Mua bán chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm

Nhóm PV |

Liên kết với trường Đại học sư phạm Hà Nội, một công ty giáo dục đã tổ chức hàng loạt các khoá học đào tạo để cấp chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm. Gọi là khoá học, nhưng quá trình học - thi chỉ là hình thức nhằm hợp thức hoá việc mua bán tấm chứng chỉ để đủ điều kiện giảng dạy.

Cuối năm 2019, khi Lao Động đăng tải loạt bài “Giấy phép con hành giáo viên”, có bạn đọc nhắn: “Không chỉ chứng chỉ Ngoại ngữ, Tin học có vấn đề, chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm cũng đang rất nhức nhối”.

Phóng viên báo Lao Động tiếp tục vào cuộc tìm hiểu: 3 tháng học - thi, cùng 2 tháng chờ đợi lấy chứng chỉ đã chứng minh thông tin bạn đọc cung cấp là chính xác. Lỗ hổng trong liên kết đào tạo đã tạo ra những tấm chứng chỉ vô giá trị, khiến những giảng viên đại học cũng trở thành các đối tượng gian lận thi cử.

Chuyện của vị tiến sĩ Việt kiều

Một ngày cuối tháng 2.2020, tại trung tâm đào tạo của Công ty cổ phần giáo dục Việt Nam (số 68 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội), nhiều giảng viên từ các cơ sở giáo dục trên cả nước hồ hởi đến nhận chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.

Kỳ thi chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm do công ty Cổ phần Giáo dục Việt Nam kết hợp với trường Đại học sư phạm Hà Nội tổ chức đã kết thúc vào cuối năm 2019, dự kiến đầu tháng 2.2020 thí sinh nhận được chứng chỉ nhưng đã phải lùi lại 1 tháng do ảnh hưởng của dịch SARS-CoV-2. Nhiều giảng viên thở phào vì sau nhiều ngày ngóng đợi cuối cùng cũng đã nhận được chứng chỉ để “trả cơ quan”.

Nhân viên của công ty Cổ phần Giáo dục Việt Nam phụ trách trả chứng chỉ khoe với các học viên: “Cả lớp 90 người, 100% có chứng chỉ, đều đạt khá, giỏi. Chỉ duy nhất 1 học viên nam có chứng chỉ trung bình”.

Trong nhóm giảng viên đến nhận chứng chỉ, chúng tôi nhận ra anh N.V.Q, một tiến sĩ ở Mỹ về Việt Nam hiện đang là giảng viên thỉnh giảng tại một số trường đại học ở Hà Nội. Trong cả khoá học kéo dài 3 tháng, chúng tôi không thấy anh Q. xuất hiện trên lớp mà chỉ gặp anh vào 2 ngày diễn ra kỳ thi cấp chứng chỉ.

“Ở bên Mỹ trình độ Tiến sĩ là có thể đi giảng dạy rồi, không cần chứng chỉ. Từ khi về Việt Nam, mình có đi thỉnh giảng tại một số trường, các trường họ yêu cầu phải có chứng chỉ”, vị tiến sĩ chia sẻ.

Cũng theo anh N.V.Q, cả 3 tháng diễn ra khoá học anh chỉ đến lớp đúng buổi lấy tài liệu ôn thi và đi thi. Trong buổi thi, cũng giống như hàng chục thí sinh khác, chúng tôi thấy vị tiến sĩ cũng phải rất vất vả để chép phần tài liệu đã được công ty photo cho trước, giống đề thi đến 70%.

“Thực ra, anh không muốn đi thi chứng chỉ này bởi anh có học gì đâu. Chép cho qua thôi”, vị tiến sĩ chia sẻ.

Câu chuyện của anh Q. thực ra đại diện cho hầu hết các thí sinh có mặt trong khoá học này: Cả khoá học kéo dài 3 tháng, họ chỉ xuất hiện đúng vào hôm thi, đóng tiền và sau đó nhận được chứng chỉ đúng như mong đợi.

Trên danh sách, khoá học có 90 học viên nhưng suốt quá trình học kéo dài 3 tháng (học vào các ngày cuối tuần) hầu hết các buổi học chỉ có khoảng 10 học viên đến lớp. Thậm chí buổi khai giảng chỉ có 3 học viên.

Hai buổi học cuối cùng của khoá học, số lượng học viên đến lớp đông hơn, khoảng 15 - 30 người, lý do là để nhận bộ tài liệu để chép trong buổi thi từ phía nhân viên của Công ty cổ phần giáo dục Việt Nam.

“Chị đăng ký vào học chậm mất 2 tháng nên phải đóng là 3,5 triệu (bình thường là 2,5 triệu đồng - PV) nhưng cũng nghỉ luôn hôm thi mới có mặt. Vì không học nên phải đóng tiền nhiều hơn mọi người”, một giảng viên của một trường đại học ở Hà Nội nói khi chúng tôi thắc mắc cùng học 3 tháng mà sao “trông chị lạ quá”.

Vậy tại sao, một khoá học với hầu hết các thí sinh không đi học bất kỳ buổi nào vẫn đủ điều kiện để thi và sau đó đạt chứng chỉ khá, giỏi được cấp bởi Đại học Sư phạm Hà Nội?

Thực chất là mua bán?

Trở lại thời điểm thi vào 28 và 29.12.2019. Thắc mắc về việc lớp đi thi đông bất thường (đi học khoảng 10 người, đi thi lại có đến 90 thí sinh) của chúng tôi nhanh chóng được giải đáp.

