70 năm lịch sử và giá trị thương hiệu bằng 0 ở Hãng phim truyện Việt Nam

Mi Lan |

Khi tiến hành cổ phần hóa, Hãng phim truyện Việt Nam được định giá giá trị thương hiệu bằng 0, bởi hãng chưa bao giờ có lãi.

Đạo diễn Vương Đức giữ vị trí giám đốc cuối cùng ở Hãng phim truyện Việt Nam, trước khi hãng thực hiện cổ phần hóa. Trao đổi với báo chí vào thời điểm chuyển giao hãng phim cho doanh nghiệp, đạo diễn Vương Đức nói: “Khi định giá, giá trị doanh nghiệp của hãng là 20 tỉ đồng. Giá trị thương hiệu bằng 0.

Giá trị thương hiệu ở đây không tính bằng phim, mà tính theo luật doanh nghiệp, chỉ những doanh nghiệp có lãi mới được tính giá trị thương hiệu. Hãng phim truyện Việt Nam chưa bao giờ có lãi. Chúng tôi thua lỗ triền miên”.

Sau quá khứ huy hoàng của thời kỳ điện ảnh cách mạng phát triển rực rỡ, Hãng phim truyện Việt Nam bước vào kinh tế thị trường. Giữa cơn bão của phòng vé, của những thước phim thương mại, những nhà làm phim ở hãng đã không kịp chuyển mình, bị thời cuộc làm cho thua lỗ.

Lỗ triền miên 20 năm, nợ tiền thuê đất 21 tỉ đồng, năm 2010 Hãng phim truyện Việt Nam đứng trước quyết định số 2238/QĐ-BVHTTDL phê duyệt chuyển đổi hãng thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phim truyện Việt Nam.

Nhiều nghệ sĩ gạo cội đã khóc khi nhắc đến sự hoang tàn của Hãng phim truyện Việt Nam tại lễ kỷ niệm 70 năm Điện ảnh Cách mạng. Ảnh: Nguyễn Thành Bình
Nhiều nghệ sĩ gạo cội đã khóc khi nhắc đến sự hoang tàn của Hãng phim truyện Việt Nam tại lễ kỷ niệm 70 năm Điện ảnh Cách mạng. Ảnh: Nguyễn Thành Bình

Đến năm 2016, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phim truyện Việt Nam tiến hành cổ phẩn hóa, chuyển giao sở hữu cho Tổng Công ty vận tải thủy Vivaso.

Từ đây chuỗi bi kịch đã bắt đầu, nghệ sĩ kiện tụng bị doanh nghiệp bỏ rơi, cắt lương, cắt bảo hiểm. Hãng phim đắp chiếu nằm rêu phong, hoang tàn.

Giá trị thương hiệu bằng 0 và sự sụp đổ của một hãng phim

Tại hội thảo “Chính sách và giải pháp phát triển công nghiệp Điện ảnh tại Việt Nam và Đông Nam Á” diễn ra ngày 14.3 trước thềm kỷ niệm 70 Điện ảnh Cách mạng Việt Nam, câu chuyện đầu tư của nhà nước vào lĩnh vực phim ảnh đã được mang ra mổ xẻ, trong đó, giới trong nghề chỉ ra nhiều lỗ hổng.

Ông Đỗ Duy Anh - nguyên Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh - nói: “Nhà nước không nên chỉ đầu tư cho các dự án phim lịch sử, phim chiến tranh trong mỗi dịp lễ, tết chỉ để chào mừng, kỷ niệm. Việc làm phim chỉ để chiếu vài ngày rồi lại cất kho đã dẫn đến thua lỗ”.

Theo ông Đỗ Duy Anh, nhà nước cần đầu tư vào đa dạng thể loại, đề tài, và nhắm tới mục đích phim bán được vé, thu được lợi nhuận.

Đây không phải là lần đầu tiên câu chuyện “làm phim chiếu vài ngày rồi cất kho” được mang ra bàn. Đạo diễn Lưu Trọng Ninh từng cho rằng, “việc bỏ ra hàng chục tỉ đồng sản xuất một dự án phim không ai xem, là một sự thất thoát, lãng phí tiền của nhà nước”.

