Lý do khiến áo yếm phải chịu tai tiếng dung tục, phản cảm

Bình An |

Nhà thiết kế Sĩ Hoàng nói, áo yếm vốn là áo lót của phụ nữ xưa, bối cảnh sử dụng mang tính riêng tư, chỉ trong nhà, giống như nội y của phụ nữ ngày nay. Nhưng trải qua chiều dài lịch sử, áo yếm đã bị sử dụng sai cách, sai vai trò, mục đích.

Áo dài, áo yếm là nạn nhân của trào lưu khoe thân

Show thời trang "New Tradition" đã bị xử phạt vì có người mẫu trình diễn áo yếm hở hang, phản cảm. Show thời trang diễn ra tại Thủ Đức đã giới thiệu những thiết kế phản cảm khi để người mẫu đội nón quai thao, mặc áo yếm, áo dài cách điệu kết hợp cùng quần lót, lộ vòng ba.

Show diễn khiến khán giả phẫn nộ bởi những cách tân lố lăng, biến áo dài, áo yếm trở thành sản phẩm văn hóa bị bóp méo, phản cảm, dung tục.

Đây không phải là lần đầu tiên áo dài, áo yếm phải đứng giữa tâm điểm của dư luận. Nhiều lần, áo dài đã bị cách tân lố lăng, áo yếm bị sử dụng sai vai trò nhằm khoe thân, khoe 3 vòng dung tục.

Trào lưu chụp ảnh áo yếm cùng hoa sen từng gây bão mạng xã hội khi mùa hè vừa bắt đầu. Lấy bối cảnh là những đầm sen đang thì nở rộ, nhiều phụ nữ đủ lứa tuổi sẵn sàng cởi đồ, chỉ diện chiếc áo yếm “nhỏ xíu” khoe thân bên hoa sen.

Trào lưu này kéo dài trong nhiều năm dù hứng chịu chỉ trích dữ dội từ cộng đồng mạng. Trên các diễn đàn khắp mạng xã hội, những bức ảnh áo yếm hở hang tạo dáng sexy bên hoa sen được chia sẻ rầm rộ kèm theo những lời bình luận, “hãy thương lấy hoa sen và áo yếm”, “đừng mang áo yếm – chiếc áo lót của phụ nữ xưa ra đầm sen để làm công cụ khoe thân”, “áo yếm đang là nạn nhân”...

Trào lưu chụp ảnh áo yếm và hoa sen kéo dài suốt nhiều năm. Ảnh: Chụp màn hình
Trào lưu chụp ảnh áo yếm và hoa sen kéo dài suốt nhiều năm. Ảnh: Chụp màn hình

Cùng với áo yếm, áo dài cũng trở thành nguồn cảm hứng biến tấu bất tận để cắt xẻ táo bạo cho những ai thích khoe hình thể.

Trong suốt thời kỳ lịch sử tồn tại của mình, áo dài trải qua nhiều phen “binh biến” với đủ mọi trào lưu cắt xẻ: áo dài xuyên thấu, áo dài khoe vòng 1, áo dài mặc cùng váy đụp, áo dài không mặc quần, áo dài trong suốt...

Nhiều sao Việt, hoa hậu, á hậu – những người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng cũng lạm dụng áo dài để biến trang phục truyền thống thành công cụ khoe số đo 3 vòng.

Hoa hậu Mai Phương Thúy, Á hậu Hoàng My, siêu mẫu Hà Anh, ca sĩ Mai Khôi... đều từng bị chỉ trích vì gợi cảm, sexy quá đà với áo dài.

Áo dài cũng từng được “sáng tạo” khi kết hợp với áo yếm, trong đó, áo dài vẫn có tà dài, nhưng cổ được xẻ sâu như áo yếm để khoe vòng 1.

NTK Minh Hạnh cho rằng, việc bóp méo, sử dụng sai cách áo yếm và áo dài là sự xúc phạm với văn hóa truyền thống. Áo dài, áo yếm biểu tượng cho vẻ đẹp kín đáo, tinh tế của phụ nữ Việt Nam nói riêng, phụ nữ Á Đông nói chung. Áo dài, áo yếm không thể là công cụ khoe thân bất chấp.

Trao đổi với phóng viên Lao Động về sự biến tấu, cắt xẻ vô tội vạ với thiết kế áo dài, NTK - Hoa hậu Ngọc Hân cho biết: “Vẻ đẹp của áo dài cần được trân trọng, gìn giữ. Tôi cho rằng, tất cả những biến tấu, thiết kế lệch lạc về áo dài chắc chắn sẽ bị đào thải theo thời gian, để áo dài giữ được vẻ đẹp thuần khiết, nguyên bản của nó”.

Lịch sử

Áo dài từ lâu đã là trang phục truyền thống và là nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt Nam. Trải qua từng thời kì phát triển của lịch sử, áo dài luôn không ngừng biến đổi nhưng vẫn được số đông trân trọng, gìn giữ vẻ đẹp dịu dàng, kín đáo của người phụ nữ Việt.

Áo dài đã phát triển qua rất nhiều năm tháng và trở thành nét đặc trưng của ngành công nghiệp thời trang Việt Nam, đồng thời là một danh tính chính trị và văn hoá kể từ khi áo dài bắt đầu xuất hiện dưới thời nhà Nguyễn.

