Mũ quan triều Nguyễn và hướng đi mới cho đấu giá, hồi hương cổ vật

Tường Minh |

Huế - Việc một DN đấu giá thành công hai hiện vật Mũ quan đại thần triều Nguyễn và áo Nhật bình để hiến tặng cho tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở ra một hướng đi mới cho việc đấu giá và hồi hương cổ vật lưu lạc.

Cần sớm ban hành cơ chế thoả đáng

Như Lao Động đã thông tin, ngày mai (17.4), Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế sẽ tổ chức lễ tiếp nhận cổ vật đấu giá thành công ở nước ngoài do Công ty Cổ phần Tập đoàn Sunshine hiến tặng và thực hiện gồm: Mũ quan đại thần và Áo Nhật bình cung tần triều Nguyễn, tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.

Áo Nhật bình được Công ty cổ phần Tập đoàn Sunshine đấu giá thành công và hiế tặng cho Thừa Thiên Huế. Ảnh: Tường Minh
Áo Nhật bình được Công ty cổ phần Tập đoàn Sunshine đấu giá thành công và hiến tặng cho Thừa Thiên Huế. Ảnh: Tường Minh

Đây là hai cổ vật do Công ty Cổ phần Tập đoàn Sunshine đấu giá thành công trong một phiên đấu giá làm chấn động dư luận ở Tây Ban Nha hồi tháng 10.2021. Và 35 tỉ đồng là số tiền ước tính tập đoàn này phải bỏ ra để đưa hai cổ vật này từ Tây Ban Nha về đến Huế.

Theo TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế thì sự kiện hai cổ vật quý hiếm của triều Nguyễn “trở về” với cố đô Huế có ý nghĩa rất đặc biệt, mở ra một hướng đi mới cho công cuộc hồi hương các cổ vật quý của Việt Nam mà nhiều lý do khác nhau đã bị thất tán ra nước ngoài.

“Hành động quyết liệt tham gia đấu giá cổ vật của TĐ Sunshine và sau đó hiến tặng cho cố đô Huế rất cần được Nhà nước biểu dương. Nhưng còn hơn thế, thông qua sự kiện này chúng ta cần sớm nghiên cứu, ban hành những cơ chế chính sách thỏa đáng để các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia vào công tác tìm kiếm, đấu giá và hiến tặng cổ vật cho Nhà nước”, ông Hải nói.

Lần nữa, Huế tiên phong...

Cũng theo TS Phan Thanh Hải, Thừa Thiên Huế là địa phương đầu tiên tham gia đấu giá cổ vật ở nước ngoài cách đây hàng chục năm, có cả thất bại và thành công (ví dụ điển hình là thất bại trong vụ đấu giá bức tranh “Chiều tà” của Vua Hàm Nghi vào năm 2010; thành công trong vụ đấu giá chiếc xe kéo tay của Hoàng thái hậu Từ Minh vào năm 2014), nhưng đã “mở đường” cho công cuộc hồi hương cổ vật, để lại nhiều kinh nghiệm quý cho cả nước.

Huế từng hành công trong vụ đấu giá chiếc xe kéo tay của Hoàng thái hậu Từ Minh vào năm 2014. Ảnh Trung tâm BTDTCĐ Huế cung cấp
Huế từng hành công trong vụ đấu giá chiếc xe kéo tay của Hoàng thái hậu Từ Minh vào năm 2014. Ảnh Trung tâm BTDTCĐ Huế cung cấp

Trong vụ đấu giá hai cổ vật quý của triều Nguyễn lần này, mặc dù không trực tiếp tham gia nhưng lãnh đạo tỉnh, thông qua các mối quan hệ đã tác động, thuyết phục thành công DN tham gia đấu giá với quyết tâm rất cao, và đã giành chiến thắng.

Điều thú vị là trong vụ đấu giá hai cổ vật Mũ quan đại thần triều Nguyễn và áo Nhật bình hồi tháng 10.2021, không chỉ có mỗi Công ty cổ phần Tập đoàn Sunshine vào cuộc.

Theo nguồn tin từ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế thì thời điểm đó, khi hay tin, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Vietravel Airlines cũng ngỏ ý sẽ tham gia đấu giá để tặng các cổ vật này cho Huế, nhưng phía Thừa Thiên Huế bày tỏ sự ghi nhận và xem đây như một nguồn dự phòng cho việc tham gia đấu giá cổ vật nếu diễn ra trong nay mai, bởi lần này đã có doanh nghiệp tham gia thực hiện...   

“Như vậy, Thừa Thiên Huế lại một lần nữa đóng vai trò tiên phong cho một hướng đi mới trong việc đấu giá và hồi hương cổ vật Việt Nam, đó là việc huy động thành công nguồn lực ngoài ngân sách cho sự nghiệp đầy ý nghĩa này. Rất có thể, đây sẽ là hướng đi chủ đạo trong giai đoạn tới ở nước ta”, TS Phan Thanh Hải dự báo.

