Độc đáo tục xông bàn thờ đêm 30 Tết Nguyên đán của người Tày

Phạm Đông - L. Bảo |

Vào khoảnh khắc giao thừa, trước thời khắc năm mới của Tết Nguyên đán, nồi lá thơm sôi sùng sục cũng được người Tày sẵn sàng để xông bàn thờ. Việc này đánh dấu kết thúc tất cả những vất vả, lo toan, xui xẻo trong một năm cũ.

Cũng giống như những dân tộc anh em khác, người Tày ở Tuyên Quang rất coi trọng Tết cổ truyền.

Người dân quan niệm, sau một năm làm việc vất vả, thì từ đêm 30 Tết trở đi không chỉ là thời khắc bắt đầu năm mới, mà đây còn là thời khắc chấm dứt sự vất vả, ngược xuôi cùng những vận xui trong một năm cũ.

Để có những giây phút thảnh thơi đúng nghĩa để vui chơi ngày Tết, lẽ tất nhiên là người Tày phải hoàn thành tất cả những công việc trước khi bóng tối ngày cuối cùng của năm cũ bao phủ.

Với người Tày ở Tuyên Quang, công việc được phân công rất rõ ràng đến từng thành viên. Đàn ông trụ cột vừa phải bổ củi, mổ lợn, quét dọn, sắp xếp đồ đạc trong nhà cho gọn ghẽ, vừa phải chuẩn bị một cây nêu đủ cao vượt nóc nhà để đón những may mắn.

Đàn bà thì chuẩn bị lá dong, lạt nứa, đỗ, gạo nếp để gói bánh chưng và sắm sửa quần áo mới cho gia đình.

Người Tày đun nước lá bưởi thơm để xông bàn thờ gia tiên. Ảnh: L.B
Người Tày đun nước lá bưởi thơm để xông bàn thờ gia tiên. Ảnh: L.B

Bà Nông Thị Thắm (62 tuổi, thôn Tồng Moọc, xã Yên Lập, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang), tất bật với việc làm lạp xưởng cuối năm. Không giống như lạp xưởng vẫn thường treo lủng lẳng ở các cửa hiệu dưới xuôi, lạp xưởng của người Tày ở Tuyên Quang có thể nhỏ và ngắn hơn.

Đây món ăn mà người Tày ở Tuyên Quang tự làm nên vừa là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm thắp hương tổ tiên vào sáng ngày mùng 1, vừa là món ăn sẵn để đón khách. Chính vì vậy, nguyên liệu làm nên lạp xưởng hoàn toàn tự nhiên và sẵn có, thịt lợn của gia chủ nuôi, lá mắc mật, mắc khén, đinh hương thì của nhà trồng.

Bà Thắm cho biết, Tết của người Tày bắt đầu từ ngày 0h đêm giao thừa nhưng để bắt đầu Tết thì người Tày phải giải xui bằng những bữa ăn trong ngày cuối cùng của năm. Món ăn chính của những bữa giải xui là được chế biến từ thịt lợn do chính tay mình nuôi lớn để mổ đón Tết.

Người Tày sẽ luôn phiên đến nhà người thân trong họ hàng để ăn thịt giải xui, bởi vì cho dù xui xẻo đến mức không còn gì xui hơn được nữa thì năm cùng tháng tận, sang vận mới, mọi rủi ro của năm cũ đều qua đi.

Tất cả những công việc kể trên tưởng chừng đã đủ khiến các thành viên trong gia đình tất bật nhưng người phụ nữ Tày còn phải thực hiện một “nhiệm vụ” quan trọng mà gia đình và tổ tông giao phó, đó là thủ tục xông bàn thờ tổ tiên.

Bà Hà Thị Nở (66 tuổi, thôn Bảu, xã Hùng Mỹ, huyện Chiêm Hóa) chia sẻ, người Tày ở Tuyên Quang quan niệm, xông bàn thờ tổ tiên là tục “tắm” và thay áo mới cho các tiền nhân đã mất, mà người Tày ở Tuyên Quang thường gọi bằng cái tên đầy thân thương và đáng kính là “tắm” cho “các cụ” để chuẩn bị “đi chơi Tết”.

