Tiếng nói của thời chúng ta đang sống

Mai Anh Tuấn |

… và thiên nhiên không nằm trong trí tưởng tượng mà thuộc về những hành động cụ thể. Điều đó càng thúc đẩy văn chương hôm nay bớt đi sự vội vàng, lãng mạn thêu dệt tình yêu môi trường…

Có lẽ nhiều người hơi bất ngờ khi tác phẩm Chang Hoang dã-Gấu (2020) của Trang Nguyễn đạt giải A Giải Sách Quốc gia 2021. Nhưng cuốn sách dạng artbook dành cho thiếu niên ấy, thực ra, tiêu biểu cho tiếng nói, hành động đáng ngưỡng mộ của một số người trẻ hôm nay, những người sẵn lòng và kiên định theo đuổi mục tiêu bảo vệ, bảo tồn động vật hoang dã.

Vượt qua câu chuyện giải cứu một con gấu chó mang tên Sorya, Chang Hoang dã-Gấu buộc chúng ta phải nhìn trực diện, tựa như nhìn mầm sống đang bất thần quẫy đạp trong lòng mình, vào tình trạng mệt mỏi, bị tổn thương của mẹ Thiên nhiên vốn thầm lặng nhẫn nại.

1.

Chang Hoang dã-Gấu là cuốn sách thứ hai của Trang Nguyễn. Trước đó, vào năm 2018, cô xuất bản cuốn du kí “Trở về nơi hoang dã”. Không chủ đích hướng đến triết lý nhưng Trở về nơi hoang dã, với tôi, là một triết lý lớn, một cuốn sách tự nó cao hơn những điều được viết ra.

Là một nhà bảo tồn động vật hoang dã, hiện là đại sứ cho Quỹ United for Wildlife của Hoàng gia Anh, Trang Nguyễn đã kể lại chân thực hành trình năm năm trải nghiệm, tham gia các hoạt động bảo tồn động vật hoang dã ở Nam Phi, Campuchia và Việt Nam. Không trau chuốt ngôn từ, không sử dụng uyển ngữ nhưng trần thuật của tác giả lại có nét sinh động, lạ lẫm của những địa danh “giàu truyền thống và lịch sử lâu đời” như vùng đất KwaZulu-Natal; của “cái nắng hanh hao ở Nam Phi vào mùa đông” rọi trên Vườn quốc gia Kruger rộng gần hai triệu héc-ta, “lớn hơn nhiều quốc gia khác trên thế giới”.

Đặc biệt, cuốn sách còn thổ lộ chuỗi cảm giác mà không phải ai cũng trải nghiệm được, như về “sự dịu dàng của loài voi”, hay về ánh mắt của những con gấu Lona bị nuôi nhốt lấy mật “buồn phiền, đau khổ sợ hãi, mệt mỏi. Là ánh mắt cam chịu, chấp nhận số phận khi đã ở trong bàn tay con người”. Lona, cam chịu và bất lực kháng cự, chính là hình ảnh thu nhỏ đầy ám ảnh của thế giới hoang dã đang bị chết dần chết mòn trong những chuồng sắt vô cảm.

Trở về nơi hoang dã gợi nhắc tầm quan trọng của thiên nhiên và sẽ là dẫn chứng chính xác cho các nhà nghiên cứu văn chương sinh thái (ecoliterature) thấy rõ cái cách thiên nhiên đối lập, đối thoại với nhân thế ra sao. Tôi không nghĩ cuốn sách là lời kêu gọi, một phóng sự nóng hổi về thực trạng buôn bán, bắn giết động vật quý hiếm, nhưng bởi nó được viết bằng lòng cộng cảm, thấu hiểu nỗi đau của thiên nhiên nên tất yếu, nó đánh động chúng ta cần nhìn lại mình. “Tôi không muốn bảo vệ thiên nhiên - Trang Nguyễn trích dẫn câu nói này lên trang đầu, tôi muốn tạo ra một thế giới mà thiên nhiên không cần phải bảo vệ”. Nhưng không dễ dàng để thiên nhiên, động vật hoang dã được tự do sống đời của nó, được tự mình tồn tại một cách bình thường với con người. Bởi chừng nào con người còn biến động vật thành đối tượng chiếm hữu thì chừng đó, động vật càng quý hiếm, càng có nguy cơ tuyệt chủng.