Chính sách linh hoạt của các nước

Theo TS Trần Đức Anh Sơn, nguyên Giám đốc Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, hiện các nước lân cận Việt Nam chúng ta như Nhật Bản, Hàn Quốc... đã thực hiện thành công việc "hồi hương" cổ vật bằng nhiều chính sách linh hoạt và hữu dụng.

Cụ thể, họ áp dụng thuế suất nhập khẩu bằng 0% và đơn giản hoá thủ tục nhập khẩu đối với tất cả vật phẩm văn hoá, lịch sử, mỹ thuật… có niên đại hơn 100 năm. Nhờ vậy, không chỉ các cổ vật đã “châu về hợp phố” sau nhiều năm lưu lạc mà nhiều di sản văn hoá của các quốc gia khác cũng tìm về với hai nước này.

Đặc biệt, họ cử chuyên gia đi khắp thế giới để nghiên cứu, thống kê, lập hồ sơ khoa học cho những cổ vật của đất nước, đặc biệt là bảo vật quốc gia đang lưu lạc ở nước ngoài và in thành vựng tập. Sau đó, mời các nhà sưu tập, các bảo tàng nước ngoài đang sở hữu những món cổ vật đó đưa chúng về trong nước trưng bày, triển lãm với quan điểm “chưa thể đưa về hẳn thì tạm thời đưa về để công chúng trong nước được tận mắt chiêm ngưỡng những bảo vật quốc gia đang lưu lạc”.

Thương lượng để trao đổi hoặc mua lại những món cổ vật này cho các bảo tàng hoặc các nhà sưu tập tư nhân trong nước. Vận động những người giàu bỏ tiền mua những món cổ vật này để giữ chúng lại và nếu được thì tặng cho các bảo tàng công lập. Những người này sẽ được chính phủ miễn, giảm thuế thu nhập nhờ vào các hoạt động hiến tặng cổ vật này.

Tường Minh
TIN LIÊN QUAN

Mũ quan triều Nguyễn và trường hợp hi hữu, đặc ân chưa có tiền lệ

Tường Minh |

Huế - Mũ quan triều Nguyễn "không chỉ là cổ vật còn nguyên vẹn nhất mà còn có 2 giao long, trường hợp này thật hi hữu, phản ánh một đặc ân chưa có tiền lệ".

Hai cổ vật mũ quan triều Nguyễn và áo Nhật Bình đã trở về Cố đô Huế

Tường Minh |

Huế - Hai cổ vật Mũ quan triều Nguyễn và áo Nhật Bình đã trở về Cố đô Huế. Và lễ tiếp nhận hai cổ vật này sẽ diễn ra vào ngày 17.4 tới đây.

Lộ diện chủ nhân mới hiến tặng cổ vật mũ quan triều Nguyễn cho Huế

Tường Minh |

Huế - Đã lộ diện chủ nhân mới, cũng là "người" hiến tặng hai cổ vật gồm mũ quan triều Nguyễn và áo Nhật Bình thắng được trong phiên đấu giá ở Tây Ban Nha hồi tháng 10 năm ngoái, là Công ty Cổ phần Tập đoàn Sunshine.

Mũ quan triều Nguyễn và áo Nhật Bình đang trên đường về Việt Nam

Tường Minh |

Huế - Hai cổ vật gây xôn xao dư luận trong phiên đấu giá ở Tây Ban Nha mới đây là mũ quan triều Nguyễn và áo Nhật Bình đang trên đường về Việt Nam.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Mũ quan triều Nguyễn và trường hợp hi hữu, đặc ân chưa có tiền lệ

Tường Minh |

Huế - Mũ quan triều Nguyễn "không chỉ là cổ vật còn nguyên vẹn nhất mà còn có 2 giao long, trường hợp này thật hi hữu, phản ánh một đặc ân chưa có tiền lệ".

Hai cổ vật mũ quan triều Nguyễn và áo Nhật Bình đã trở về Cố đô Huế

Tường Minh |

Huế - Hai cổ vật Mũ quan triều Nguyễn và áo Nhật Bình đã trở về Cố đô Huế. Và lễ tiếp nhận hai cổ vật này sẽ diễn ra vào ngày 17.4 tới đây.

Lộ diện chủ nhân mới hiến tặng cổ vật mũ quan triều Nguyễn cho Huế

Tường Minh |

Huế - Đã lộ diện chủ nhân mới, cũng là "người" hiến tặng hai cổ vật gồm mũ quan triều Nguyễn và áo Nhật Bình thắng được trong phiên đấu giá ở Tây Ban Nha hồi tháng 10 năm ngoái, là Công ty Cổ phần Tập đoàn Sunshine.

Mũ quan triều Nguyễn và áo Nhật Bình đang trên đường về Việt Nam

Tường Minh |

Huế - Hai cổ vật gây xôn xao dư luận trong phiên đấu giá ở Tây Ban Nha mới đây là mũ quan triều Nguyễn và áo Nhật Bình đang trên đường về Việt Nam.