Phong tục dán giấy đỏ ngày Tết

Lý Viết Trường |

Ngày Tết người Việt thường dán câu đối và tranh thờ, màu đỏ trong trong quan niệm của người Việt nói riêng và người phương Đông nói chung là biểu hiện của sức sống, khuấy động con người và vạn vật tự nhiên bừng tỉnh sau một mùa đông lạnh giá.

Hàng năm cứ đến đầu tháng Chạp, ông Hoàng Văn Tuấn (42 tuổi, Lạng Sơn), là thầy cúng và biết chữ Hán lại được dân bản nhờ viết câu đối và chữ để dán trên bàn thờ tổ tiên.

Ông Hoàng Văn Tuấn cho biết năm nào cũng vậy bước sang tháng Chạp mọi người mang giấy đỏ đến nhà, khách để lại tên tuổi, trình bày nguyện vọng xin chữ. Sở dĩ ông Tuấn được nhiều người nhờ viết câu đối và chữ thờ, bởi ông viết chữ đẹp và là thầy cúng nên được mọi người tin tưởng.

Khi khách đến nhờ thì ông Tuấn nhận giấy đỏ, rồi dựa vào kho sách cổ để viết câu đối và chữ thờ cho khách. Nội dung câu đối thường là những vế đối Hán Việt, còn chữ thờ bao gồm họ của khách, quê quán và những lời chúc năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý. Sau khi viết xong, ông Tuấn trả lại giấy đã viết chữ cho khách, nhận giấy xong khách biếu thầy cúng một ít tiền để cảm ơn.

Bàn thờ người Tày Nùng được dán giấy đỏ. Ảnh: Viết Trường
Bàn thờ người Tày Nùng được dán giấy đỏ. Ảnh: Viết Trường

Tục dán câu đối và tranh thờ ngày Tết là phong tục cổ truyền của người Việt, câu đối thường được khắc vào gỗ sơn son thếp vàng hoặc viết lên giấy bồi để mỗi năm thay đổi cho mới, cho hợp với gia cảnh từng năm.

Theo sách Lễ tục trong gia đình người Việt xưa và nay của Bùi Xuân Mỹ biên soạn thì treo câu đối là lề tục có văn hóa, một lối chơi văn hóa vì nội dung câu đối thường biểu hiện một ý niệm triết lý nhân sinh, hoặc ca ngợi tổ tiên, đề cao đạo lý, nói lên ý tưởng về cuộc sống bình dị của con người. Nội dung câu đối cũng nhằm mục đích cầu mong phúc, lộc, thọ, khang, ninh, hoặc nói lên chí khí, ước vọng đối với đất nước, non sông.

Người Việt truyền thống quan niệm Tết mà không có tranh thì gian nhà như thiếu sự hòa hợp màu sắc, thiếu sự hỗ trợ và thoải mái về tinh thần. Dân ta thích treo những bức tranh dân gian thuộc nhiều đề tài, đáp ứng những nhu cầu đời thường. Đó là những bức ông Tiến tài và ông Tiến lộc, với mong muốn năm mới tiền của vào nhà nhiều như nước. Có nhà thì dán tranh Vũ Đinh và Thiên Ất, với mong muốn ma quỷ sẽ không dám vào nhà để quấy nhiễu.

Những nhà có học chữ thánh hiền thích chơi tranh bộ như Nhị bình (chim công múa, cá chép trông trăng), Tứ bình (bốn mùa hay bốn tố nữ).

Tranh dán trong nhà vừa để trang trí vừa tăng thêm sắc màu rực rỡ, tươi mới cho ngôi nhà. Hiện nay ở một số địa phương vào dịp Tết người ta vẫn dán câu đối và tranh thờ vào ngày Tết, ngoài ra ở một số địa phương còn dán giấy màu đỏ vào cây cối, các loại đồ dùng, vật dụng trong gia đình.

Người ta dán giấy đỏ vào cây cối với mong muốn mùa xuân chúng sẽ đâm chồi nảy lộc, năm mới bội thu. Dán giấy đỏ vào đồ dùng, vật dụng lao động để đánh thức chúng thức dậy để chuẩn bị cho một mùa vụ sản xuất mới.

Lý Viết Trường
TIN LIÊN QUAN

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Tết nghĩa là hy vọng

Thanh Hương |

Tết nghĩa là hy vọng” - chương trình đặc biệt đón năm mới Quý Mão 2023 sẽ kéo dài từ 22h30 ngày 30 Tết (21.1) đến 0h30 ngày mùng 1 Tết trên kênh VTV.

Tục trồng cây nêu ngày Tết

LÝ VIẾT TRƯỜNG |

Cây nêu ngày Tết là một trong những biểu tượng của dịp tết Nguyên đán, tục này gắn với cuộc chiến giữa con người và ma quỷ, nhằm mục đích bảo vệ cửa nhà được bình an.

Bóng đá thế giới 2023 và tương lai có gì mới?

TAM NGUYÊN |

Tấm thẻ trắng được rút ra ở một trận đấu tại Bồ Đào Nha có thể là một trong những xu hướng cho bóng đá thế giới trong năm 2023 cũng như tương lai lâu dài…

Nghi lõi trong của Trái đất bắt đầu chuyển động khác lạ

Thanh Hà |

Lõi trong của Trái đất đang bắt đầu chuyển động theo hướng khác, một nghiên cứu mới chỉ ra.

NSƯT Chiều Xuân: "Tôi đi khắp nước Việt, đi đến đâu nhớ thương đến đó"

Nhóm PV |

Trong cuộc trò chuyện đầu năm mới cùng Báo Lao Động, NSƯT Chiều Xuân đã có những chia sẻ về niềm đam mê nhiếp ảnh cũng như những trải nghiệm của chị khi đi khắp mọi miền Tổ Quốc.

Tuyển nữ Việt Nam trong năm 2023: Hy vọng thành công từ bóng đá nữ TPHCM

Như Thùy |

Tại World Cup nữ 2023, đội tuyển nữ Việt Nam với bộ khung gồm những trụ cột quan trọng của câu lạc bộ TPHCM được kỳ vọng sẽ gặt hái được nhiều thành công trong lần đầu tham dự đấu trường này.

Du khách Tây thích thú đón Tết Việt ở Mũi Né

DUY TUẤN |

Bình Thuận – Những du khách quốc tế đến du lịch Hàm Tiến-Mũi Né, TP.Phan Thiết trong dịp Tết Nguyên Đán Quý Mão may mắn được trải nghiệm nét văn hóa truyền thống của người Việt và tham gia các lễ hội do địa phương tổ chức. Những điều thú vị lần đầu được trải nghiệm khiến du khách thích thú.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Tết nghĩa là hy vọng

Thanh Hương |

Tết nghĩa là hy vọng” - chương trình đặc biệt đón năm mới Quý Mão 2023 sẽ kéo dài từ 22h30 ngày 30 Tết (21.1) đến 0h30 ngày mùng 1 Tết trên kênh VTV.

Tục trồng cây nêu ngày Tết

LÝ VIẾT TRƯỜNG |

Cây nêu ngày Tết là một trong những biểu tượng của dịp tết Nguyên đán, tục này gắn với cuộc chiến giữa con người và ma quỷ, nhằm mục đích bảo vệ cửa nhà được bình an.