Bánh vẽ đầu tư trồng chè, rau má: Hứa thật nhiều, thất hứa rất nhiều

Nhóm Phóng Viên |

Trong các buổi hội thảo, huy động vốn, lãnh đạo các công ty như Ntea hay CCV Group luôn đưa ra những viễn cảnh màu hồng cùng cam kết chắc như đinh đóng cột về lợi nhuận khi đầu tư.

Trong bài viết trước, Báo Lao Động đã phản ánh hoạt động huy động vốn trong lĩnh vực nông nghiệp của Công ty Cổ phần tập đoàn Ntea Việt Nam (Tập đoàn Ntea) và Công ty Cổ phần xúc tiến thương mại CCV Group (Công ty CCV).

Theo đó, dù chỉ trồng, sản xuất chè và rau má nhưng các doanh nghiệp này đã huy động vốn với lãi suất lên đến 20%, thậm chí 60%/năm, sau đó mất khả năng chi trả khiến nhiều người dân điêu đứng.

Lời nói gió bay

Theo tài liệu mà Lao Động có được, trong các buổi hội thảo kêu gọi huy động vốn diễn ra trong năm 2021 và 2022, ông Nguyễn Mai Long khi đó là Phó Tổng Giám đốc của Tập đoàn Ntea giới thiệu tập đoàn này có các vùng nguyên liệu, cơ sở sản xuất tại Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên, Quảng Ninh.

Sản phẩm chè của Tập đoàn đã chiếm lĩnh cả thị trường thế giới từ Trung Quốc, Nhật Bản đến Ukraina, Nga rồi cả Trung Đông.

Một số nhà đầu tư tìm đến trụ sở Tập đoàn Ntea. Ảnh: PV Lao Động
Một số nhà đầu tư tìm đến trụ sở Tập đoàn Ntea nhưng không thể gặp được người có trách nhiệm. Ảnh: PV Lao Động

"Một đồi chè thì nó hái hàng tỉ lần để xuất khẩu, nó không là một đồi chè nữa mà tạo ra thặng dư xã hội cực kỳ to lớn. Khi đất nước tốt lên thì các cá nhân trong đất nước đó sẽ tốt lên.

Chúng tôi sẽ đi cùng các nhà đầu tư đến cùng. Còn người còn của còn làm, chúng tôi không thể trốn đi đâu cả, nhà cửa các thứ, bố mẹ, trong hết đây rồi, tìm đâu cũng thấy. Gõ tên tôi trên mạng là có hàng triệu kết quả", ông Nguyễn Mai Long - vốn được biết đến với vai trò là một đạo diễn và diễn viên - tuyên bố hùng hồn.

Trong khi đó, ông Nguyễn Kim Cường - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Ntea được giới thiệu "sinh ra trong một gia đình cả nhà làm về chè xuất khẩu cách đây 50 năm, bây giờ đang kế thừa làm cái việc đó".

Ông này thường gửi các video đi thực tế tại các vùng nguyên liệu chè vào nhóm chat trên mạng xã hội của các nhà đầu tư, khẳng định dự án đang phát triển tốt, dự kiến một mùa chè bội thu.

Để khách hàng tin tưởng tuyệt đối, Tập đoàn Ntea còn cam kết trong hợp đồng "nếu hợp tác kinh doanh rủi ro, thua lỗ sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm".

Bên trong nhà máy sản xuất của Tập đoàn Ntea tại Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. Ảnh: PV Lao Động
Hiện trạng bên trong nhà máy sản xuất của Tập đoàn Ntea tại Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. Ảnh: PV Lao Động

Những ngày cuối tháng 9.2023, phóng viên Lao Động đã đi thực tế về các cơ sở sản xuất chè của Tập đoàn Ntea tại Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên, Quảng Ninh thì hầu như không còn hoạt động sản xuất nào. Máy móc phủ bụi, mạng nhện giăng kín.

Đồi chè tại xã Văn Miếu, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ mà phía Tập đoàn Ntea giới thiệu là vùng nguyên liệu, đưa các nhà đầu tư đến tham quan trước đó, theo xác minh của phóng viên thì là của một người dân địa phương, được tập đoàn này thuê để cắm biển.

Lời nói gió bay, hơn 1 năm nay, khi việc dừng trả gốc và lãi diễn ra, nhiều nhà đầu tư liên hệ, tìm đến lãnh đạo Tập đoàn này là ông Nguyễn Kim Cường và Nguyễn Mai Long thì luôn bị lẩn tránh.