Hoa hậu Ngọc Hân cho rằng, “Áo dài cần giữ đúng bản sắc văn hóa“. Ảnh: Facebook Đặng Ngọc Hân
Hoa hậu Ngọc Hân cho rằng, “áo dài cần giữ đúng bản sắc văn hóa“. Ảnh: Facebook Đặng Ngọc Hân

Áo yếm có lịch sử lâu đời hơn, xuất phát với vai trò là chiếc áo lót trong của phụ nữ phong kiến. Theo nhiều ghi chép, áo yếm được ghi nhận xuất hiện vào thế kỷ 12 dưới triều Lý.

Cuộc cách mạng áo yếm xảy ra vào thế 20 khi các kiểu áo Tây phương xâm nhập vào Việt Nam với sự ra đời của rất nhiều kiểu yếm mới lạ.

Vào thế kỷ 18-19, chiếc áo yếm có hình vuông vắt chéo trước ngực, góc trên khoét tròn làm cổ, hai đầu của lỗ đính mẩu dây để cột ra sau gáy.

Nếu cổ tròn gọi là yếm cổ xây, cổ nhọn đầu hình chữ V gọi là yếm cổ xe, đáy chữ V mà sẻ sâu xuống gọi là yếm cổ nhạn.

Bình An
TIN LIÊN QUAN

Cách tân áo yếm dung tục, phản cảm: Không thể gắn mác nghệ thuật để diễn trò

VIỆT PHONG |

Những thiết kế gây sốc trong show diễn thời trang “New Traditional” gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho nhà sáng tạo trẻ về lằn ranh giữa "cách tân", "thể nghiệm" với sự "bức tử" văn hóa. Lâu nay, dư luận không ít lần thở dài ngao ngán trước những bộ trang phục mang hình hài truyền thống nhưng trông lại rất kém duyên, thiếu thẩm mĩ.

Tranh luận không hồi kết về chuyện đàn ông và áo dài

Huyền Chi |

Vây quanh câu chuyện về áo dài Việt luôn là những tranh cãi bất tận.

Nhiều đại biểu Quốc hội đã đặt may áo dài để mặc đi họp ở nghị trường

Huyền Chi |

Tại kỳ họp Quốc hội khóa XV, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh và nhiều nữ đại biểu khác đã chọn trang phục là áo dài ngũ thân.

Đặc sản sỏi mầm độc lạ chỉ có ở Hậu Giang

Mộc Anh |

Sỏi mầm là món ăn gây tò mò với nhiều du khách khi ghé Hậu Giang bởi cái tên có một không hai.

Vi khuẩn bệnh than có thể tồn tại ngoài môi trường từ 30-40 năm

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên - Giải thích về trường hợp mắc bệnh than không rõ nguồn lây, lãnh đạo CDC Điện Biên cho biết, vi khuẩn gây bệnh có thể tồn tại ngoài môi trường từ 30-40 năm.

Xe đầu kéo đâm vỡ lan can đường Vành đai 3 trên cao, ùn tắc kéo dài

Tô Thế |

Hà Nội - Xe đầu kéo lưu thông theo hướng từ quận Cầu Giấy đi Hoàng Mai, đến khu vực trụ cầu T157 Vành đai 3 trên cao thì bất ngờ bị mất lái, tông thẳng vào lan can.

Xét xử các cựu lãnh đạo Cienco 1 vì gây thất thoát 240 tỉ đồng

Việt Dũng |

Hà Nội - Phạm Dũng - cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên cùng cựu Tổng Giám đốc Cấn Hồng Lai và cấp dưới Cienco 1 bị cáo buộc gây thất thoát gần 240 tỉ đồng.

Đi biển xuyên đêm, phụ huynh vẫn đội mưa đưa đón con thi lớp 10

THUỲ TRANG - MAI HƯƠNG |

Sau một đêm dài lênh đênh trên biển đánh bắt cá, ông Nguyễn Văn Bảy (trú phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) vẫn tranh thủ trở về nhà từ sáng sớm để đưa con gái đi thi tuyển sinh lớp 10. “Kỳ thi quan trọng, cháu chỉ tin tưởng ba đưa đi cho may mắn nên tôi cố gắng hỗ trợ con. Con thi áp lực nên chút mệt nhọc của cha mẹ cũng chẳng có gì” – ông Bảy nói.

Cách tân áo yếm dung tục, phản cảm: Không thể gắn mác nghệ thuật để diễn trò

VIỆT PHONG |

Những thiết kế gây sốc trong show diễn thời trang “New Traditional” gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho nhà sáng tạo trẻ về lằn ranh giữa "cách tân", "thể nghiệm" với sự "bức tử" văn hóa. Lâu nay, dư luận không ít lần thở dài ngao ngán trước những bộ trang phục mang hình hài truyền thống nhưng trông lại rất kém duyên, thiếu thẩm mĩ.

Tranh luận không hồi kết về chuyện đàn ông và áo dài

Huyền Chi |

Vây quanh câu chuyện về áo dài Việt luôn là những tranh cãi bất tận.

Nhiều đại biểu Quốc hội đã đặt may áo dài để mặc đi họp ở nghị trường

Huyền Chi |

Tại kỳ họp Quốc hội khóa XV, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh và nhiều nữ đại biểu khác đã chọn trang phục là áo dài ngũ thân.