Cải cách tiền lương: “Phần cứng” 70% là hợp lý!

Quỳnh Chi |

Đây là quan điểm của ông Phạm Minh Huân - nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh & Xã hội khi trao đổi với PV Báo Lao động về cơ cấu tiền lương - phụ cấp theo hướng cải cách. Theo đó, phần lương “cứng” nên chiếm 70%, phụ cấp chiếm 30%.

Theo ông Phạm Minh Huân, từ việc được thông qua tới việc hiện thực hóa đề án là cả một vấn đề, chính vì vậy Trung ương cần có chương trình hành động, giao cho Chính phủ để Chính phủ giao cho từng cơ quan cụ thể.

“Quan trọng nhất phải rà soát lại chính sách pháp luật xem cái gì cần sửa đổi, cái gì cần bổ sung. Tiếp đó cần thể hiện quyết tâm chính trị của cả hệ thống, bởi bao giờ nói cũng dễ hơn làm. Như vậy, cần xây dựng tiêu chí đánh giá, sắp xếp, người đủ năng lực, đáp ứng yêu cầu ở lại, người không đáp ứng thì phải giải quyết chế độ gì cho thỏa đáng”, ông Huân nói.

Ông Huân dẫn chứng, ở các nước phát triển, lương chiếm tới 90% thu nhập, chúng ta cố gắng thực hiện phần cứng chiếm 70%, 30% phụ cấp thì rất tốt. Chủ yếu vẫn phải là lương, các chế độ đãi ngộ khác chỉ chiếm phần nhỏ. Đối với khu vực công cần xem xét nguồn để trả, sắp xếp ngân sách sao đủ để thực hiện mục tiêu lương khu vực công phải có mối tương quan nhất định với thị trường.

Chung quan điểm, ông Thang Văn Phúc - nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng phải làm kỹ và chi tiết hóa đề án cải cách tiền lương, theo đó có các nhóm cụ thể như lãnh đạo, quản lý; chuyên môn nghiệp vụ; lực lượng đặc thù. Theo ông Phúc, muốn trả lương theo vị trí việc làm thì phải sắp xếp, xác định bao nhiêu vị trí việc làm và bố trí vị trí việc làm như thế nào phải có tiêu chí. Mỗi vị trí việc làm thiết kế một bậc lương hay hai bậc lương, cần có tiêu chí đánh giá rõ ràng.

Nội dung mới của Đề án chính sách cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp đối với khu vực công:

- Đối với những công việc thừa hành, phục vụ (yêu cầu trình độ dưới trung cấp) thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động (hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ), không áp dụng bảng lương công chức, viên chức.

- Thiết kế cơ cấu tiền lương và tiền thưởng mới gồm: (1) Mức lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương); (2) Các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương); (3) Tiền thưởng (bằng khoảng 10% tổng quỹ lương).

- Ban hành hệ thống bảng lương mới (quy định bằng số tiền tuyệt đối thay cho việc quy định hệ số lương nhân với mức lương cơ sở) theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo trên sở điều chỉnh tăng mức lương thấp nhất và mở rộng quan hệ tiền lương tiệm cận với khu vực thị trường, gồm: 01 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã; 01 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo; 03 bảng lương đối với lực lượng vũ trang, gồm: 01 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm/cấp hàm), 01 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an và 01 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an.

- Sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% trong tổng quỹ lương.

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng quỹ tiền lương và kinh phí chi thường xuyên được giao hằng năm để thuê chuyên gia, nhà khoa học, tài năng đặc biệt. Mở rộng thí điểm cơ chế áp dụng đối với một số tỉnh, thành phố ở vùng động lực được chi thu nhập bình quân tăng thêm không quá 0,8 lần.

- Thực hiện khoán quỹ lương cho các cơ quan, đơn vị. Bãi bỏ hệ số tiền lương tăng thêm đối với cán bộ, công chức thuộc các cơ quan đang thực hiện cơ chế tài chính đặc thù khi thực hiện bảng lương mới.

Quỳnh Chi
TIN LIÊN QUAN

Đề án cải cách tiền lương: Trả lương đúng là đầu tư cho phát triển

LÊ HOA - NGÔ PHƯƠNG |

Đây là quan điểm của ông Thang Văn Phúc - nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ - khi trao đổi với PV Báo Lao động về đề án cải cách tiền lương đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận những ngày gần đây. Cũng theo ông Phúc, cốt lõi trong hệ thống thang bảng lương phải đảm bảo được sự tương quan, hợp lý chứ không thể cứ động viên tinh thần để duy trì sự bất hợp lý và khoảng cách quá lớn.

