Mua bán chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm:

Cần làm rõ trách nhiệm của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Nhóm PV |

Theo chương trình, khóa đào tạo cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm có thời gian 3 tháng, nhưng thực chất học viên không cần đến lớp vẫn được đi thi và có những tấm chứng chỉ xếp loại khá-giỏi. Đặc biệt, trên chứng chỉ có chữ ký và dấu đỏ của lãnh đạo Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Liệu nhà trường có biết việc học và thi “bát nháo” trong những khóa học này?

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đóng vai trò gì?

Trong bài viết trước, chúng tôi đã phản ánh việc Công ty cổ phần Giáo dục Việt Nam (có trụ sở  tại A3P2, Khu tập thể giáo viên Đại học ngoại ngữ, Cầu Giấy, Hà Nội) tổ chức các khóa đào tạo chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm theo kiểu “bát nháo”. Học viên chỉ cần đóng tiền và không cần đi học.

Để giúp học viên đủ điều kiện dự thi và được cấp chứng chỉ, nhân viên của công ty này đã hướng dẫn học viên “ký khống” vào tờ danh sách điểm danh các môn học. Đến hôm tổ chức kỳ thi, các thí sinh đều được cung cấp sẵn tài liệu và mang vào phòng thi để chép.

Là những học viên hiếm hoi có mặt gần như đầy đủ trong suốt khóa học này, chúng tôi cũng chứng kiến nhiều câu chuyện “dở khóc dở cười” của những người đi thi. Họ đang giảng dạy ở nhiều trường đại học có tiếng trong nước, thậm chí có cả tiến sĩ được đào tạo tại Mỹ, nhưng muốn là giảng viên ở Việt Nam thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Tấm chứng chỉ này, họ thừa nhận có được không phải bằng việc “thực học”, “thực thi”.

Cũng trong suốt khóa học, khi thắc mắc về việc tại sao vắng bóng người học, mỗi buổi chỉ lác đác vài học viên, các nhân viên của Công ty cổ phần Giáo dục Việt Nam đã nhanh chóng “trấn an” chúng tôi bằng việc nhắc đến “thương hiệu” của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Đầu tiên là khi đến đăng ký khóa học, nhân viên của công ty này nhiều lần nhấn mạnh Công ty Cổ phần Giáo dục Việt Nam liên kết với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức. Công ty sẽ đứng ra thu tiền học phí, trả chứng chỉ đúng hẹn cho học viên. Còn giảng viên, chương trình học, đề thi và chứng chỉ đều do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cấp.

“Các bạn yên tâm, chứng chỉ có dấu đỏ, chữ ký của lãnh đạo Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Công ty đã có thâm niên trong lĩnh vực đào tạo, với mạng lưới phủ khắp cả nước, không chỉ liên kết với Đại học Sư phạm mà còn liên kết với nhiều trường khác. Các bạn cần chứng chỉ gì cũng có”- một nhân viên Công ty Cổ phần Giáo dục Việt Nam đon đả khi chúng tôi đến đăng ký học.

Thực tế qua quá trình ghi nhận, đúng như nhân viên công ty này quảng cáo, trong tất cả các buổi học và thi của khóa đào tạo chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm mà chúng tôi tham gia, đều có mặt các giảng viên tự xưng đến từ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Sau khi đối chiếu danh sách giảng viên tham gia giảng dạy cho khóa học thì đúng là một số người có nằm trong danh sách giảng viên cơ hữu của trường này.

Còn trong các buổi thi, giám thị cũng tự nhận là người của Viện Nghiên cứu Sư phạm (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) và khẳng định chứng chỉ của khóa học là do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cấp.

Cũng những giám thị này, dù nhìn thấy thí sinh trong phòng thi có hành vi gian lận, nhưng vờ như không thấy. Kết quả là 100% học viên của khóa học đều có chứng chỉ, đều đạt khá, giỏi.

Biết thi cử lộn xộn, vẫn liên kết

Cũng trong suốt 3 tháng diễn ra khóa học, có một số buổi, nhân viên của Công ty Cổ phần Giáo dục Việt Nam và kể cả giảng viên tỏ ra rất nghiêm túc trong việc giám sát sĩ số lớp, điểm danh người học. Nhưng đến ngày diễn ra kỳ thi, chúng tôi mới ngỡ ngàng khi học viên tấp nập đến thi, trái ngược hoàn toàn với không khí vắng lặng của các buổi học trước đó, khi chỉ lác đác vài người đến lớp.

