Cảnh giác trước thủ đoạn mạo danh cơ quan tố tụng của tội phạm công nghệ

Quang Việt |

Trước diễn biến người dân vẫn còn bị sập bẫy của tội phạm công nghệ cao mạo danh cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án, người quen lãnh đạo cấp cao để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục đưa ra các cảnh báo.

Tội phạm mạo danh cơ quan tố tụng vẫn diễn biến phức tạp

Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết: Tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, với nhiều phương thức, thủ đoạn khác nhau, nhất là sử dụng công nghệ cao để gây án, gây bức xúc dư luận, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự và đời sống nhân dân.

Trong đó, thủ đoạn giả danh người có chức vụ, quyền hạn để lừa đảo, nhất là giả danh cán bộ Công an, Viện kiểm sát, Tòa án… vẫn tiếp tục xảy ra, mặc dù các cơ quan chức năng đã nhiều lần tuyên truyền, thông báo phương thức thủ đoạn của loại tội phạm này trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Thủ đoạn của chúng là dùng các dịch vụ có chức năng giả mạo đầu số, số điện thoại, mạo danh cán bộ của cơ quan chức năng trong các cơ quan thực thi pháp luật như: Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án gọi điện cho người dân để gây sức ép, làm người dân hoang mang, sau đó yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản do các đối tượng này cung cấp để chiếm đoạt.

Điển hình là vụ việc xảy ra tại quận Cầu Giấy, Hà Nội vào cuối tháng 11.2022. Nạn nhân là bà L (43 tuổi) thời điểm đó bất ngờ nhận được điện thoại của một đối tượng tự xưng là cán bộ Viện Kiểm sát. Kẻ này thông báo bà L có liên quan đến vụ án ma tuý. Đối tượng yêu cầu bà L phải chuyển tiền vào tài khoản để phong tỏa, nếu không liên quan sẽ trả lại.

Do lo sợ, bà L đã chuyển 4,25 tỉ đồng vào tài khoản của các đối tượng. Sau khi chuyển tiền, bà L mới biết mình bị lừa và đến cơ quan công an trình báo.

Trường hợp của anh T (trú tại quận Long Biên, Hà Nội) - sau khi nhận cuộc điện thoại của kẻ tự xưng là Cảnh sát giao thông thông báo việc xử phạt vi phạm giao thông hoặc có liên quan đến vụ tai nạn giao thông, anh này đã làm theo các hướng dẫn và bị chiếm đoạt 170 triệu đồng.

Cảnh giác trước các cuộc điện thoại lạ

Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, Việt Nam hiện có hơn 100 triệu dân, với hơn 70 triệu người sử dụng Internet. Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, trong giai đoạn đẩy mạnh và tăng tốc chuyển đổi số như hiện nay, các đối tượng xấu đã lợi dụng sự bùng nổ về công nghệ thông tin, những tiện ích mà công nghệ thông tin mang lại (như tương tác qua mạng xã hội, các ứng dụng nhắn tin OTT...) để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Riêng trong năm 2022, Cục đánh giá có 3 nhóm lừa đảo chính với 16 hình thức lừa đảo thường xuyên diễn ra trên không gian mạng Việt Nam. Trong đó có thủ đoạn giả danh các cơ quan tố tụng để gọi điện thoại đến các nạn nhân, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Cục An toàn thông tin cho rằng, để giải quyết lừa đảo trực tuyến cũng tương tự như lừa đảo trên đời thực, cần có sự tham gia phối hợp, đồng bộ của các cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương. Trong đó, nòng cốt chính là lực lượng công an làm nhiệm vụ phòng chống tội phạm công nghệ cao.

Trong khi đó, Trung tướng Tô Ân Xô cho biết, người dân cần đề cao cảnh giác khi nhận các cuộc gọi đến bằng số điện thoại cố định, người gọi tự xưng là cán bộ các cơ quan Nhà nước, đặc biệt là lực lượng Công an để thông báo, yêu cầu điều tra vụ án qua điện thoại.

Đồng thời, để làm việc với người dân, cơ quan tố tụng sẽ có giấy mời, giấy triệu tập gửi cho người đó và làm việc trực tiếp tại các trụ sở cơ quan, không làm việc online qua mạng.

Ngoài ra, người dân thường xuyên kiểm tra và cập nhật các tính năng bảo mật, quyền riêng tư trên các tài khoản ngân hàng, tài khoản mạng xã hội; không cho mượn, thuê các giấy tờ cá nhân liên quan, không nhận chuyển khoản ngân hàng hoặc nhận tiền chuyển khoản của các ngân hàng cho người không quen biết.

