Toàn cảnh vụ sụp đổ ngân hàng lớn thứ hai trong lịch sử Mỹ

Ngọc Vân |

Ngân hàng Silicon Valley (SVB) dừng hoạt động sáng ngày 10.3, đánh dấu sự sụp đổ lớn thứ hai của một tổ chức tài chính trong lịch sử Mỹ.

Theo CNN, ngày 10.3, các nhà chức trách tại California đã đóng cửa ngân hàng SVB và giao lại cho Công ty Bảo hiểm Liên bang Mỹ (FDIC) quản lý.

FDIC - một cơ quan chính phủ độc lập đảm bảo cho các tài khoản tiền gửi kiêm giám sát tổ chức tài chính nước ngoài - đóng vai trò như một bên quản lý tài sản, do đó họ sẽ có trách nhiệm tiến hành thanh lý tài sản của ngân hàng để trả cho các khách hàng, bao gồm người gửi tiền và người vay của SVB.

FDIC cho biết, tất cả những bên gửi tiền đã mua bảo hiểm sẽ được nhận lại số đã gửi muộn nhất vào sáng 13.3, trong khi các bên không mua bảo hiểm sẽ được chi trả cổ tức trong những tuần tiếp theo. Hiện SVB vẫn chưa đưa ra thông báo chính thức.

Chuyện gì xảy ra?

Vấn đề bắt đầu phát sinh vào ngày 7.3 khi SVB thông báo đã bán tháo một lượng lớn chứng khoán và dự kiến sẽ bán thêm 2,25 tỉ USD cổ phiếu nhằm cân bằng bảng cân đối kế toán. Điều này đã gây nên sự hoảng loạn đối với các công ty đầu tư, dẫn đến việc nhiều bên đã khuyên các doanh nghiệp rút lại khoản đầu tư của họ khỏi ngân hàng này.

Ngày 9.3, cổ phiếu của SVB sụp đổ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cổ phiếu của nhiều ngân hàng khác. Chỉ một ngày sau đó, cổ phiếu SVB chính thức dừng giao dịch, đồng thời ngân hàng từ bỏ nỗ lực góp vốn hay tìm nhà đầu tư phù hợp. Hệ quả, cổ phiếu của một số ngân hàng khác như First Republic, PacWest Bancorp, và Signature Bank cũng bị tạm dừng hoạt động.

Ông Dennis M. Kelleher, CEO của Better Markets cho biết, tình hình tại SVB đã trở nên xấu đi trong khoảng thời gian rất ngắn do quá nhiều bên đến rút tiền khiến ngân hàng mất khả năng chi trả, do đó việc đóng cửa trong ngày là điều không thể tránh khỏi.

Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng mạnh lãi suất trong năm qua là một trong những lý do dẫn đến sự sụp đổ của SVB. Khi lãi suất gần chạm mức 0, các ngân hàng sẽ tiến hành tích trữ tài sản dài hạn trong kho bạc, nhưng với việc tăng mạnh lãi suất nhằm đối phó với lạm phát, tính thanh khoản của chúng giảm mạnh, khiến ngân hàng đột nhiên phải hứng chịu những khoản lỗ.

Thêm vào đó, việc tăng lãi suất cũng gây ảnh hưởng tới ngành công nghệ, giá trị cổ phiếu giảm mạnh khiến việc huy động vốn trở nên khó khăn hơn. Do đó, nhiều công ty đã phải rút khoản tiền gửi khỏi SVB để tiếp tục hoạt động. Lãi suất tăng cũng kéo theo việc giá trị tài sản trong kho bạc và các chứng khoán khác của SVB giảm mạnh, dẫn đến việc cạn kiệt tiền gửi cùng sự tiếp quản của FDIC  .

Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Wally Adeyemo đã có những động thái trấn an dư luận về tình hình hiện tại của các hệ thống ngân hàng khác sau sự sụp đổ của SVB: "Chúng tôi có các phương pháp cần thiết để đối phó với những vụ việc như những gì đã xảy ra với SVB". Tuy nhiên, ông từ chối đưa ra câu trả lời về sự ảnh hưởng của SVB tới ngành công nghiệp và nền kinh tế nói chung.

Ám ảnh hiệu ứng năm 2008

Bất chấp mối lo ngại về sự ảnh hưởng của SVB, các chuyên gia phân tích cho biết sự sụp đổ của ngân hàng này sẽ khó có thể gây ra hiệu ứng domino dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 do hệ thống tài chính đã trở nên vững chắc hơn, sự sụp đổ của các ngân hàng sẽ không còn gây ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế.

Tuy nhiên, các ngân hàng quy mô nhỏ với mô hình hoạt động chủ yếu dựa vào ngành công nghiệp máy móc hay crypto vẫn sẽ hứng chịu những khó khăn nhất định.

Trong năm 2022, SVB nằm trong top 20 ngân hàng thương mại tại Mỹ với tổng tài sản trị giá 209 tỉ USD. Đây là lần tiếp theo đánh dấu sự phá sản của một trong những hệ thống ngân hàng lớn nhất kể từ sau 2008 với sự sụp đổ của Washington Mutual. SVB đã hợp tác với nhiều công ty chăm sóc sức khỏe và công nghệ ở Mỹ, nhiều công ty trong số đó đã rút tiền gửi khỏi ngân hàng này.

