nguyễn |

Hoà Bình - Vụ cháy lớn vừa xảy ra tại chợ trung tâm huyện Yên Thủy khiến nhiều ki-ốt, hàng hóa của tiểu thương bị thiêu rụi.

Ấm áp mùa xuân nơi biên giới

Hoàng Bin |

Cận Tết, những cơn mưa phùn làm cho tiết trời ở huyện miền núi cao Nam Giang, tỉnh Quảng Nam se lạnh. Khi những món quà xuân từ đồng bằng chuyển tận tay bà con bản làng, giá rét của vùng biên cương xa xôi dường như được sưởi ấm.

Những người thầm lặng giữ gìn mùa xuân nơi biên cương tại Quảng Ninh

Đoàn Hưng |

Tết đang chuẩn bị gõ cửa, bà con bản mốc 13, xã Quảng Đức (huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh) háo hức chuẩn bị cho cái Tết thật đủ đầy, trọn vẹn. Góp sức vào bức tranh xuân dung dị ấy có vai trò không nhỏ của những già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng luôn đi đầu trong phát hiện và đấu tranh tố giác tội phạm.

Hơn 500 gia đình công nhân về quê ăn Tết trên Chuyến tàu mùa xuân

Anh Tú - Ngọc Ánh |

TPHCM - Với phương châm "tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết", tối ngày 4.2, Liên đoàn Lao động TPHCM đã tổ chức chương trình “Chuyến tàu mùa xuân”, đưa công nhân về quê, sum họp gia đình trong dịp Tết Giáp Thìn 2024.