Bát nháo học, thi Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm: Bộ Giáo dục Đào tạo vào cuộc

Nhóm Phóng Viên |

Bộ Giáo dục Đào tạo đã vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao Động liên quan đến việc "mua bán" chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm thông qua khoá học liên kết giữa Trường Đại học sư phạm Hà Nội và Công ty cổ phần giáo dục Việt Nam.

Lao Động mới đăng tải loạt bài: Mua bán chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, mô tả khoá học liên kết giữa Công ty cổ phần giáo dục Việt Nam và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội diễn ra bát nháo. Việc học - thi thực chất để hợp thức việc "mua bán" chứng chỉ của không ít học viên tham gia khoá học.

Các học viên đều là các giảng viên đến từ các trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước. Họ cần chứng chỉ để đủ điều kiện giảng dạy theo quy định của Luật Giáo dục ban hành 2005. Đang chờ Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực (Luật Giáo dục sửa đổi đã không còn quy định giảng viên buộc phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm), nhưng trong thời gian này, họ vẫn bị yêu cầu phải có đủ chứng chỉ để được đứng lớp.

Theo đó, khoá học này kéo dài 3 tháng, lớp chỉ có khoảng 10 học viên đi học nhưng đến ngày thi lại lên đến 90 thí sinh. Nhân viên của công ty Cổ phần giáo dục Việt Nam (trụ sở tại nhà A3P2, Khu tập thể giáo viên Đại học Ngoại ngữ, Cầu Giấy, Hà Nội) hướng dẫn các học viên không đi học ký khống vào danh sách điểm danh để đủ điều kiện thi.

Các thí sinh cũng được mang tài liệu phát sẵn vào phòng thi  để chép và sử dụng điện thoại thoải mái trước mặt giám thị tự xưng là giảng viên của Trường Đại học sư phạm Hà Nội. Kết quả, các thí sinh tham dự lớp học trên sau đó đều đạt chứng chỉ được cấp bởi Trường Đại học sư phạm Hà Nội. Đáng nói, tất cả đều đạt khá - giỏi, chỉ một người đạt loại trung bình.

Trước sự việc trên, ngày 11.3, sau phản ánh của Báo Lao Động, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GDĐT) Mai Văn Trinh đã ký công văn yêu cầu Trường Đại học Sư phạm Hà Nội kiểm tra thông tin Báo Lao Động nêu. Đồng thời, báo cáo việc tổ chức thi, liên kết tổ chức thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm của trường, có biện pháp xử lý đối với các đơn vị, cá nhân liên quan đến tiêu cực (nếu có). Báo cáo gửi về Cục quản lý chất lượng chậm nhất vào ngày 13.3.2020.

Cùng trao đổi với phóng viên Lao Động, GS.TS Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội lý giải: "Chúng tôi đã yêu cầu Viện nghiên cứu sư phạm giải trình về sự việc và sẽ có hình thức xử lý nghiêm những người liên quan nếu có sai phạm”.

Theo lãnh đạo nhà trường, Viện Nghiên cứu sư phạm là một đơn vị tự chủ, trực thuộc Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Viện này đã đứng ra liên kết với trung tâm đào tạo, trong đó có Công ty cổ phần Giáo dục Việt Nam để thực hiện đào tạo chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.

Về hình thức xử lý cụ thể, lãnh đạo Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho biết sau khi có giải trình của cán bộ liên quan, nhà trường sẽ có hình thức xử lý và  thông tin đến dư luận. Trước mắt, nhà trường tạm dừng hoạt động đào tạo, thi, cấp chứng chỉ của Viện Nghiên cứu sư phạm.

Nhóm Phóng Viên
TIN LIÊN QUAN

Video điều tra: Giảng viên gian lận để có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm

Nhóm Phóng viên |

Theo điều tra của Lao Động, không ít giảng viên phải gian lận để có tấm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm nhằm đủ điều kiện giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng trên cả nước (theo quy định của Luật Giáo dục ban hành 2005). Tấm chứng chỉ là kết quả của khoá học liên kết nhiều tiêu cực giữa Đại học Sư phạm Hà Nội và Công ty cổ phần giáo dục Việt Nam.

Cần làm rõ trách nhiệm của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Nhóm PV |

Theo chương trình, khóa đào tạo cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm có thời gian 3 tháng, nhưng thực chất học viên không cần đến lớp vẫn được đi thi và có những tấm chứng chỉ xếp loại khá-giỏi. Đặc biệt, trên chứng chỉ có chữ ký và dấu đỏ của lãnh đạo Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Liệu nhà trường có biết việc học và thi “bát nháo” trong những khóa học này?

Mua bán chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm

Nhóm PV |

Liên kết với trường Đại học sư phạm Hà Nội, một công ty giáo dục đã tổ chức hàng loạt các khoá học đào tạo để cấp chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm. Gọi là khoá học, nhưng quá trình học - thi chỉ là hình thức nhằm hợp thức hoá việc mua bán tấm chứng chỉ để đủ điều kiện giảng dạy.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Video điều tra: Giảng viên gian lận để có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm

Nhóm Phóng viên |

Theo điều tra của Lao Động, không ít giảng viên phải gian lận để có tấm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm nhằm đủ điều kiện giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng trên cả nước (theo quy định của Luật Giáo dục ban hành 2005). Tấm chứng chỉ là kết quả của khoá học liên kết nhiều tiêu cực giữa Đại học Sư phạm Hà Nội và Công ty cổ phần giáo dục Việt Nam.

Cần làm rõ trách nhiệm của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Nhóm PV |

Theo chương trình, khóa đào tạo cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm có thời gian 3 tháng, nhưng thực chất học viên không cần đến lớp vẫn được đi thi và có những tấm chứng chỉ xếp loại khá-giỏi. Đặc biệt, trên chứng chỉ có chữ ký và dấu đỏ của lãnh đạo Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Liệu nhà trường có biết việc học và thi “bát nháo” trong những khóa học này?

Mua bán chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm

Nhóm PV |

Liên kết với trường Đại học sư phạm Hà Nội, một công ty giáo dục đã tổ chức hàng loạt các khoá học đào tạo để cấp chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm. Gọi là khoá học, nhưng quá trình học - thi chỉ là hình thức nhằm hợp thức hoá việc mua bán tấm chứng chỉ để đủ điều kiện giảng dạy.