Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội đi vào cuộc sống

Bích Ngọc |

Gần nửa năm sau khi Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội (ngày 17.6.2021), hướng tới việc xây dựng chuẩn mực đạo đức về hành vi, ứng xử trên mạng xã hội, Bộ Quy tắc ứng xử đã bắt đầu được các cơ quan, tổ chức lấy làm cơ sở để triển khai thực hiện và phổ biến nội dung phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và đặc thù của cơ quan, tổ chức mình.

Quy tắc ứng xử cho người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật

Từ tháng 7.2021, Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch đã bắt đầu lấy ý kiến về dự thảo ý kiến đối với dự thảo “Quy tắc ứng xử chung của người hoạt động trong linh vực nghệ thuật”, nhằm đưa ra những chuẩn mực chung trong ứng xử, giúp giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, nâng cao ý thức trách nhiệm của người hoạt động nghệ thuật nói chung.

Bên cạnh những quy tắc, giá trị chung  mang tính phổ quát như: “Người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật phải đặt lợi ích của dân tộc, quốc gia lên trên hết, trước hết, trọng danh dự, đề cao trách nhiệm công dân, trách nhiệm của người hoạt động nghệ thuật; thực hiện đúng các quy định của pháp luật theo tinh thần “thượng tôn pháp luật”, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân; không làm tổn hại uy tín của tập thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác; giữ gìn phẩm chất đạo đức, uy tín, danh dự, tiếp nhận và xử lý thông tin văn minh, hiệu quả phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa Việt Nam”, đối với việc nghệ sĩ tham gia chia sẻ thông tin trên báo chí, truyền thông và mạng xã hội, dự thảo cũng nêu rõ quy tắc ứng xử cụ thể.

Đó là, khuyến khích sử dụng tài khoản mạng xã hội của cá nhân để tương tác, chia sẻ, đăng tải, cung cấp thông tin theo nguồn chính thống có ích cho xã hội và đất nước; bình luận, nhận xét đúng mực, có văn hoá, có trách nhiệm về những vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm; trung thực trong phát ngôn, bày tỏ và chia sẻ quan điểm đúng đắn, khách quan.

Không sử dụng từ ngữ gây thù hận, phân biệt vùng, miền, giới tính, tôn giáo; không sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh phản cảm, trái thuần phong mỹ tục.

Không đăng tải, chia sẻ và lan truyền các nội dung vi phạm pháp luật, thông tin sai sự thật, vi phạm bản quyền, thông tin chưa được kiểm chứng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân và ảnh hưởng tiêu cực, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.

Không lôi kéo, xúi giục, kích động, tạo phe nhóm gây chia rẽ, mất đoàn kết, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; gây phương hại đến an ninh, trật tự, lợi ích quốc gia, dân tộc.

Quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

Với mục đích đưa ra khuyến nghị về chuẩn mực hành vi, ứng xử cho người dùng để bảo vệ trẻ em trước những nguy cơ tiềm ẩn trên không gian mạng đồng thời nâng cao nhận thức của xã hội, nhấn mạnh vai trò bảo vệ trẻ em trên không gian mạng và trách nhiệm của tất cả mọi người, phổ biến cách thức báo cáo khi có nghi ngờ về các hành vi xâm hại cho trẻ em trên không gian mạng, cơ quan chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đang xây dựng dự thảo “Bộ quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng”.

Dự thảo có những quy tắc chung và những quy tắc cụ thể cho những nhóm đối tượng khác nhau như: Quy tắc ứng xử cho cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ, quy tắc ứng xử cho người dùng mạng, quy tắc ứng xử cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp truyền thông và người sáng tạo nội dung trên không gian mạng, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet và doanh nghiệp cung cấp nền tảng.

Chẳng hạn đối với một nguyên tắc chung quan trọng trong dự thảo là “ngăn chặn nội dung không lành mạnh đối với trẻ em, xử lý các hành vi xâm hại trẻ em” , các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet và doanh nghiệp cung cấp nền tảng được khuyến nghị tuân thủ quy tắc: “Chủ động phát hiện, ngăn chặn các nội dung không lành mạnh, các hành vi xâm hại trẻ em; cung cấp thông tin về các nội dung không lành mạnh, hành vi xâm hại trẻ em cho cơ quan chức năng; tích cực thực hiện ngăn chặn các nội dung, hành vi xâm hại trẻ em khi người dùng phản ánh” và “Kiểm soát độ tuổi, tần suất sử dụng của trẻ em khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ; thiết lập các công cụ kỹ thuật để rà soát, chặn lọc và loại bỏ các nội dung độc hại đối với trẻ em; cung cấp và liên tục cải tiến các bộ lọc nội dung, cảnh báo, hạn chế tiếp cận thông tin phù hợp với từng độ tuổi”.

Còn đối với nguyên tắc chung “Luôn bảo vệ thông tin cá nhân, thông tin riêng tư của trẻ em theo đúng các quy định”, dự thảo đưa ra khuyến nghị đối với trẻ em: “ Không chia sẻ, cung cấp các thông tin cá nhân, thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân trên không gian mạng hoặc khi truy cập các trang web, dịch vụ mạng lạ; không làm làm quen, gặp gỡ với người lạ qua không gian mạng khi chưa có sự đồng ý của bố mẹ”.

Cả hai bộ quy tắc ứng xử nói trên đều đang đi tới những khâu cuối cùng và chuẩn bị được ban hành.

Bích Ngọc
TIN LIÊN QUAN

Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, chuẩn mực đạo đức cần thiết

Bích Ngọc |

Ngày 17.6.2021, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, hướng tới việc xây dựng chuẩn mực đạo đức về hành vi, ứng xử trên mạng xã hội và làm cơ sở để các cơ quan, tổ chức căn cứ triển khai thực hiện và phổ biến nội dung của Bộ Quy tắc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và đặc thù của cơ quan, tổ chức của mình.

LĐLĐ tỉnh An Giang: Hướng tới truyền thông Công đoàn qua mạng xã hội

Lục Tùng |

AN GIANG – LĐLĐ tỉnh An Giang tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực truyền thông Công đoàn để hướng tới truyền thông qua mạng xã hội.

Mạng xã hội nguy hại hơn bạn tưởng, hãy ''cai nghiện'' ngay từ bây giờ

Phương Linh |

Mạng xã hội có tác dụng giải trí rất lớn nhưng cũng có thể gây hại cho chúng ta theo những cách mà chúng ta thậm chí không nhận ra. Dưới đây là những lý do bạn nên ''cai nghiện'' mạng xã hội.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, chuẩn mực đạo đức cần thiết

Bích Ngọc |

Ngày 17.6.2021, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, hướng tới việc xây dựng chuẩn mực đạo đức về hành vi, ứng xử trên mạng xã hội và làm cơ sở để các cơ quan, tổ chức căn cứ triển khai thực hiện và phổ biến nội dung của Bộ Quy tắc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và đặc thù của cơ quan, tổ chức của mình.

LĐLĐ tỉnh An Giang: Hướng tới truyền thông Công đoàn qua mạng xã hội

Lục Tùng |

AN GIANG – LĐLĐ tỉnh An Giang tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực truyền thông Công đoàn để hướng tới truyền thông qua mạng xã hội.

Mạng xã hội nguy hại hơn bạn tưởng, hãy ''cai nghiện'' ngay từ bây giờ

Phương Linh |

Mạng xã hội có tác dụng giải trí rất lớn nhưng cũng có thể gây hại cho chúng ta theo những cách mà chúng ta thậm chí không nhận ra. Dưới đây là những lý do bạn nên ''cai nghiện'' mạng xã hội.