Sau khi cổ phần hóa, Hãng phim truyện Việt Nam cũng gần như nằm... đắp chiếu. Ảnh: Nguyễn Thành Bình
Sau khi cổ phần hóa, Hãng phim truyện Việt Nam cũng gần như nằm... đắp chiếu. Ảnh: Nguyễn Thành Bình
Sau khi cổ phần hóa, Hãng phim truyện Việt Nam cũng gần như nằm... đắp chiếu. Ảnh: Nguyễn Thành Bình

Để thấy, giới trong nghề và nhiều đạo diễn đã nhìn ra sự bất cập trong việc nhà nước đổ tiền đầu tư cho các dự án phim lịch sử, chiến tranh vào mỗi dịp lễ tết kỷ niệm. Thế nhưng, những bất cập này vẫn kéo dài hàng thập kỷ.

Hàng loạt bộ phim được sản xuất với tính chất chào mừng khi ra rạp không bán nổi vé.

Nhìn nhận sòng phẳng, từ trước khi cổ phần hóa, hãng phim truyện Việt Nam đã rơi vào tình trạng “sống mòn” trong nhiều năm. Rời khỏi bao cấp, bước vào kinh tế thị trường, những đạo diễn - diễn viên vốn quen với làm phim tuyên truyền, phim được nhà nước rót vốn đã không đứng vững giữa cơn lốc phòng vé.

Việc cổ phần hóa vội vã, đẩy Hãng phim truyện Việt Nam rơi vào tay một công ty chuyên về vận tải đường thủy đã khiến “căn cứ điện ảnh cách mạng” đứng trước sự tan hoang, suy tàn chóng vánh.

Đạo diễn - NSND Thanh Vân từng cảm thán, “Tại sao, vì lý do gì, lại bán hãng phim - chuyên về sản xuất phim, cho một công ty về vận tải thủy?”.

Bài học từ lịch sử

Những ngày kỷ niệm 70 năm Điện ảnh Cách mạng (1953-2023), phim Việt vẫn đang trong vòng luẩn quẩn, bế tắc.

Đặt trong bối cảnh gần 40 phim Việt ra rạp thua lỗ trầm trọng năm 2022, một chiến lược về công nghiệp hóa văn hóa được đề ra, xác định điện ảnh là ngành mũi nhọn.

Tại các diễn đàn, hội thảo về công nghiệp hóa điện ảnh - những vấn đề cũ vẫn được bàn đi bàn lại mà chưa thể tìm ra nút thắt để tháo gỡ.

Nhà nước cần một chiến lược cụ thể để hỗ trợ ngành điện ảnh khi tiến hành công nghiệp hóa điện ảnh. Ảnh: Cảnh trong phim “Sống cùng lịch sử” do nhà nước từng đầu tư, nhưng không thu hút khán giả.
Nhà nước cần một chiến lược cụ thể để hỗ trợ ngành điện ảnh khi tiến hành công nghiệp hóa điện ảnh. Ảnh: Cảnh trong phim “Sống cùng lịch sử” do nhà nước từng đầu tư, nhưng không thu hút khán giả.

Vẫn là chuyện nhà nước nên đầu tư thế nào, đầu tư bao nhiêu để điện ảnh Việt thoát khỏi thua lỗ, có thể kiếm tiền cho GDP.

Theo ông Đỗ Duy Anh, “Nhà nước không nên chỉ đầu tư vào vài dự án phim. Nhà nước cần có con số đầu tư tổng thể, tôi lấy ví dụ một con số tầm 200-300 tỉ đồng, có thể nhiều hơn. Từ số tiền đó, ngành điện ảnh sẽ xác định đầu tư bao nhiêu cho sản xuất phim, bao nhiêu cho phát hành phim, bao nhiêu cho công nghệ, bao nhiêu cho đào tạo nhân lực... ”.

Cần phải có con số tổng thể khi có chiến lược cụ thể cho điện ảnh.

Hiện, thị trường phát hành phim Việt còn do Hàn Quốc thống lĩnh với hệ thống rạp chiếu riêng. “Để phim Việt được phát hành rộng rãi, có nhiều suất chiếu vào giờ vàng, nhà nước cũng cần đầu tư để có hệ thống rạp riêng, không phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống rạp chiếu của Hàn Quốc” - ông Duy Anh nêu ý kiến.

Trong khi đó, theo đạo diễn - NSND Đặng Nhật Minh, khi nhà nước hỗ trợ kinh phí sản xuất cho các dự án phim, dự án đó cũng cần được sàng lọc về mặt chất lượng.