Trang Nguyễn cho biết, năm 2009, cá thể tê giác một sừng cuối cùng ở Việt Nam (cũng là cá thể cuối cùng ở khu vực Đông Dương) được phát hiện bởi một người dân. Nhưng cá thể này cũng đã bị giết, “không chỉ đánh dấu sự tuyệt chủng của cả một giống loài ở Việt Nam mà còn cho thấy sự thất bại trong công tác bảo tồn”.

Tại sao những người như Trang lại cảm nhận rõ hơn và tự chịu trách nhiệm với sự thất bại trong bảo tồn động vật hoang dã mặc dù họ, có thể nói, đã không từ nan bất cứ việc gì để hoàn thành sứ mệnh thầm lặng mà phần đông chúng ta hầu như chẳng đếm xỉa tới? Là bởi họ, tự sâu thẳm cảm xúc và nhận thức, luôn nhận thấy thế giới hoang dã cũng là “con người”, đúng hơn, không hề khác và tách biệt với con người. Trang đã nhìn đàn voi như nhìn một tổ ấm “không chỉ có quan hệ máu mủ, chúng còn thực sự yêu thương và quan tâm đến nhau cũng như gia đình của con người chúng ta vậy”. Chỉ khi nhìn động vật và thiên nhiên nói chung như nhìn sự sống của chúng ta, loài tinh tinh tự huyễn mình trong phận sự bảo vệ trái đất, thì con người may ra mới ngừng can thiệp thô bạo, thậm chí, tàn độc vào thế giới hoang hoang dã.

Một trong hai tác phẩm viết về công tác bảo tồn động vật hoang dã của Trang Nguyễn. Nguồn: Wildact
Một trong hai tác phẩm viết về công tác bảo tồn động vật hoang dã của Trang Nguyễn. Nguồn: Wildact

Trong tiểu luận Vì sao phải nhìn những con vật, nhà nghiên cứu John Berger cho rằng, con người là giống loài duy nhất nhận biết cái nhìn của một vật nào đó, cố gắng thấu hiểu những loài vật khác. Con người cũng dần tự nhận thức chính mình qua cái nhìn đáp trả của những con vật. Như vậy, bằng việc tồn tại bên cạnh con người, những con vật cũng đem lại cho con người một mối quan hệ bạn bè, thân tình và lấp đầy nỗi cô độc của con người trong tư cách một giống loài.

Dù không quá nhấn mạnh vào tư tưởng này, nhưng hai cuốn sách của Trang Nguyễn, nhờ lấy câu chuyện động vật làm trung tâm, sẽ khiến độc giả chột dạ bởi chưa bao giờ như lúc này, từng tiếng gọi nơi hoang dã lại gợi nhắc kí ức, nỗi hoài nhớ về mối quan hệ hài hòa từng có giữa con người và thiên nhiên da diết đến thế. Nếu đòi hỏi văn chương hiện nay có thể làm được chút gì đó cho đời sống, tôi nghĩ, lời hồi đáp xúc động mà sâu sắc của Trang Nguyễn là một ví dụ đích đáng.

2.

Những năm qua, vấn đề sinh thái môi trường đang dần trở thành tâm điểm trong hiểu biết của giới nghiên cứu, phê bình và sáng tác văn chương ở Việt Nam. Trong sáng tác, một số tác phẩm có chủ ý hoặc ngẫu nhiên lấy môi trường, thiên nhiên làm đề tài chính như Mẫu thượng ngàn (2006) của Nguyễn Xuân Khánh, Cơn mưa hoa mận trắng (2006) của Phạm Duy Nghĩa, Thập giá giữa rừng sâu (2006) của Nguyễn Khắc Phê, Ngôi nhà xưa bên suối (2008) của Cao Duy Sơn, Sông (2012) và Biên sử nước (2020) của Nguyễn Ngọc Tư...

