Chưa có thêm nguồn hỗ trợ cho cô đỡ thôn bản vùng cao

Khánh Linh |

Sơn La - Cô đỡ thôn bản vùng cao mong muốn có thêm nguồn hỗ trợ để gắn bó với nghề.

Nhiều cô đỡ thôn bản bỏ nghề đi làm nghề khác

Thông tin từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) Sơn La, toàn tỉnh có 197 cô đỡ đã qua đào tạo, tuy nhiên hiện chỉ còn 119 cô hoạt động. Trong đó, 60 cô làm công tác kiêm nhiệm y tế thôn bản.

Lý giải nguyên nhân, bà Quàng Thị Quý - Trưởng khoa Chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng, CDC Sơn La - cho biết: "Trước đây, cô đỡ thôn bản không có phụ cấp, không có nguồn thu nhập để đảm bảo cuộc sống. Từ năm 2020 trở lại đây, các cô đỡ mới nhận được hỗ trợ của Quỹ thiện tâm, Tập đoàn VinGroup”.

 
Nhiều cô đỡ thôn bản bỏ nghề đã gây không ít khó khăn cho ngành Y tế trong việc theo dõi và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em. Ảnh: Khánh Linh

Theo bà Quý, những khó khăn chồng chất khiến nhiều cô đỡ phải bỏ nghề đi làm nghề khác. Điều này đã gây không ít khó khăn trong việc vận động các bà mẹ mang thai và nuôi con nhỏ đến các cơ sở y tế.

Mong muốn có thêm các nguồn hỗ trợ

Cũng theo đại diện CDC Sơn La, vùng cao Sơn La nói riêng và các tỉnh miền núi Tây Bắc nói chung, điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn. Đặc biệt, ở nhiều địa phương, đường từ trung tâm xã về bản cách hàng chục cây số và chủ yếu là đường đất.

Nói về giải pháp hỗ trợ cho y tế thôn bản, bà Quàng Thị Quý cho hay: “Hiện nay, vẫn chưa có giải pháp cụ thể để hỗ trợ kinh tế cho các cô đỡ. Ngành Y tế Sơn La vẫn đang tích cực vận động các nguồn hỗ trợ, nhưng đến nay vẫn chưa có thêm nguồn nào".

Theo đại diện CDC Sơn La, từ năm 2020 đến nay, chỉ trông chờ duy nhất vào nguồn hỗ trợ của Quỹ thiện tâm. Tuy nhiên, các cô đỡ mới chỉ được nhận hỗ trợ của năm 2021, còn năm 2022 vẫn chưa nhận được.

Được biết, với mỗi ca đỡ đẻ, cô đỡ được trả 250.000 đồng, còn khám thai được 250.000 đồng/thai phụ, chăm sóc sau sinh 100.000 đồng/lượt.

 
Cô đỡ thôn bản mong muốn có thêm nguồn hỗ trợ để gắn bó với nghề. Ảnh: Khánh Linh

"Hiện nay, hơn 100 cô đỡ trên địa bàn tỉnh Sơn La vẫn tiếp tục khám thai, đỡ đẻ và vận động người dân đến các cơ sở y tế để được thăm khám khi xuất hiện các dấu hiệu ảnh hưởng đến sức khỏe của sản phụ. Tuy nhiên, chúng tôi mong muốn có thêm nguồn hỗ trợ để cô đỡ có mức thu nhập tối thiểu, đảm bảo cuộc sống và gắn bó với nghề" - bà Quý nói thêm.

Được biết, hiện trên địa bàn tỉnh Sơn La vẫn còn có rất nhiều địa phương có tỉ lệ đẻ tại nhà gần 100%. Cụ thể như các xã Chiềng Bằng, Mường Giàng (huyện Quỳnh Nhai), Mường Hung, Mường Cai (Sông Mã)...

Đặc biệt, theo thống kê năm 2022, tại huyện Bắc Yên là địa phương có tỉ lệ đẻ tại nhà cao nhất, tại các xã Làng Chếu (93/93 ca), Pắc Ngà (37/37 ca), tà Xùa ( 58/58 ca)....

Chính vì vậy, việc duy trì đội ngũ cô đỡ thôn bản góp phần giảm tỉ lệ tử vong của bà mẹ, trẻ sơ sinh ở các vùng sâu, vùng xa. Cải thiện công tác chăm sóc trước, sau sinh, giảm chuyển tuyến và giảm ca tai biến.