Trong một lần hiếm hoi gặp được ông Nguyễn Kim Cường thì họ nhận được phản hồi: "Bây giờ cái gì cũng bắt tôi giải trình ngay và luôn thì nó khó lắm, bây giờ tôi cũng không trong tình trạng tỉnh táo và minh mẫn đâu".

Một buổi hội thảo, huy động vốn của CVV Group. Ảnh: NDCC
Một buổi hội thảo, huy động vốn của CVV Group. Ảnh: Nhà đầu tư cung cấp

Tương tự là vụ việc liên quan đến Công ty CVV Group.

Các nhà đầu tư được doanh nghiệp này giới thiệu cần huy động vốn để "mở rộng hoạt động kinh doanh trồng rau má và chế biến các sản phẩm từ rau má".

"Họ giới thiệu có nông trường cây rau má ở huyện Bến Lức và huyện Đức Huệ, tỉnh Long An. Bà Trang gọi là đây “thủ phủ rau má” của Công ty. Nhiều người đã đầu tư vào dự án thành công, quy mô sẽ mở rộng hơn.

Tuy vậy, khi chúng tôi xác minh, thực chất đó chỉ là hình thức thu mua, thương mại qua một hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn", anh N.M.D - một nhà đầu tư của Công ty CVV Group cho biết.

Đến nay, doanh nghiệp mất khả năng chi trả như cam kết, nhà đầu tư không thể liên hệ làm việc với bà Mai Hà Trang - Chủ tịch HĐQT Công ty CVV Group. Gọi điện tới cho những người được bà này ủy quyền giải quyết công việc, cũng không ai nghe máy. Website của công ty này đã xoá toàn bộ các nội dung đăng tải trước đó.

Cẩn trọng với hợp đồng "hợp tác đầu tư"

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, Luật sư Quách Thành Lực (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội) cho biết, khó có dự án hay hoạt động sản xuất, kinh doanh nào mang lại lợi nhuận đến hơn 20%/năm, thậm chí 60%/năm như Tập đoàn Ntea hay Công ty CVV Group cam kết.

Luật sư phân tích, nếu hoạt động hợp tác chỉ dừng lại ở việc các công ty gặp khó khăn thực sự, chưa có khả năng thanh toán lãi hay hoàn tiền thì giao dịch này chủ yếu chỉ dừng lại ở dân sự.

Luật sư Quách Thành Lực. Ảnh: PV Lao Động
Luật sư Quách Thành Lực. Ảnh: PV Lao Động

Tuy nhiên, nếu có căn cứ ngay từ đầu các doanh nghiệp có ý định chiếm đoạt tiền từ người góp vốn kinh doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ để tạo lòng tin từ các nhà đầu tư, hoặc sau đó sử dụng tiền sai mục đích thỏa thuận, tiêu xài cá nhân, lấy của người sau trả cho người trước rồi thoái thác trách nhiệm thì dấu hiệu của lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đã có tùy từng tình huống cụ thể.

Để xác định hành vi vi phạm này có dấu hiệu hình sự hay không rất cần sự vào cuộc của cơ quan điều tra nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân.

"Tuy vậy, dù là dân sự hay hình sự thì trong những vụ việc như thế này, người góp tiền hợp tác vẫn là người chịu thiệt thòi", Luật sư nói.

Cùng trao đổi, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - giảng viên cao cấp Học viện Tài chính nhận định, thời gian qua, các vụ lừa đảo thông qua hoạt động huy động vốn trái phép diễn ra ngày càng nhiều.

Đặc biệt, mới đây, Công an TP Hà Nội đã khởi tố vụ án liên quan đến Công ty Bất động sản Nhật Nam.

PGS-TS Đinh Trọng Thịnh. Ảnh: PV Lao Động
PGS-TS Đinh Trọng Thịnh. Ảnh: PV Lao Động

"Điểm chung là ban đầu, các đối tượng thường vẽ ra các dự án đầu tư lớn, hệ sinh thái phủ rộng khắp các lĩnh vực, nhưng thực chất không có hoạt động kinh doanh gì. Sau đó mở bán gói đầu tư hứa hẹn lãi suất, lợi nhuận siêu cao nhằm huy động vốn của nhà đầu tư.

Để tạo được lòng tin với khách hàng, các đối tượng thường mời những người nổi tiếng, người có ảnh hưởng để làm diễn giả trong các hội nghị khách hàng, đồng thời sử dụng các trang mạng quảng cáo mạnh mẽ, dùng tiền để tài trợ, mua giải thưởng", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nói.

Chuyên gia khuyên nhà đầu tư cần luôn tìm hiểu kĩ thông tin về các dự án đầu tư, các tổ chức huy động vốn... trước khi tham gia, góp vốn đầu tư để tránh tiền mất tật mang.