Trong nghiên cứu, phê bình, có hẳn một “phong trào” vận dụng phê bình sinh thái (Ecocriticism) ngõ hầu xác thực rõ hơn các đóng góp của văn chương khi đối diện các vấn đề gai góc, thời sự của thiên nhiên, môi trường sống. Dẫu hơi muộn màng, nhưng, như người đến sau thì phải tỉnh táo bội phần, văn đàn Việt hôm nay đã không thể cho phép mình đứng ngoài công cuộc cứu lấy trái đất đang dần kiệt quệ.

Đấy là khi, thay vì ngợi ca con người chiến thắng, “bàn tay ta làm nên tất cả”, chinh phục và cải tạo thiên nhiên để phục vụ tối đa cuộc sống con người, nhà văn bắt đầu hướng đến sự chất vấn, hoài nghi sự việc con người chỉ biết trục lợi, tàn phá môi trường. Khác với văn chương truyền thống coi thiên nhiên như phông nền để con người thể hiện mình, coi tiếng nói con người quyết định diện mạo, tính cách thiên nhiên, nhà văn hiện nay nhận ra thiên nhiên, động vật hoang dã cũng là sinh thể độc lập, có thể kháng cự và bất tuân ý chí con người.

Trong Muối của rừng (1987), tác phẩm vừa được đưa vào chương trình phổ thông mới, Nguyễn Huy Thiệp còn để con người, sau thời khắc tự tin và hiếu thắng, trở nên thất bại thảm hại trong hình hài gã thợ săn bị đàn khỉ dạy lại bài học sinh tồn nhớ đời. Con người dường như quá ảo tưởng khi nhấc mình khỏi muôn loài, khi mượn danh xưng văn minh để tiêu diệt cầm thú hoang dã. Nhưng con người, theo cái nhìn của Nguyễn Huy Thiệp, cũng chỉ là cá thể nhỏ bé, yếu ớt mà những vốn liếng, kinh nghiệm họ thu nhận ở xã hội không thể giúp họ hiểu hết, lường được tính cách bí ẩn, phức tạp của thiên nhiên.

3.

Kết cục, ông Diểu, gã thợ săn “trần truồng” vừa đi vừa khóc giữa đại ngàn lấm tấm mưa xuân ấy, lần đầu tiên gặp loài hoa tử huyền, “ba chục năm mới nở một lần”. Niềm may mắn, duyên hạnh ngộ loài hoa báo hiệu sung túc, thanh bình này chỉ thực có được khi con người buông bỏ khẩu súng, loại trừ hoàn toàn mưu mô chiếm đoạt vẻ nguyên sơ, tuyệt mĩ của núi rừng. Dĩ nhiên, mọi phép màu chấm dứt cuộc xung đột dai dẳng giữa con người và thiên nhiên không nằm trong trí tưởng tượng mà thuộc về những hành động cụ thể. Điều đó càng thúc đẩy văn chương hôm nay bớt đi sự vội vàng, lãng mạn thêu dệt tình yêu môi trường.

Nó cần nỗi lòng hi vọng, đồng thời cũng cần những đề đạt, bàn luận có tầm viễn kiến của nhà văn để gợi mở cách con người, thiên nhiên cùng bao dung, thông hiểu và cộng sinh. Con người sẽ vơi bớt cảm giác dằn vặt, day dứt khi chú gấu Sorya về được nơi cội nguồn rừng xanh núi thẳm của mình, và ngược lại, những bước chân hoang dã sẽ vẫn tự do, bình yên nếu con người vẫn được bảo bọc, chở che dưới mái nhà mẹ Thiên nhiên vĩ đại.

Mai Anh Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Trở về với thiên nhiên

Trần Thế Vinh (tổng hợp) |

Thiên nhiên là nguồn cội và cũng là ngôi nhà đầu tiên của chúng ta. Bộ gen của loài người đã trải qua hàng triệu năm phát triển dưới ảnh hưởng của tự nhiên. Tách mình khỏi thiên nhiên khiến chúng ta xa rời hạnh phúc và cội nguồn tiến hóa. Trở về với thiên nhiên là phương pháp giải tỏa cho cuộc sống hiện đại tất bật và căng thẳng.

