Nhà đầu tư VIVASO: “Trấn Thành làm phim có lãi, chúng tôi có thể học hỏi"

Hiền Hương (thực hiện) |

Ông Nguyễn Danh Thắng - đại diện cho nhà đầu tư chiến lược VIVASO hiện giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Phim truyện Việt Nam. Phóng viên báo Lao Động có buổi làm việc với ông Thắng xung quanh câu chuyện thực hiện cổ phần hóa ở Hãng phim truyện Việt Nam (VFS).

- Kể từ năm 2016 đến nay đã 7 năm, câu chuyện cổ phần hóa ở Hãng phim truyện Việt Nam vẫn là đề tài nóng, gây nhức nhối khi hàng loạt nghệ sĩ ở hãng phim không được làm nghề, bị cắt lương, bảo hiểm, và gần như bị bỏ rơi... Ông có thể trả lời sòng phẳng về việc, ngay từ đầu VIVASO “nhắm” đến hãng phim chỉ vì mục đích muốn được kinh doanh trên đất vàng?

Thứ nhất, nói chúng tôi bỏ rơi nghệ sĩ hãng phim là không đúng. Trước khi đại hội cổ đông lần đầu, tức là khi công ty chưa chính thức hoạt động, tôi đã chủ động điện thoại và gặp trực tiếp anh Thanh Vân để nói chuyện cho 2 bên hiểu nhau.

Sau khi tôi chính thức nhận nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị, tôi đã mời anh Vân lên phòng làm việc và mời anh đảm nhận chức vụ Phó tổng giám đốc nghệ thuật nhưng anh Vân không nhận. Sau đó tôi cũng gặp gỡ đạo diễn Đinh Tuấn Vũ mời vào vị trí này, Vũ cũng từ chối.

Ngay từ đầu, chúng tôi đã rất thiện chí để được làm việc với các nghệ sĩ ở hãng phim.

Sau khi nhận bàn giao tôi mới thấy rằng có nhiều người ở hãng không đến làm việc ở công ty, đi làm ở các đoàn làm phim khác, công ty khác, có người làm việc ở TPHCM nhưng công ty vẫn trả lương. Công ty cổ phần thì không thể trả lương như vậy được.

Thứ hai, việc một số nghệ sĩ và dư luận cho rằng chúng tôi đầu tư vào hãng phim chỉ vì đất vàng để làm bất động sản chứ không quan tâm đến điện ảnh, đó là suy nghĩ cảm tính, không có cơ sở.

Toàn bộ các khu đất do Hãng phim truyện Việt Nam quản lý, sử dụng hiện nay là đất thuê của Nhà nước trả tiền hàng năm, công ty muốn đầu tư xây dựng đều phải lập dự án xin chấp thuận chủ trương đầu tư.

Để được chấp thuận chủ trương đầu tư thì dự án phải đảm bảo đúng quy hoạch, kế hoạch và mục đích sử dụng đất đã được phê duyệt.

Ông Nguyễn Danh Thắng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty
Ông Nguyễn Danh Thắng - đại diện cho nhà đầu tư chiến lược Tổng công ty Vận tải thủy (VIVASO), Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển phim truyện Việt Nam. Ảnh: Nhân vật cung cấp

- Được biết, tài sản, quỹ đất của Hãng phim truyện Việt Nam không chỉ là hơn 5.000 m2 ở số 4 Thụy Khuê, còn hơn 1.000 m2 ở số 6 Thái Văn Lung (TPHCM), hơn 400 m2 ở 151 Hoàng Hoa Thám, và 6.382 m2 ở Đông Anh. Trong đó, đất ở Hoàng Hoa Thám và Đông Anh không phải là đất thuê (được giao sở hữu)?

Tôi khẳng định lại, suốt 7 năm qua, chúng tôi chưa động gì vào đất của Hãng phim truyện Việt Nam, mà vẫn phải nộp tiền thuê đất.

Chúng tôi mới vào được 2 tháng, đang trong thời gian cơ cấu lại nhân sự, một số cá nhân bị ảnh hưởng quyền lợi do thời bao cấp vẫn được hưởng lương, dù đi làm nơi khác, nên họ đã gây mâu thuẫn, tạo dư luận không hay.

Sau đó, Thanh tra Chính phủ vào thanh tra, do vậy chúng tôi chưa kịp xây dựng bất cứ kế hoạch gì. Từ đó đến nay, chúng tôi vẫn phải trả tiền thuê đất cho Nhà nước, điều đó làm cho nhà đầu tư thiệt hại nặng nề.

Mục tiêu ban đầu của chúng tôi đầu tư vào Hãng phim truyện Việt Nam để xây dựng cơ sở sản xuất phim và văn hóa điện ảnh. Chúng tôi muốn xây dựng lại cơ sở hạ tầng đã xuống cấp cũ nát, vực dậy công ty đã thua lỗ nhiều năm, từ đó dần dần phát triển.