Bà Ngô Phương Lan - nguyên Cục trưởng Cục Điện ảnh - khẳng định, phim nhà nước đầu tư cũng cần phải tính đến việc thu lợi nhuận, cập nhật và bắt kịp được thị hiếu khán giả.

Sẽ không thể có một ngành công nghiệp điện ảnh - nếu nhà nước không chi tiền đầu tư, hỗ trợ.

Nhưng đầu tư như thế nào vẫn cần phải có chiến lược bài bản với nhiều ý kiến tham vấn từ các chuyên gia, để câu chuyện “giá trị thương hiệu bằng 0” như ở Hãng phim truyện Việt Nam không lặp lại lần nữa.

Mi Lan
TIN LIÊN QUAN

Nỗi đau của Hãng phim truyện Việt Nam sau nhiều năm kêu cứu

VIỆT VĂN |

Nhiều nghệ sĩ gạo cội buồn bã, bức xúc khi Hãng Phim truyện Việt Nam gần như bị bỏ rơi kể từ sau khi thực hiện cổ phần hoá năm 2016.

Bi kịch ở Hãng phim truyện Việt Nam

Mi Lan |

Việc 300 phim lưu trữ tại Hãng phim truyện Việt Nam có nguy cơ mất khả năng sử dụng là bước “leo thang” tiếp theo trong chuỗi những câu chuyện buồn của quá trình cổ phần hóa hãng phim.

Game lậu thu gần 5.000 tỉ mỗi năm: Quản thanh toán, chặn game không phép

HỮU CHÁNH |

Doanh thu của game không phép ước tính khoảng gần 5.000 tỉ đồng/năm, chiếm đến 30% tỷ trọng doanh thu toàn thị trường phát hành game Việt.

Đưa hàng chục người sang Campuchia bán thận, nhóm bị cáo lĩnh án

Anh Tú |

TPHCM  - Chiều ngày 23.3, sau một ngày xét xử, HĐXX TAND TP.Hồ Chí Minh đã tuyên án đối với các bị cáo  trong đường dây mua bán bộ phận cơ thể người do Tôn Nữ Thị Huyền (sinh năm 1975, đã chết) cầm đầu. Trong vụ án này, các bị cáo bị truy tố về cùng tội Mua bán bộ phận cơ thể người theo khoản 3, Điều 154 Bộ luật Hình sự.

Giá lúa gạo, rau củ tăng gấp đôi nhờ AI

Anh Tuấn |

Thực tế cho thấy giá cả, năng suất của gạo, rau củ quả đều tăng khi ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp.

Hải Phòng: Nhiều dự án giao thông gần nghìn tỉ đồng chậm tiến độ

Băng Tâm |

Ngày 23.3, Đoàn giám sát Chuyên đề của HĐND TP.Hải Phòng do ông Phạm Văn Lập, Chủ tịch HĐND thành phố làm trưởng đoàn đã giám sát tiến độ Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường nối tỉnh lộ 354 qua Khu công nghiệp Kiến Thụy đến đường bộ ven biển tại xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thụy.

Hàng loạt thuốc huyết áp, tuần hoàn não bị Bộ Y tế tạm dừng sử dụng

Thu Trang |

Bộ Y tế vừa yêu cầu tạm ngừng nhập khẩu, phân phối, lưu hành và sử dụng 15 loại thuốc do cơ sở Arena Group S.A. (Romania) sản xuất. Trong số này có nhiều loại thuốc huyết áp, tuần hoàn não.

Xe tải mất lái lao vào quán nước, 7 người bị thương

Phương Linh |

Xe tải mất lái lao vào quán nước ven Quốc lộ 1 đoạn qua xã Ninh Thọ, Thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) khiến nhiều người bị thương.

Nỗi đau của Hãng phim truyện Việt Nam sau nhiều năm kêu cứu

VIỆT VĂN |

Nhiều nghệ sĩ gạo cội buồn bã, bức xúc khi Hãng Phim truyện Việt Nam gần như bị bỏ rơi kể từ sau khi thực hiện cổ phần hoá năm 2016.

Bi kịch ở Hãng phim truyện Việt Nam

Mi Lan |

Việc 300 phim lưu trữ tại Hãng phim truyện Việt Nam có nguy cơ mất khả năng sử dụng là bước “leo thang” tiếp theo trong chuỗi những câu chuyện buồn của quá trình cổ phần hóa hãng phim.