Kết thúc buổi thi ngày 28.12, nhân viên của Công ty cổ phần Giáo dục Việt Nam mang đến một tờ danh sách điểm danh tất cả 10 môn học từ đầu khóa (bắt đầu từ ngày 22.9.2019). Nữ nhân viên chuẩn bị những chiếc bút với màu mực khác nhau và yêu cầu tất cả thí sinh kí khống vào danh sách điểm danh này để đủ điều kiện dự thi là đã đi học đủ số buổi quy định.

Thực tế, trong tất cả các buổi học và thi tại Công ty cổ phần Giáo dục Việt Nam đều có mặt các giảng viên đến từ Trường Đại học sư phạm Hà Nội, hành vi ký khống điểm danh rất dễ phát hiện. Nhưng không hiểu vì lý do gì sau đó tất cả 90 thí sinh đều có chứng chỉ trót lọt?

Buổi thi diễn ra trong 2 ngày 28 và 29.12 thực ra cũng chỉ là hình thức, “thi diễn”.

Trước ngày thi khoảng 1 tuần, tất cả các thí sinh được trung tâm bán cho bộ tài liệu của cả 10 môn học, cam kết giống đến khoảng 70% đề thi. Trong buổi thi, tất cả đều được mang bộ tài liệu này để trên bàn để chép, trước mặt giám thị của Đại học sư phạm Hà Nội.

Khi thấy các thí sinh gặp phải câu hỏi khó không có trong tài liệu, cán bộ coi thi tỏ ra sốt sắng tìm cách giúp thí sinh làm bài. Một lúc sau, đáp án của câu hỏi được gửi lên nhóm chat zalo của lớp kèm theo lời dặn dò của nhân viên coi thi tại trung tâm: “Chị L. (nhân viên công ty - PV) vừa gửi một tài liệu lên nhóm, các anh chị tham khảo xem có thêm được ý gì nữa không nhé”.

Một thí sinh khác tỏ ra vui vẻ: “Nói thật là đi học chỉ để biết thôi chứ có tài liệu đây cứ chép đây ra này. Cô giáo nói là ai cũng đỗ thôi. Cứ cố viết một mặt để các cô cho lấy 5 điểm mà đỗ. Còn viết cái gì cũng được”.

Trong buổi đến nhận chứng chỉ mới đây, nhân viên của trung tâm nói với chúng tôi sắp tới Công ty tiếp tục tổ chức các khoá đào tạo cấp chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên mới và nhờ các học viên cũ giới thiệu đến bạn bè, người thân có nhu cầu cần loại chứng chỉ này.

Theo nhiều tài liệu đăng tải công khai, Công ty cổ phần giáo dục Việt Nam trực thuộc trường Cao đẳng nghề Văn Lang Hà Nội (70 Giáp Nhất, Thanh Xuân, Hà Nội). Công ty này có chi nhánh tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Ngoài chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, đơn vị này còn liên kết tổ chức đào tạo và cấp nhiều loại chứng chỉ khác như: Đấu thầu, xây dựng, nghiệp vụ khai Hải quan, Kế toán, hướng dẫn viên du lịch…

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Video điều tra: Giảng viên gian lận để có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm

Nhóm Phóng viên |

Theo điều tra của Lao Động, không ít giảng viên phải gian lận để có tấm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm nhằm đủ điều kiện giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng trên cả nước (theo quy định của Luật Giáo dục ban hành 2005). Tấm chứng chỉ là kết quả của khoá học liên kết nhiều tiêu cực giữa Đại học Sư phạm Hà Nội và Công ty cổ phần giáo dục Việt Nam.

Cần làm rõ trách nhiệm của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Nhóm PV |

Theo chương trình, khóa đào tạo cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm có thời gian 3 tháng, nhưng thực chất học viên không cần đến lớp vẫn được đi thi và có những tấm chứng chỉ xếp loại khá-giỏi. Đặc biệt, trên chứng chỉ có chữ ký và dấu đỏ của lãnh đạo Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Liệu nhà trường có biết việc học và thi “bát nháo” trong những khóa học này?

Cựu Hiệu trưởng trường nghề vào tù vì “bán” chứng chỉ

Việt Dũng |

Ông Vũ Tiến Hiệp (54 tuổi, cựu Hiệu trưởng trường trung cấp nghề Hà Nội) cùng cấp dưới, cấu kết với người bên ngoài cấp chứng chỉ nghề cho gần 900 người, trong đó có 200 phạm nhân.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Video điều tra: Giảng viên gian lận để có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm

Nhóm Phóng viên |

Theo điều tra của Lao Động, không ít giảng viên phải gian lận để có tấm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm nhằm đủ điều kiện giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng trên cả nước (theo quy định của Luật Giáo dục ban hành 2005). Tấm chứng chỉ là kết quả của khoá học liên kết nhiều tiêu cực giữa Đại học Sư phạm Hà Nội và Công ty cổ phần giáo dục Việt Nam.

Cần làm rõ trách nhiệm của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Nhóm PV |

Theo chương trình, khóa đào tạo cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm có thời gian 3 tháng, nhưng thực chất học viên không cần đến lớp vẫn được đi thi và có những tấm chứng chỉ xếp loại khá-giỏi. Đặc biệt, trên chứng chỉ có chữ ký và dấu đỏ của lãnh đạo Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Liệu nhà trường có biết việc học và thi “bát nháo” trong những khóa học này?

Cựu Hiệu trưởng trường nghề vào tù vì “bán” chứng chỉ

Việt Dũng |

Ông Vũ Tiến Hiệp (54 tuổi, cựu Hiệu trưởng trường trung cấp nghề Hà Nội) cùng cấp dưới, cấu kết với người bên ngoài cấp chứng chỉ nghề cho gần 900 người, trong đó có 200 phạm nhân.