Muốn làm được như vậy thì cần phải có thời gian, chúng tôi mới nhận bàn giao được 2 tháng đòi hỏi chúng tôi phải thay đổi một công ty cũ nát, thua lỗ như vậy thì chúng tôi không thể làm ngay được.

- Ông vừa nói, Tổng công ty Vận tải thuỷ (VIVASO) đầu tư vào Hãng phim truyện Việt Nam với mục đích “xây dựng cơ sở sản xuất phim”, điều này không thuyết phục. Thị trường phim Việt bấp bênh, khó đoán. Phim Việt hầu hết đều thua lỗ. Không chỉ Hãng phim truyện Việt Nam, nhiều hãng phim khác cũng điêu đứng khi mang phim ra thị trường. Tại sao VIVASO lại muốn đầu tư vào lĩnh vực thua lỗ như phim ảnh?

Mỗi nhà đầu tư có chiến lược kinh doanh khác nhau, khi đầu tư vào Hãng phim truyện Việt Nam, chúng tôi xác định kinh doanh sản xuất phim và văn hóa điện ảnh là ngành nghề đem lại lợi nhuận, là kênh truyền thông cho các ngành nghề khác của nhà đầu tư.

Chúng tôi xác định đầu tư có chiều sâu từ khâu sản xuất đến phát hành như đầu tư trường quay, hệ thống rạp chiếu, ngoài sản xuất phim, công ty kinh doanh các lĩnh vực khác liên quan đến văn hóa điện ảnh, các lĩnh vực kinh doanh sẽ bổ trợ cho nhau để phát triển.

Gần đây Trấn Thành thực hiện 2 bộ phim đạt kỷ lục về doanh thu, đó là điều các nhà đầu tư và nhà sản xuất cần phải học hỏi.

Hình ảnh hoang tàn ở Hãng phim truyện Việt Nam sau 7 năm cổ phần hóa. Ảnh: Nguyễn Thành Bình
Hình ảnh hoang tàn ở Hãng phim truyện Việt Nam sau 7 năm cổ phần hóa. Ảnh: Nguyễn Thành Bình

Trấn Thành là trường hợp rất hiếm vì Trấn Thành bán vé bằng thương hiệu ngôi sao. Đến những nhà làm phim có kinh nghiệm lâu năm cũng đang chịu thua lỗ nặng nề. VIVASO với thế mạnh về vận tải thủy tại sao lại vội vã đầu tư khi chưa hiểu rõ về thị trường phim ảnh?

Nếu ai cũng nghĩ đầu tư sản xuất phim sẽ lỗ, không ai dám làm, không lẽ ngành nghề sản xuất phim dần dần biến mất? Như tôi đã nói ở trên, chúng tôi đầu tư không chỉ khâu sản xuất còn đầu tư kinh doanh các lĩnh vực khác liên quan đến văn hóa điện ảnh như trường quay, hệ thống rạp chiếu.

Các công ty sản xuất phim ở Việt Nam hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào khâu phát hành do phần lớn hệ thống rạp đều nằm trong tay công ty nước ngoài quản lý.

- Nếu thực sự có chiến lược đầu tư vào phim ảnh, VIVASO phải lên kế hoạch dài hơi ngay từ đầu, và đã thuyết phục được nhân sự hãng phim tham gia.

Như tôi đã nói, chúng tôi mới vào được 2 tháng, còn chưa kịp làm gì, mọi việc đã xảy ra như vậy. Khi tôi tiếp nhận, dự án phim “Người yêu ơi” do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) đặt hàng còn đang ở giai đoạn đầu, công ty đã lập tức hỗ trợ đoàn phim về mọi mặt. Công ty đã đầu tư về thiết bị, chi phí cho các khâu chuẩn bị.

Sau đó, Bộ VHTTDL không có văn bản chỉ đạo dừng hay tiếp tục khiến công ty bị ảnh hưởng lớn về tài chính.

Hãng phim truyện Việt Nam (VFS) được thành lập năm 1953, trực thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (Bộ VH-TT&DL).

Năm 2016, trước tình hình thua lỗ triền miên, Hãng phim truyện Việt Nam tiến hành cổ phần hóa. Đài Tiếng nói Việt Nam từng gửi văn bản đến Bộ VHTTDL, mong muốn trở thành nhà chiến lược đầu tiên cho VFS, nhưng sau đó xin rút do không đủ năng lực tài chính.

Tháng 6.2017, Tổng công ty vận tải thủy VIVASO mua lại Hãng phim truyện Việt Nam với 32,5 tỉ đồng cho 65% cổ phần. Ba tháng sau, nghệ sĩ và ban lãnh đạo hãng nhiều lần đối thoại gay gắt do chậm lương, không có định hướng làm phim.

Tháng 9.2018, Thanh tra Chính phủ kết luận việc cổ phần hóa có nhiều sai phạm, yêu cầu VIVASO thoái vốn tại Hãng phim truyện Việt Nam.