Việc SVB phá sản cũng đồng thời phản ánh những canh bạc rủi ro trong cuộc khủng hoảng thị trường vừa qua. Ngày 8.3, ngân hàng "crypto" Silvergate tuyên bố sẽ ngừng hoạt động và thanh lý toàn bộ hệ thống ngân hàng sau những khó khăn về tài chính do tính bất ổn của tài sản số. Một ngân hàng khác với tên gọi Signature cho biết, cổ phiếu của ngân hàng bị giảm 30% trước khi bị tạm dừng hoạt động do ảnh hưởng từ việc bán tháo cổ phiếu.

Konrad Alt, đồng sáng lập Klaros Group cho hay, những khó khăn của SVB cũng đồng thời nói lên vấn đề hiện tại của hệ thống ngân hàng hiện hay. Số lượng tài sản tích trữ của các hệ thống ngân hàng không mang tính thanh khoản cao, việc tăng mạnh lãi suất lại ngày càng khiến số tài sản ấy dần mất thêm giá trị. Alt ước tính, việc tăng lãi suất đã làm mất đi khoảng 28% tổng số vốn trong các hệ thống ngân hàng tính đến cuối năm 2022.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

EU bất ngờ nới lỏng trừng phạt với các ngân hàng Nga

Khánh Minh |

EU bất ngờ cho các ngân hàng Nga lựa chọn thay thế hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT.

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới David Malpass thông báo từ chức

Thanh Hà |

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới David Malpass có kế hoạch từ chức một năm trước khi nhiệm kỳ của ông kết thúc.

Giám đốc ngân hàng cảnh báo khả năng vỡ nợ của Mỹ

Song Minh |

Giám đốc điều hành ngân hàng lớn thứ hai của Mỹ không loại trừ khả năng vỡ nợ của nước này.

Thanh, kiểm tra toàn diện các dự án ở Quảng Nam của ông Dũng đánh caddie

Trà Ban |

Nguồn tin riêng của Báo Lao Động ngày 14.3 cho biết, các dự án triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng Nam của ông Nguyễn Viết Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Đất Quảng -  golfer đánh nữ nhân viên phục vụ tại sân golf BRG Đà Nẵng hôm 6.12.2022 - đang bị cơ quan Trung ương thanh tra, kiểm tra toàn diện...

Thêm trường đại học công bố xét học bạ THPT 2023

Trang Hà |

Báo Lao Động tiếp tục cập nhật danh sách các trường đại học công bố xét học bạ và xét tuyển kết hợp có sử dụng kết quả học tập THPT trong mùa tuyển sinh năm 2023.

Vụ án Đông Á: Vay 1680 tỉ nhưng không công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm

Anh Tú - Phương Ngân |

TPHCM - Khai tại toà, cả hai bị cáo Trần Phương Bình và Phùng Ngọc Khánh đều thừa nhận thời điểm làm thủ tục vay tiền của Ngân hàng Đông Á thì Công ty M&C có dùng 18 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đứng tên Công ty M&C) để làm tài sản thế chấp cho khoản vay của nhóm 5 công ty (1.680 tỉ đồng). Tuy nhiên, hai bên chỉ ký hợp đồng thế chấp, sau đó không thực hiện công chứng và cũng chưa đăng ký giao dịch bảo đảm.

Công ty Haprosimex trả 7,8 tỉ đồng nợ BHXH sau khi Báo Lao Động vào cuộc

Hà Anh - Hải Nguyễn |

Sau khi Báo Lao Động đăng tải loạt bài về việc Công ty Haprosimex nợ lương từ tháng 1.2017 và nợ BHXH từ tháng 7.2011 của 488 công nhân khiến nhiều nữ công nhân không được hưởng chế độ thai sản, người lao động không được hưởng chế độ ốm đau, tử tuất... Công ty Haprosimex đã phải nộp một phần các khoản nợ vào BHXH huyện Gia Lâm.

Cá chết nổi trắng trên hồ trung tâm thành phố Hạ Long

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh – Nhiều ngày nay, tại hồ điều hòa Yết Kiêu, TP Hạ Long xuất hiện tình trạng cá chết hàng loạt, đang phân hủy, nổi trắng mặt nước bốc mùi hôi thối, ảnh đến cuộc sống người dân.

EU bất ngờ nới lỏng trừng phạt với các ngân hàng Nga

Khánh Minh |

EU bất ngờ cho các ngân hàng Nga lựa chọn thay thế hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT.

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới David Malpass thông báo từ chức

Thanh Hà |

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới David Malpass có kế hoạch từ chức một năm trước khi nhiệm kỳ của ông kết thúc.

Giám đốc ngân hàng cảnh báo khả năng vỡ nợ của Mỹ

Song Minh |

Giám đốc điều hành ngân hàng lớn thứ hai của Mỹ không loại trừ khả năng vỡ nợ của nước này.