Chàng trai truyền cảm hứng chống dịch ở Việt Nam ra thế giới

Nhiệt Băng |

Đó là Huỳnh Lưu Đức Toàn (30 tuổi, giảng viên khoa Ngân hàng, Trường ĐH Kinh tế TPHCM), hiện đang là nghiên cứ‌u sin‌h ngành Kinh tế học hàn‌h v‌i của Trường Quản lý Otto Beisheim (Đức).

x
Huỳnh Lưu Đức Toàn vừa hoàn thành cách ly 14 ngày tại Trường Quân sự tỉnh Khánh Hòa sau khi từ Đức trở về nước. Ảnh: NVCC

Chia sẻ với phóng viên Báo Lao Động, Huỳnh Lưu Đức Toàn cho biết vừa hoàn thành cách ly 14 ngày tại Trường Quân sự tỉnh Khánh Hòa (từ Đức trở về nước) và anh đã có những trải nghiệm thú vị. Đặc biệt, trong thời gian cách ly, Toàn đã viết một bài nghiên cứu khoa học có tên "Nhậ‌n thức rủ‌i r‌o của người dân về COVID-19" công bố trên Tạp chí Economics Bulletin (một tạp chí khoa học tru‌y cập mở, thàn‌h lập vào năm 2001 bởi Myrna Wooders - nhà kinh tế học người Canada).

Thông điệp chính trong bài nghiên cứu khoa học này mà Toàn đề cập đến là người Việt Nam mình có nhận thức rủi ro cao để cẩn trọng với rủi ro COVID-19. Và những ai nhận thấy COVID-19 càng rủi ro thì họ càng mang khẩu trang. Theo anh Toàn, truyền thông làm thay đổi nhận thức rủi ro và từ đó làm thay đổi hành vi mang khẩu trang.

Ngay sau khi bài nghiên cứu khoa học trên đăng tải, giáo sư Johannes (Trường Đại học Princeton của Mỹ) đã ngợi khen tác giả: "Đó là một bộ kết quả thú vị và bạn đã làm nó quá nhanh".

giáo sư
Giáo sư Johannes (trường Đại học Princeton của Mỹ) đã ngợi khen bài nghiên cứu khoa học về COVID-19 của Huỳnh Lưu Đức Toàn.

Nghiên cứu ý nghĩa này vì sao không công bố trên tạp chí khoa học nào đó ở Việt Nam? "Tôi công bố quốc tế để thế giới biết được người Việt Nam sẵn sàng và chuẩn bị thế nào trước đại dịch COVID-19. Và có thể thế giới sử dụng nghiên cứu của tôi, đồng thời coi nó như một nghiên cứu tiên phong. Với lại, tôi muốn công bố quốc tế để công bố dữ liệu. Bằng cách này, các nhà khoa học khác sử dụng tham chiếu và nghiên cứu về Việt Nam" - anh Toàn chia sẻ.

Sau khi nghiên cứu trên được công bố, Toàn đón nhận có 2 luồng ý kiến trái chiều. Có người bảo hay, số khác lại chưa hiểu nghiên cứu này giúp được gì cho COVID-19, nhưng Toàn không buồn. "Vì khoa học là phản biện. Thực ra nghiên cứu có 2 loại. 1 là đóng góp cho lý thuyết, 2 là đóng góp cho thực tiễn. Tôi đang cần giải quyết thực tiễn, nên vấn đề đặt ra là hiểu về nhận thức rủi ro, và hành vi hiện tại để đưa ra chính sách. Nếu góp ý về khoa học thì mình sẽ điều chỉnh cho nghiên cứu sau. Còn nếu ý kiến trái chiều của đại chúng thì mình thấy mình chưa làm tốt vai trò truyền thông đại chúng để trao đổi kết quả nghiên cứu của mình" - anh Toàn chia sẻ.

Giải thích tiểu tiết hơn về ý kiến trái chiều "thời điểm này làm nghiên cứu đó làm gì mà cần vaccine hơn", anh Toàn nói: "Nhưng thực ra nhận thức rủi ro và hành vi là yếu tố đưa ra chính sách hành vi trong việc ngăn chặn dịch bệnh để chờ vaccine. Quan điểm của tôi vaccine là cần thiết nhưng lúc này thay đổi hành vi mới hạn chế sự lây lan, mà hành vi chỉ thay đổi khi nào người ta nhận thức rủi ro".

Hiện nay, anh Toàn đang thực hiện nghiên cứu thứ 2 về chủ đề COVID-19, trong đó nhấn mạnh nhận thức rủi ro và hành vi sử dụng khẩu trang đúng cách.

Chia sẻ về dự định tương lai, anh Toàn cho biết: "Tôi hứng thú về hành vi con người, nên sau khi hoàn thành xong nghiên cứu, tôi sẽ về nước tiếp tục các dự án nghiên cứu hành vi con người".

Cách ly là cách duy nhất bảo vệ mình và người xung quanh

Sau khi hoàn thành cách ly xong, Huỳnh Lưu Đức Toàn chia sẻ: "Trong điều kiện còn khó khăn mà nhà chức trách chăm lo cho nhiều người rất tốt. Tôi nghĩ cách ly ở đây, điều đầu tiên là để bảo vệ bản thân mình. Vì biết đâu mình có bệnh, có nguy cơ gây bệnh và lây cho gia đình mình và người thân của mình, nên cách ly là cách duy nhất làm giảm ảnh hưởng đến những người xung quanh".

Nhiệt Băng
TIN LIÊN QUAN

Belarus "chiến đấu" với COVID-19: Rượu Vodka đi trước, bóng đá theo sau

HOÀI MINH |

Phần lược dịch từ bài viết "How Belarus is fighting the coronavirus: vodka first, football second" trên tờ ESPN sẽ phần nào giải thích cho câu hỏi: Vì sao Belarus là đất nước duy nhất tại Châu Âu còn diễn ra giải quốc nội?

Phát hơn 6.000 khẩu trang cho người lao động phòng dịch COVID-19

Nam Dương |

Hơn 6.000 trang vải kháng khuẩn sử dụng được nhiều lần đã được Công đoàn Công ty Cổ phần xây dựng Coteccons phát miễn phí cho tất cả người lao động đang làm việc tại công trường xây dựng và nhân viên văn phòng để phòng chống dịch COVID-19.

Nhà khoa học Trung Quốc khuyên Mỹ, Châu Âu trong phòng dịch COVID-19

Song Minh |

Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc chỉ ra sai lầm của Mỹ và Châu Âu trong phòng dịch COVID-19.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Belarus "chiến đấu" với COVID-19: Rượu Vodka đi trước, bóng đá theo sau

HOÀI MINH |

Phần lược dịch từ bài viết "How Belarus is fighting the coronavirus: vodka first, football second" trên tờ ESPN sẽ phần nào giải thích cho câu hỏi: Vì sao Belarus là đất nước duy nhất tại Châu Âu còn diễn ra giải quốc nội?

Phát hơn 6.000 khẩu trang cho người lao động phòng dịch COVID-19

Nam Dương |

Hơn 6.000 trang vải kháng khuẩn sử dụng được nhiều lần đã được Công đoàn Công ty Cổ phần xây dựng Coteccons phát miễn phí cho tất cả người lao động đang làm việc tại công trường xây dựng và nhân viên văn phòng để phòng chống dịch COVID-19.

Nhà khoa học Trung Quốc khuyên Mỹ, Châu Âu trong phòng dịch COVID-19

Song Minh |

Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc chỉ ra sai lầm của Mỹ và Châu Âu trong phòng dịch COVID-19.