Tuy nhiên, 5 năm trôi qua, VIVASO vẫn chưa hoàn tất quá trình thoái vốn do Bộ VHTT & DL chưa tìm được nhà đầu tư chiến lược mới.

Ngày 15.3.2023, NSND Trà Giang bật khóc tại Lễ kỷ niệm 70 năm điện ảnh cách mạng khi nhắc đến Hãng phim truyện Việt Nam. Báo chí tiếp tục phản ánh hiện trạng hoang tàn ở hãng.

Ngày 18.3.2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo triệu tập cuộc họp với các bộ, ngành chức năng liên quan tìm các giải pháp phù hợp với tình hình mới, có phương án xử lý tồn tại ở hãng phim trước ngày 23.3.

Ngày 7.4.2023, nhà đầu tư chiến lược VIVASO gửi công văn đến văn phòng Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất được làm phim, không thoái vốn tại Hãng phim truyện Việt Nam.

Hiện, nhiều nghệ sĩ của hãng phim tiếp tục phản đối đề xuất này của VIVASO.

Hiền Hương (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Vivaso đề xuất giải quyết vướng mắc tại Hãng phim truyện Việt Nam

AN NGUYÊN |

Tổng công ty Vận tải thủy (Vivaso) đã gửi văn bản tới Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ và Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch về hướng giải quyết những vướng mắc tại Hãng phim truyện Việt Nam.

Thủ tướng chỉ đạo xử lý những tồn tại của Hãng phim truyện Việt Nam

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu kiểm tra thông tin Hãng phim truyện Việt Nam hoang tàn, đổ nát, có phương án trước ngày 23.3.

Ngay cả muốn xoá sổ Hãng phim truyện Việt Nam cũng phải làm triệt để

Mộc Anh |

Đạo diễn - NSND Thanh Vân từng giữ vị trí Phó Giám đốc tại Hãng phim truyện Việt Nam đã có cuộc trao đổi với phóng viên Lao Động xung quanh câu chuyện cổ phần ở hãng.

Hà Nội: Cháy quán karaoke trên đường Nguyễn Tuân

Tô Thế |

Hà Nội - Sau hơn 1 giờ chữa cháy, khói từ bên trong quán karaoke vẫn bốc ra ngùn ngụt.

Cục Đăng kiểm công bố đường dây nóng tiếp nhận sai phạm

Hiếu Anh |

Sau những thông tin tiêu cực về công tác đăng kiểm, Cục Đăng kiểm đã công bố đường dây nóng tiếp nhận thông tin sai phạm phản ánh từ người dân.

Tuyển sinh 2023: Đi đâu giữa "biển" phương thức xét tuyển?

Trang Hà |

Đa dạng phương thức xét tuyển giúp thí sinh có thêm cơ hội vào ngôi trường mình mơ ước. Thế nhưng nhiều người lại lúng túng khi tiếp cận với hàng loạt phương án phức tạp.

Gia đình chính sách được cấp đất 2 thập kỷ nhưng không thể xây nhà

TÙNG GIANG - THUỲ DƯƠNG |

Do nằm trong quy hoạch dự án Công viên hồ điều hoà Hạ Đình, nhiều gia đình thuộc diện chính sách dù được nhà nước cấp đất vẫn không thể sử dụng tài sản của mình trong hơn 2 thập kỷ qua.

Chủ tịch VPBank tiết lộ chiến lược chia cổ tức tiền mặt 5 năm liền

Lan Hương |

Hàng loạt các câu hỏi nóng xoay quanh lô trái phiếu Novaland mà VPBank đang nắm giữ, cú bắt tay trị giá tỉ USD với SMBC, việc chia cổ tức tiền mặt 5 năm liên tiếp, có hay không việc VPBank tham gia tái cơ cấu 1 ngân hàng yếu kém, nới room ngoại… đều được Chủ tịch HĐQT Ngô Trí Dũng và CEO Nguyễn Đức Vinh trả lời thẳng thắn tại Đại hộ cổ đông diễn ra chiều nay.

Vivaso đề xuất giải quyết vướng mắc tại Hãng phim truyện Việt Nam

AN NGUYÊN |

Tổng công ty Vận tải thủy (Vivaso) đã gửi văn bản tới Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ và Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch về hướng giải quyết những vướng mắc tại Hãng phim truyện Việt Nam.

Thủ tướng chỉ đạo xử lý những tồn tại của Hãng phim truyện Việt Nam

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu kiểm tra thông tin Hãng phim truyện Việt Nam hoang tàn, đổ nát, có phương án trước ngày 23.3.

Ngay cả muốn xoá sổ Hãng phim truyện Việt Nam cũng phải làm triệt để

Mộc Anh |

Đạo diễn - NSND Thanh Vân từng giữ vị trí Phó Giám đốc tại Hãng phim truyện Việt Nam đã có cuộc trao đổi với phóng viên Lao Động xung quanh câu chuyện cổ phần ở hãng.