Nếu như cả quá trình học kéo dài 3 tháng, sĩ số lớp chỉ khoảng 10 người/buổi học thì ngày thi danh sách thí sinh lên đến 90 người.

Nhiều học viên thừa nhận họ chấp nhận đóng tiền nhiều hơn để không phải đều đặn đến lớp và được nhân viên của công ty dặn chỉ cần hôm thi có mặt để chép bài. Còn lại… “đã có công ty lo”. Họ lo bằng cách nào? Chính là việc hướng dẫn cho học viên ký điểm danh khống để hợp thức hóa quá trình đào tạo.

Trong các buổi thi, khi đem thắc mắc “tại sao không tổ chức học và thi ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, mà lại tổ chức ở trụ sở của công ty bên ngoài?”, “người đang là giảng viên cũng phải học và thi số tín chỉ như người vừa tốt nghiệp”?, một giám thị tự nhận là người của Viện Nghiên cứu Sư phạm (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) nói: “Trường mình liên kết với công ty này để người ta tuyển sinh. Trường cũng rất sợ chuyện lộn xộn”.

Theo như lời người này thì họ biết việc liên kết tuyển sinh với các trung tâm, công ty phía ngoài sẽ khó tránh việc đào tạo bát nháo, thi cử lộn xộn. Vậy tại sao đã biết mà vẫn liên kết.

Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm được xem là tấm “giấy thông hành”, đủ điều kiện để đi giảng dạy trong các cơ sở giáo dục. Trong khi giáo dục là một lĩnh vực quan trọng, ảnh hưởng đến mọi nhà, vậy mà những tấm chứng chỉ sư phạm lại có được bằng việc mua bán và gian lận.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Mua bán chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm: Lỗ hổng trong liên kết đào tạo

Nhóm Phóng Viên |

Liên kết đào tạo là điều cần thiết, giúp phát huy năng lực về đào tạo của các trường và đáp ứng nhu cầu thực tiễn của người học. Nhưng nếu các trường buông lỏng quản lý trong hoạt động này sẽ dẫn đến nhiều lỗ hổng và hệ luỵ. Câu chuyện liên kết đào tạo Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm giữa Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Công ty Cổ phần Giáo dục Việt Nam mà Lao Động phản ánh mới đây là ví dụ điển hình.

Video điều tra: Giảng viên gian lận để có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm

Nhóm Phóng viên |

Theo điều tra của Lao Động, không ít giảng viên phải gian lận để có tấm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm nhằm đủ điều kiện giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng trên cả nước (theo quy định của Luật Giáo dục ban hành 2005). Tấm chứng chỉ là kết quả của khoá học liên kết nhiều tiêu cực giữa Đại học Sư phạm Hà Nội và Công ty cổ phần giáo dục Việt Nam.

Mua bán chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm

Nhóm PV |

Liên kết với trường Đại học sư phạm Hà Nội, một công ty giáo dục đã tổ chức hàng loạt các khoá học đào tạo để cấp chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm. Gọi là khoá học, nhưng quá trình học - thi chỉ là hình thức nhằm hợp thức hoá việc mua bán tấm chứng chỉ để đủ điều kiện giảng dạy.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Mua bán chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm: Lỗ hổng trong liên kết đào tạo

Nhóm Phóng Viên |

Liên kết đào tạo là điều cần thiết, giúp phát huy năng lực về đào tạo của các trường và đáp ứng nhu cầu thực tiễn của người học. Nhưng nếu các trường buông lỏng quản lý trong hoạt động này sẽ dẫn đến nhiều lỗ hổng và hệ luỵ. Câu chuyện liên kết đào tạo Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm giữa Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Công ty Cổ phần Giáo dục Việt Nam mà Lao Động phản ánh mới đây là ví dụ điển hình.

Video điều tra: Giảng viên gian lận để có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm

Nhóm Phóng viên |

Theo điều tra của Lao Động, không ít giảng viên phải gian lận để có tấm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm nhằm đủ điều kiện giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng trên cả nước (theo quy định của Luật Giáo dục ban hành 2005). Tấm chứng chỉ là kết quả của khoá học liên kết nhiều tiêu cực giữa Đại học Sư phạm Hà Nội và Công ty cổ phần giáo dục Việt Nam.

Mua bán chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm

Nhóm PV |

Liên kết với trường Đại học sư phạm Hà Nội, một công ty giáo dục đã tổ chức hàng loạt các khoá học đào tạo để cấp chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm. Gọi là khoá học, nhưng quá trình học - thi chỉ là hình thức nhằm hợp thức hoá việc mua bán tấm chứng chỉ để đủ điều kiện giảng dạy.