Bàn thờ Phật bằng đá có hơn 600 năm lịch sử

Nguyễn Hữu Mạnh |

Chùa Xuân Lũng (còn được gọi là chùa Phổ Quang) được xây dựng dưới thời Lý - Trần tại khu vực xóm Chùa, xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Từ năm 1980, ngôi chùa đã được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia vì những giá trị trong kiến trúc cổ xưa, hoa văn chạm khắc tinh xảo. Trong chùa còn lưu giữ nhiều đồ vật quý giá từ thời Trần còn sót lại; trong đó, bàn thờ Phật bằng đá tại chùa Xuân Lũng đã được công nhận là Bảo vật quốc gia vào ngày 25 tháng 12 năm 2021 bởi Quyết định số 2198/QĐ-TTg của Chính phủ do giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học đặc biệt của nó.

Sự kết hợp hài hòa giữa kỹ - mỹ thuật và triết lý Phật giáo

Bàn thờ Phật được làm bằng đá xanh cao 1,05m, rộng 1,23m và có kết cấu 5 tầng được lắp ghép từ 71 phiến đá xanh. Hình ảnh chính trong chạm khắc bệ đá là cánh sen cách điệu. Các nghệ nhân xưa đã để lại cho đời một cổ vật hết sức độc đáo, mang giá trị mỹ thuật, kỹ thuật và triết lý sâu sắc, với bàn tay tài hoa. Theo kỹ thuật tạo tác, bàn thờ có thể được chia làm 5 tầng:

Tầng đầu tiên bao gồm chân đế được ghép từ 13 ba phiến đá, mang dạng sập chân quỳ dạ cá đôi. Mỗi bông hoa có hai đài hoa mềm mại và bốn góc đều có hoa văn dạng mây cụm trên mặt sau. Mặt trước và hai mặt bên được khắc họa hình tượng hoa cúc chìm sắc nét.

Tầng thứ hai được ghép từ mười ba phiến đá. Phần diềm của nó khắc họa hoa văn cánh sen ở cả bốn mặt. Các đồ án trang trí có nhiều đề tài được đục nổi ở phần dưới mặt trước. Tầng này khắc họa nhiều đề tài rất thú vị. Đề tài cá hóa rồng thể hiện mong muốn khát vọng thành công trong cuộc thi vượt vũ môn, đỗ đạt làm quan, giúp ích cho đời. Nửa thân sau có hình đuôi cá, nửa thân trước hóa thành rồng. Mặc dù phần lưng của rồng có vây, nhưng phần thân của rồng lại không có vây nào. Mặc dù thân còn ngắn, nhưng đầu rồng có bờm và miệng ngậm ngọc. Sư tử hí cầu, sư tử vờn hoa hải đường và lá bồ đề là những đề tài còn lại.

Tầng thứ ba được lắp ghép từ 13 phiến đá khác. Có bốn hình tượng Kim Sí Điểu (chim thần) đỡ ở bốn góc với tư thế bụng, mông và chân tì lực xuống và hai cánh xòe ra hai bên. Kim Sí Điểu hay còn gọi là Ca Lâu La, tiếng Phạn gọi là Garuda vốn là một vị thần trong Bà La Môn giáo, tuy nhiên, sau này được Đức Phật khai tâm, mở lòng từ bi và trở thành một trong Thiên long bát bộ - Tám vị thần hộ pháp của nhà Phật. Kim Sí Điểu biểu trưng cho ánh sáng, lòng dũng cảm và ý chí cương trực. Ánh sáng hoàng kim của vị thần này có thể bảo vệ chúng sinh khỏi các ma chướng, tà khí và tà pháp.Tầng thứ tư được lắp ghép từ 10 phiến đá, diềm trang trí hình cánh sen úp ở cả bốn mặt.

Tầng thứ năm là tầng cao nhất và được xây dựng bằng 9 phiến đá. Bốn phía của bàn thờ đá được trang trí bằng ba lớp cánh sen kép sống động, mang lại cảm giác như bông sen đang mãn khai. Mỗi lớp có 40 cánh, mỗi cánh được điểm xuyết bằng hoa văn dạng chấm tròn tượng trưng cho bốn phương và tám hướng của đạo Phật. Bề mặt trên của tầng này có mài nhám hơi võng giữa và bốn góc có xu hướng vươn nhẹ lên, phá vỡ bố cục mặt phẳng của một bàn thờ hoặc nhang án thông thường.