Trường hợp nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì kịp thời thông báo cơ quan Công an nơi gần nhất để tiếp nhận và hướng dẫn giải quyết...

Các đối tượng sử dụng nhiều kịch bản khác nhau, như: Giả làm nhân viên bưu điện gọi điện thông báo nhận bưu phẩm; nhân viên viễn thông gọi điện thông báo nợ cước; nhân viên điện lực gọi điện thông báo nợ cước, dọa cắt điện; Cảnh sát giao thông gọi điện thông báo phạt nguội, gây tai nạn bỏ trốn… liên hệ với nạn nhân để khai thác thông tin cá nhân.

Quang Việt
TIN LIÊN QUAN

Bi hài chuyện người già online: "Miếng mồi béo bở" của kẻ lừa đảo

LƯƠNG HẠNH |

Ở độ tuổi "xế chiều", nhiều người già sử dụng mạng xã hội để giải trí và tiện liên lạc với con cái nhưng họ vô tình trở thành "miếng mồi béo bở" cho những đối tượng lừa đảo, hòng chiếm đoạt tài sản.

Phổ biến pháp luật về phòng, chống tội phạm công nghệ cao

Tô Ái |

LĐLĐ tỉnh Lạng Sơn vừa tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống tội phạm công nghệ cao tới các cán bộ công đoàn và tổng kết, trao giải Cuộc thi “Tìm hiểu kiến thức pháp luật về Lao động - Công đoàn”.

Công an Hà Nội cảnh báo tội phạm công nghệ cao dựa vào mã QR

Quang Việt |

Công an Hà Nội cho biết, tội phạm công nghệ cao dựa vào mã QR hoặc thông tin trên thẻ căn cước công dân có thể biết rõ thông tin cá nhân. Trong khi đó, người dân lại không biết mình bị lợi dụng.

Huyện Dầu Tiếng: Hàng trăm hộ dân ở hồ Cần Nôm bức xúc vì bị treo quyền lợi

Bảo Chương |

Bình Dương - Việc cắm mốc cao trình khu vực hồ Cần Nôm, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, nhiều năm qua đã làm ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người dân, dù kiến nghị nhiều lần vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.

Vụ chuyến bay giải cứu: Bắt tạm giam thêm một giám đốc

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án liên quan đến "chuyến bay giải cứu", Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố thêm một bị can để làm rõ hành vi "đưa hối lộ".

Người thừa kế của bà Hứa Thị Phấn sẽ thực hiện nghĩa vụ thi hành án

Anh Tú |

TPHCM - Ngày 21.3, Cục Thi hành án Dân sự TPHCM cho biết, cơ quan này vừa có thông báo về việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án của bà Hứa Thị Phấn (cựu cố vấn cấp cao HĐQT Ngân hàng Đại Tín - TrustBank) cho người thừa kế của bà.

Rà soát lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát lại và xác định đầy đủ trong lộ trình thực hiện đối với tất cả các mục tiêu, chỉ tiêu như Việt Nam đã cam kết.

Chưa tìm được nguyên vật liệu cách âm “không cháy và khó cháy" cho karaoke

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Chiều 23.3, trả lời về việc hơn 400 cơ sở karaoke, vũ trường tại Quảng Ninh tiếp tục bị dừng hoạt động, đại diện Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH), Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, đây là tình trạng chung của cả nước và vẫn phải đợi các bộ, ngành liên quan vào cuộc tháo gỡ.

Bi hài chuyện người già online: "Miếng mồi béo bở" của kẻ lừa đảo

LƯƠNG HẠNH |

Ở độ tuổi "xế chiều", nhiều người già sử dụng mạng xã hội để giải trí và tiện liên lạc với con cái nhưng họ vô tình trở thành "miếng mồi béo bở" cho những đối tượng lừa đảo, hòng chiếm đoạt tài sản.

Phổ biến pháp luật về phòng, chống tội phạm công nghệ cao

Tô Ái |

LĐLĐ tỉnh Lạng Sơn vừa tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống tội phạm công nghệ cao tới các cán bộ công đoàn và tổng kết, trao giải Cuộc thi “Tìm hiểu kiến thức pháp luật về Lao động - Công đoàn”.

Công an Hà Nội cảnh báo tội phạm công nghệ cao dựa vào mã QR

Quang Việt |

Công an Hà Nội cho biết, tội phạm công nghệ cao dựa vào mã QR hoặc thông tin trên thẻ căn cước công dân có thể biết rõ thông tin cá nhân. Trong khi đó, người dân lại không biết mình bị lợi dụng.