Khánh Linh
TIN LIÊN QUAN

Xe thư viện lưu động đưa kiến thức đến với học sinh vùng cao Hòa Bình

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Các chuyến xe thư viện lưu động đến với học sinh người dân vùng sâu, vùng xa, các trường học trong tỉnh, góp phần nâng cao kiến thức, nâng cao sự hiểu biết. 

Chưa thể bố trí vốn cho nhiều tuyến đường huyết mạch vùng cao

Long Nguyễn - Trọng Lộc |

Trong văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái, Hà Giang và Sơn La, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết việc đầu tư nâng cấp, mở rộng các tuyến Quốc lộ là cần thiết, tuy nhiên hiện chưa thể bố trí vốn.

Độc đáo cách người Nùng ở vùng cao Tuyên Quang nhuộm vải

Nguyễn Tùng |

Đồng bào Nùng sinh sống tại một số thôn của xã đặc biệt khó khăn Hùng Lợi (Yên Sơn) từ nhiều đời nay vẫn giữ được truyền thống nhuộm vải từ cây chàm, đây cũng là nét văn hoá riêng và độc đáo ít nơi còn giữ được.

Biến cố ngành y: Thiếu thuốc, vật tư y tế

Nhóm PV |

Theo PGS.TS Nguyễn Việt Hùng – Nguyên Trưởng khoa Nhiễm khuẩn – BV Bạch Mai, việc thiếu thuốc, vật tư y tế là cuộc khủng hoảng không đáng có trong thời bình. Dù đã có những cảnh bảo từ tháng 6.2022 nhưng ngành y không có ngay các giải pháp tháo gỡ. Gần 9 tháng sau, Nghị quyết 30 của Chính phủ ban hành mới bắt đầu tạo ra những hi vọng gỡ các nút thắt. Tuy nhiên, để gỡ dứt điểm, Bộ Y tế cần phải có những thông tư, hướng dẫn chi tiết dành cho các bệnh viện.

Ngân hàng Silicon Valley phá sản không ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam

Đức Mạnh |

Silicon Valley Bank (SVB) - ngân hàng lớn thứ 16 tại Mỹ - trở thành nhà băng đầu tiên phá sản sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 - 2009. Việc SVB sụp đổ đã khiến các thị trường tài chính rối loạn và dấy lên câu hỏi liệu sự kiện này có làm suy yếu hệ thống ngân hàng và châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng mới? Quan trọng hơn cả là Việt Nam sẽ chịu tác động như thế nào?

Thêm một ngân hàng tại Mỹ phá sản, toàn bộ tiền gửi được bảo vệ

Đức Mạnh |

Sau sự kiện tại ngân hàng Silicon Valley chỉ vài ngày, Ngân hàng Signature có trụ sở tại New York đã tiếp tục tuyên bố phá sản.

Hà Giang: Bắt giam cán bộ trung tâm đăng kiểm nhận hối lộ

Phùng Minh |

Bị can Vũ Đức Thắng (SN 1975) bị bắt tạm giam 4 tháng để điều tra về hành vi nhận hối lộ.

Chuyên gia dự báo bất ngờ về giá vàng

Khương Duy (T/H) |

Giới chuyên gia nhận định kim loại quý sẽ nhận được nhiều yếu tố hỗ trợ. Có tới 76% nhà phân tích Phố Wall đưa ra góc nhìn tích cực khảo sát giá vàng tuần này của Kitco News.

Xe thư viện lưu động đưa kiến thức đến với học sinh vùng cao Hòa Bình

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Các chuyến xe thư viện lưu động đến với học sinh người dân vùng sâu, vùng xa, các trường học trong tỉnh, góp phần nâng cao kiến thức, nâng cao sự hiểu biết. 

Chưa thể bố trí vốn cho nhiều tuyến đường huyết mạch vùng cao

Long Nguyễn - Trọng Lộc |

Trong văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái, Hà Giang và Sơn La, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết việc đầu tư nâng cấp, mở rộng các tuyến Quốc lộ là cần thiết, tuy nhiên hiện chưa thể bố trí vốn.

Độc đáo cách người Nùng ở vùng cao Tuyên Quang nhuộm vải

Nguyễn Tùng |

Đồng bào Nùng sinh sống tại một số thôn của xã đặc biệt khó khăn Hùng Lợi (Yên Sơn) từ nhiều đời nay vẫn giữ được truyền thống nhuộm vải từ cây chàm, đây cũng là nét văn hoá riêng và độc đáo ít nơi còn giữ được.