Hồ sơ bảo vật quốc gia đánh giá: Khởi nguyên, hiện vật này được tạo tác để hiện thực hóa về thế giới của chư Phật; sự sáng tạo của các nghệ nhân dân gian khi tạo hình Bàn Phật thạch tòa từ những phiến đá xanh ghép lại tạo thành hình tòa sen đỡ bộ tượng Tam thế.
Hình tượng độc đáo khắc họa trên Bàn thờ Phật bằng đá chùa Xuân Lũng. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Hình tượng độc đáo khắc họa trên Bàn thờ Phật bằng đá chùa Xuân Lũng. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Bảo vật quý giá của người xưa

Bàn thờ Phật bằng đá tại chùa Xuân Lũng là hiện vật đầu tiên trong mỹ thuật cổ có hình tượng Độc long, Cá hóa rồng, Sư tử hí cầu, sừng tê ngọc báu... vừa thực vừa hư ảo. Tư liệu của Viện bảo tồn di tích cho biết: Sư tử khép mình trên một dải trang trí, có thân thú đang bò ra phía trước, mặt được cường điệu đôi chút để thể hiện sự thiêng liêng và sức mạnh, trước mặt có quả cầu với hai dải bay ra. Đến nay, chưa tìm thấy bất kỳ hiện vật nào gắn liền với các đồ án chạm khắc trang trí này. Hình tượng con hổ, hươu và hoa hải đường, loài hoa đặc trưng của vùng trung du Tây Bắc, được mô tả trên hoa văn. Đây là sự kết hợp hài hòa trong nghệ thuật chạm khắc cổ với những họa tiết hoa văn trang trí gắn với thế giới Phật giáo đã khắc họa cuộc sống cư dân quanh vùng núi Nghĩa Lĩnh, nơi có đền thờ các vua Hùng đã có công dựng nước, khởi nguồn cho lịch sử dân tộc.

Sách Di sản Hán Nôm tỉnh Phú Thọ cho biết, tầng 3 của bệ đá hoa sen ghi một cách chính xác tuyệt đối niên đại và những người công đức tác phẩm nghệ thuật bệ đá hoa sen này: Ngày 12 tháng 2 năm Đinh Mão niên hiệu Xương Phù thứ 10 (1386) điền chủ học chi hầu Nguyễn Chiêu tên tự là Ngộ Không Cư sĩ và vợ là Nguyễn Thị Sửu tên tự Công Tín cung tiến khánh đá tam bảo. Ngoài ra, ô số 4 mặt trước bệ đá ghi: Sử đài điền ngự thư hà chính thư tên là Nguyễn Nạp tự là Đạo Cư Sĩ cùng cung tiến tòa đá tam bảo vào chùa.

Như vậy, bàn thờ Phật bằng đá tại chùa Xuân Lũng có niên đại sớm ở nước ta, đến nay đã trải qua hơn 600 năm lịch sử. Cùng với các Nhang án đá được phát hiện tại Hà Nội: chùa Dương Liễu (năm 1357), chùa thôn Tiền (Ứng Hòa, năm 1370), chùa Đại Bi (Hoài Đức, năm 1374), chùa Ngọc Đình (Thanh Oai, năm 1375), chùa Bối Khê (Thanh Oai, năm 1382), chùa Chân Nguyên (Ứng Hòa, năm 1391)... đã tạo dựng lên một bộ sưu tập hiện vật hết sức độc đáo, có giá trị trong lịch sử dân tộc.

Nguyễn Hữu Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Lập bàn thờ ở đơn vị để chiến sĩ vái vọng mẹ mất ở quê nhà

Thanh Chung |

Để đảm bảo phòng chống dịch COVID-19, một chiến sĩ binh nhì công tác tại Trung đoàn 29, Sư đoàn BB 307 (Quảng Ngãi) phải nén nỗi đau mất mẹ ở lại thực hiện nhiệm vụ. Để chia sẻ nỗi mất mát với anh, đơn vị đã lập bàn thờ để giúp anh có thể vái vọng mẹ.