Giảm cồng kềnh bộ máy là cách ngắn nhất để tăng lương

Thế Lâm |

Theo Đề án cải cách chính sách tiền lương vừa được đưa ra thảo luận tại Hội nghị Trung ương 7 (khoá XII), dự kiến điều chỉnh mức tiền lương thấp nhất trong khu vực công là khoảng 4,1 triệu đồng/tháng vào năm 2021. Mức lương này, nếu phải tính cả trượt giá trong khoảng thời gian hơn hai năm rưỡi tới, có thể nói là thấp, và chưa chắc giúp cho những người hưởng lương từ ngân sách sống được bằng lương.

Để tăng lương không phải là khuyến khích ngược

Anh Đào |

Cải cách chính sách tiền lương không phải là việc cần phải làm, mà là việc buộc phải làm..., nhưng sẽ vô nghĩa nếu điều chỉnh lương, chăm lo phúc lợi trong bối cảnh bộ máy hành chính công vẫn cồng kềnh và thiếu minh bạch như thế này- TS. Huỳnh Thế Du, Giảng viên Đại học Fulbright Việt Nam nói.

Thời tiết hôm nay 21.1: Không khí lạnh tràn về, miền Bắc chuyển mưa rét

NHÓM PV |

Thời tiết hôm nay 21.1, do tác động của không khí lạnh, thời tiết miền Bắc chuyển mưa giảm nhiệt; trời rét sâu.

Nhà trong ngõ khoảng 3 tỉ đồng ở Hà Nội vẫn hút khách

Tuyết Lan |

Là một phân khúc phù hợp với nhu cầu thực, nhà trong ngõ vẫn được nhiều người ưa chuộng về mức giá và thuận tiện trong việc di chuyển đến nơi làm việc và trường học.

Kỷ luật cán bộ tuần qua ở Hải Dương, Quảng Nam và các đơn vị

PHẠM ĐÔNG |

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật hàng loạt cán bộ; Hải Dương kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên liên quan đến vụ án AIC; kỷ luật Chủ tịch tỉnh Quảng Nam cùng cấp phó... là những thông tin về xử lý kỷ luật cán bộ tuần qua (từ 15.1 - 19.1).

Chương mới của câu chuyện cổ tích thời hiện đại

Thanh Hà |

Sinh trưởng trong gia đình trung lưu ở ngoại ô Hobart, Australia năm 1972, Mary Donaldson (tên khai sinh của Hoàng hậu Đan Mạch Mary) có lẽ không thể hình dung tới việc bản thân sẽ gia nhập dòng dõi Hoàng gia Đan Mạch, 1 trong 7 vương quốc ở châu Âu hiện đại, đã tồn tại hơn 1.000 năm và là một trong những hoàng gia lâu đời nhất trên thế giới.

Bản tin công đoàn: Chi tiết đề xuất tăng phụ cấp của bảo vệ dân phố

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn ngày 21.1 có những thông tin đáng chú ý sau: Chi tiết đề xuất tăng phụ cho lực lượng bảo vệ dân phố; Những khoản tiền người lao động được nhận dịp Tết Nguyên đán 2024; Kinh tế khó khăn, công nhân ưu tiên ăn Tết tiết kiệm...

Đề án cải cách tiền lương: Trả lương đúng là đầu tư cho phát triển

LÊ HOA - NGÔ PHƯƠNG |

Đây là quan điểm của ông Thang Văn Phúc - nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ - khi trao đổi với PV Báo Lao động về đề án cải cách tiền lương đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận những ngày gần đây. Cũng theo ông Phúc, cốt lõi trong hệ thống thang bảng lương phải đảm bảo được sự tương quan, hợp lý chứ không thể cứ động viên tinh thần để duy trì sự bất hợp lý và khoảng cách quá lớn.

Giảm cồng kềnh bộ máy là cách ngắn nhất để tăng lương

Thế Lâm |

Theo Đề án cải cách chính sách tiền lương vừa được đưa ra thảo luận tại Hội nghị Trung ương 7 (khoá XII), dự kiến điều chỉnh mức tiền lương thấp nhất trong khu vực công là khoảng 4,1 triệu đồng/tháng vào năm 2021. Mức lương này, nếu phải tính cả trượt giá trong khoảng thời gian hơn hai năm rưỡi tới, có thể nói là thấp, và chưa chắc giúp cho những người hưởng lương từ ngân sách sống được bằng lương.

Để tăng lương không phải là khuyến khích ngược

Anh Đào |

Cải cách chính sách tiền lương không phải là việc cần phải làm, mà là việc buộc phải làm..., nhưng sẽ vô nghĩa nếu điều chỉnh lương, chăm lo phúc lợi trong bối cảnh bộ máy hành chính công vẫn cồng kềnh và thiếu minh bạch như thế này- TS. Huỳnh Thế Du, Giảng viên Đại học Fulbright Việt Nam nói.