Bà Hà Thị Nở nhanh tay hái lá trong vườn để chuẩn bị nồi nước xông bàn thờ.
Bà Hà Thị Nở nhanh tay hái lá trong vườn để chuẩn bị nồi nước xông bàn thờ.

Với người dân địa phương, xông bàn thờ tổ tiên phải được thực hiện bởi chính đôi bàn tay của con dâu Tày, từ công đoạn chuẩn bị nguyên liệu đến công đoạn thực hiện.

Vừa cầm trên tay rổ lá thơm đặc biệt, bà Nở vừa chia sẻ: “Nồi nước xông bàn thờ rất đặt biệt. Chính vì vậy, những con dâu người Tày lớn tuổi thường rất chú tâm đến lựa chọn nguyên liệu “tắm cho các cụ”. Lá, rễ cây càng già thì mùi càng thơm, mùi thơm càng thanh khiết. Những nguyên tắc cơ bản mà “bất di bất dịch” này được mẹ chồng truyền cho con gái và con dâu khi mới về nhà chồng.

Không những vậy, những cô dâu Tày lớn tuổi tin rằng, càng nhiều nguyên liệu tạo nên nồi nước xông thì các cụ càng được sạch sẽ và viên mãn. Từ đó, con cháu càng được phù hộ. Từ đây, câu cửa miệng của người Tày trong ngày Tết sẽ là những câu chúc nhau an khang, thịnh vượng.

Phạm Đông - L. Bảo
TIN LIÊN QUAN

Trò chơi Phật dạy người Lự trong ngày Tết

Bài và ảnh Trịnh Thông Thiện |

Tương truyền, những trò chơi trong Tết cấm bản của người Lự ở xã Nậm Tăm, huyện Sìn Hồ - tỉnh biên giới Lai Châu được Bun (Phật) truyền dạy.

Thăm phố ông đồ - nơi tái hiện Tết xưa giữa lòng thành phố Cần Thơ

NGỌC TRÂM - NGUYỄN QUYỀN |

Giữa phố phường tấp nập, phố Ông Đồ (Cần Thơ) như một bức tranh đưa mọi người về với những hình ảnh Tết truyền thống. Con phố lung linh bởi sắc xuân tràn ngập trên bao lì xì đỏ, nét chữ thư pháp uốn lượn và nhiều sản phẩm được làm thủ công.

TPHCM: Không khí Tết cổ truyền tràn ngập trong Lễ hội Tết Việt 2021

DI PY |

Lễ hội Tết Việt 2021 diễn ra tại công viên Lê Văn Tám, TPHCM với nhiều hoạt động truyền thống, mang đậm không khí Tết cổ truyền. Lễ hội Tết Việt 2021 năm nay, ban tổ chức kì vọng đón 70.000 lượt khách đến tham quan và mua sắm.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Trò chơi Phật dạy người Lự trong ngày Tết

Bài và ảnh Trịnh Thông Thiện |

Tương truyền, những trò chơi trong Tết cấm bản của người Lự ở xã Nậm Tăm, huyện Sìn Hồ - tỉnh biên giới Lai Châu được Bun (Phật) truyền dạy.

Thăm phố ông đồ - nơi tái hiện Tết xưa giữa lòng thành phố Cần Thơ

NGỌC TRÂM - NGUYỄN QUYỀN |

Giữa phố phường tấp nập, phố Ông Đồ (Cần Thơ) như một bức tranh đưa mọi người về với những hình ảnh Tết truyền thống. Con phố lung linh bởi sắc xuân tràn ngập trên bao lì xì đỏ, nét chữ thư pháp uốn lượn và nhiều sản phẩm được làm thủ công.

TPHCM: Không khí Tết cổ truyền tràn ngập trong Lễ hội Tết Việt 2021

DI PY |

Lễ hội Tết Việt 2021 diễn ra tại công viên Lê Văn Tám, TPHCM với nhiều hoạt động truyền thống, mang đậm không khí Tết cổ truyền. Lễ hội Tết Việt 2021 năm nay, ban tổ chức kì vọng đón 70.000 lượt khách đến tham quan và mua sắm.