Độc đáo tục xông bàn thờ đêm 30 Tết Nguyên đán của người Tày

Phạm Đông - L. Bảo |

Vào khoảnh khắc giao thừa, trước thời khắc năm mới của Tết Nguyên đán, nồi lá thơm sôi sùng sục cũng được người Tày sẵn sàng để xông bàn thờ. Việc này đánh dấu kết thúc tất cả những vất vả, lo toan, xui xẻo trong một năm cũ.

Người dân lập bàn thờ Tổ quốc, thắp nén hương dịp Tết

NHẬT HỒ |

Không biết có tự bao giờ, mỗi dịp tết đến, tại tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau rất nhiều người lập bàn thờ Tổ quốc trước hiên nhà bên cạnh việc sửa soạn tươm tất bàn thờ gia tiên. Và Tết Tân Sửu năm nay cũng không ngoại lệ.

Dòng sổ tang tiễn biệt Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh

Vương Trần - Hải Nguyễn |

Ghi những dòng sổ tang tiễn biệt Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhận định, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh là vị tướng lĩnh có tầm nhìn chiến lược, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp chung của Đảng, Nhân dân và Quân đội, nhất là trong lĩnh vực tình báo, đối ngoại Quốc phòng.

ASIAD 19: Cầu lông Việt Nam đặt niềm tin vào Nguyễn Thuỳ Linh

HOÀNG HUÊ |

Với sự tiến bộ trong thời gian gần đây, tay vợt Nguyễn Thuỳ Linh là niềm hi vọng số 1 của cầu lông Việt Nam tại ASIAD 19.

Chủ xe ủng hộ tính năng tra cứu phạt nguội ngay khi đặt lịch đăng kiểm

LÂM ANH |

Cục Đăng kiểm Việt Nam ra mắt giao diện mới của ứng dụng (app) TTDK với tính năng tra cứu phạt nguội phương tiện. Người dân có thể tra cứu phạt nguội ngay trên app để tránh mất thời gian vì quy định mới quy định không kiểm định đối với xe vi phạm giao thông chưa chấp hành xử phạt.

Chi hơn nửa tỉ đồng xây khu nghỉ dưỡng cho thú cưng cao cấp bậc nhất Tây Đô

YẾN PHƯƠNG |

Chàng trai ở Cần Thơ - được xem là người sở hữu trại chó Pom lớn nhất nhì miền Tây, mới đây anh còn mạnh tay chi hơn nửa tỉ đồng để xây dựng khu nghỉ dưỡng sang chảnh cho thú cưng, với các dịch vụ cao cấp gần như bậc nhất Cần Thơ.

Rốn lũ Sa Pa sau thảm họa lũ ống

Bảo Nguyên |

Trận lũ ống ập xuống trong đêm khiến xã Liên Minh, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai tan hoang. Nhiều người mất cả gia đình, cơ ngơi gây dựng sau bao năm bay biến…

Lập bàn thờ ở đơn vị để chiến sĩ vái vọng mẹ mất ở quê nhà

Thanh Chung |

Để đảm bảo phòng chống dịch COVID-19, một chiến sĩ binh nhì công tác tại Trung đoàn 29, Sư đoàn BB 307 (Quảng Ngãi) phải nén nỗi đau mất mẹ ở lại thực hiện nhiệm vụ. Để chia sẻ nỗi mất mát với anh, đơn vị đã lập bàn thờ để giúp anh có thể vái vọng mẹ.

Độc đáo tục xông bàn thờ đêm 30 Tết Nguyên đán của người Tày

Phạm Đông - L. Bảo |

Vào khoảnh khắc giao thừa, trước thời khắc năm mới của Tết Nguyên đán, nồi lá thơm sôi sùng sục cũng được người Tày sẵn sàng để xông bàn thờ. Việc này đánh dấu kết thúc tất cả những vất vả, lo toan, xui xẻo trong một năm cũ.

Người dân lập bàn thờ Tổ quốc, thắp nén hương dịp Tết

NHẬT HỒ |

Không biết có tự bao giờ, mỗi dịp tết đến, tại tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau rất nhiều người lập bàn thờ Tổ quốc trước hiên nhà bên cạnh việc sửa soạn tươm tất bàn thờ gia tiên. Và Tết Tân Sửu năm nay cũng không ngoại lệ.