Chiến tranh, thiên nhiên và sự kết nối của Le Brothers

Việt Văn (thực hiện) |

Cặp nghệ sĩ song sinh Lê Ngọc Thanh và Lê Đức Hải gọi tắt là Thanh Hải hay anh em Le Brothers là một trường hợp đặc biệt, nổi tiếng trong giới nghệ thuật đương đại ở Việt Nam. Một vẻ ngoài chả giống ai từ cách ăn mặc, nói năng nhiều khi “thô”, kiểu “toạc móng heo” nhưng điều quan trọng là họ sống thật, không đeo mặt nạ và thực sự có tài với những biểu đạt nghệ thuật mạnh mẽ, ám ảnh.

Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 4 tiếp tục giữ nguyên giá trị giải thưởng

Hải Minh |

Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 4 do Hội Xuất bản Việt Nam và Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức, sẽ trao giải vào ngày 12.11 tới.

Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê ăn Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

28 Tết, tại các bến xe lớn Hà Nội như Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát... bắt đầu nhộn nhịp, người dân khăn gói đồ đạc về quê nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Đầu tư chứng khoán dài hạn có hiệu quả hơn gửi tiết kiệm?

LÂM ANH |

VN-Index kết năm 2022 giảm gần 33% dẫn đến tỉ suất sinh lời của các nhà đầu tư trên kênh này bị kéo tụt đáng kể. Trong khi đó, cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi đang ngày một nóng lên khiến kênh đầu tư chứng khoán đang ngày càng lép vế hơn trong cuộc đua hút dòng tiền.

Người dân lỉnh kỉnh hành lý về quê ăn Tết, có chặng xe về miền Tây hết vé

Chân Phúc |

Lượng khách tăng đột biến tại Bến xe Miền Tây (quận Bình Tân) trong sáng ngày 19.1. Một số chặng từ TPHCM đi các tỉnh miền Tây đã rơi vào tình trạng hết vé.

Người lao động Việt Nam ở nước ngoài: Luôn khắc khoải nỗi nhớ Tết quê nhà

Vương Trần |

Tết Nguyên đán Quý Mão đến nhưng ở nơi xa xứ, nhiều lao động Việt Nam vẫn đang ngược xuôi, mưu sinh với công việc. Xa quê, nơi xứ người, nhiều lao động không khỏi bồi hồi, nhớ hương vị Tết quê.

Interactive: Bạn có hiểu đúng về cách bày mâm ngũ quả 3 miền?

Nhóm PV |

Bày mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa lâu đời của người Việt Nam. Tùy theo vùng miền, mâm ngũ quả lại được bài trí với nhiều loại quả khác nhau. Vậy mâm ngũ quả mỗi miền gồm những quả gì và ý nghĩa của nó là gì, cách chưng ra sao? Tham gia chương trình truyền hình tương tác của Báo Lao Động bằng cách theo dõi câu hỏi, bấm vào phương án trả lời mà bạn cho là đúng ngay trên màn hình video tương tác dưới đây.

Trở về với thiên nhiên

Trần Thế Vinh (tổng hợp) |

Thiên nhiên là nguồn cội và cũng là ngôi nhà đầu tiên của chúng ta. Bộ gen của loài người đã trải qua hàng triệu năm phát triển dưới ảnh hưởng của tự nhiên. Tách mình khỏi thiên nhiên khiến chúng ta xa rời hạnh phúc và cội nguồn tiến hóa. Trở về với thiên nhiên là phương pháp giải tỏa cho cuộc sống hiện đại tất bật và căng thẳng.

Chiến tranh, thiên nhiên và sự kết nối của Le Brothers

Việt Văn (thực hiện) |

Cặp nghệ sĩ song sinh Lê Ngọc Thanh và Lê Đức Hải gọi tắt là Thanh Hải hay anh em Le Brothers là một trường hợp đặc biệt, nổi tiếng trong giới nghệ thuật đương đại ở Việt Nam. Một vẻ ngoài chả giống ai từ cách ăn mặc, nói năng nhiều khi “thô”, kiểu “toạc móng heo” nhưng điều quan trọng là họ sống thật, không đeo mặt nạ và thực sự có tài với những biểu đạt nghệ thuật mạnh mẽ, ám ảnh.

Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 4 tiếp tục giữ nguyên giá trị giải thưởng

Hải Minh |

Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 4 do Hội Xuất bản Việt Nam và Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức, sẽ trao giải vào ngày 12.11 tới.