Nhóm Phóng Viên
TIN LIÊN QUAN

Trái đắng rót vốn đầu tư trồng chè, rau má lãi suất không tưởng

Nhóm Phóng Viên Thời sự |

Dù chỉ sản xuất chè và trồng rau má nhưng các doanh nghiệp này đã huy động vốn với lãi suất lên đến 20%, thậm chí 60%/năm, sau đó mất khả năng chi trả khiến nhiều người dân điêu đứng.

Trách nhiệm của nhân viên ngân hàng vụ sập bẫy đầu tư Tập đoàn Sen Tài Thu

NHÓM PHÓNG VIÊN THỜI SỰ |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhiều người dân kiến nghị, cơ quan chức năng cần làm rõ vai trò của các nhân viên ngân hàng đã giúp sức tích cực cho Tập đoàn Sen Tài Thu trong hoạt động huy động vốn có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Công an thu thập hồ sơ vụ Tập đoàn Sen Tài Thu bị tố lừa đảo

Nhóm Phóng viên Thời sự |

Liên quan đến đơn tố cáo của các nhà đầu tư, một lãnh đạo của Tập đoàn Sen Tài Thu xác nhận đang làm việc và cung cấp hồ sơ liên quan cho cơ quan công an.

Vì sao cây cầu hư hỏng nghiêm trọng trên tỉnh lộ 445 chưa được sửa chữa?

Minh Tùng |

Hoà Bình - Người dân xã Hợp Thành bức xúc vì cây cầu trên tỉnh lộ 445 thi công dang dở, gây sụt lún nhà dân và ảnh hưởng an toàn giao thông.

Người bố kể giây phút giành lại mạng sống cho con trai sốt xuất huyết

Khánh Linh |

Tận mắt chứng kiến con lâm vào nguy kịch vì sốt xuất huyết, đến giờ phút này, khi nhìn thấy cậu con trai đang chạy nhảy ngoài sân, anh Đỗ Văn Chính (xã Phùng Xá, Thạch Thất, Hà Nội) vẫn chưa thể tin rằng, mình đã giành được mạng sống của con từ tay tử thần.

Bản tin công đoàn: “Nên cho công nhân đang thuê nhà ở xã hội được mua lại”

NHÓM PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Đề xuất cho phép công nhân đang thuê nhà ở xã hội được mua lại; Hơn 5.000 công nhân Công ty Viet Glory đã đi làm trở lại; Nhà ở xã hội sử dụng lâu năm vẫn được rao bán gấp 2 - 3 lần giá khởi điểm...

Đất ruộng thành đô thị bỏ hoang, nhiều dự án vẫn chờ... trên giấy

Khánh Linh |

Mang trong mình những hy vọng thay đổi bộ mặt của vùng ngoại thành Thủ đô, thì nay, những cái tên nửa tây, nửa ta, những biển hiệu “mọc” lên từ năm 2008 vẫn im lìm trên bãi cỏ.

Giải pháp "đột phá của đột phá" sẽ giúp Yên Bái phát triển kinh tế

Long Nguyễn - Cao Tuân |

Ông Trần Huy Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái khẳng định các giải pháp được coi là "đột phá của đột phá" trước hết sẽ giữ chân, sau đó thu hút người lao động trở về xây đắp quê hương.

Trái đắng rót vốn đầu tư trồng chè, rau má lãi suất không tưởng

Nhóm Phóng Viên Thời sự |

Dù chỉ sản xuất chè và trồng rau má nhưng các doanh nghiệp này đã huy động vốn với lãi suất lên đến 20%, thậm chí 60%/năm, sau đó mất khả năng chi trả khiến nhiều người dân điêu đứng.

Trách nhiệm của nhân viên ngân hàng vụ sập bẫy đầu tư Tập đoàn Sen Tài Thu

NHÓM PHÓNG VIÊN THỜI SỰ |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhiều người dân kiến nghị, cơ quan chức năng cần làm rõ vai trò của các nhân viên ngân hàng đã giúp sức tích cực cho Tập đoàn Sen Tài Thu trong hoạt động huy động vốn có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Công an thu thập hồ sơ vụ Tập đoàn Sen Tài Thu bị tố lừa đảo

Nhóm Phóng viên Thời sự |

Liên quan đến đơn tố cáo của các nhà đầu tư, một lãnh đạo của Tập đoàn Sen Tài Thu xác nhận đang làm việc và cung cấp hồ sơ liên quan cho cơ quan công an.