"Mặc áo dài sẽ thể hiện được tinh thần người Việt ở nghị trường Quốc hội"

Trần Huyền Chi (thực hiện) |

Xoay quanh đề xuất mặc áo dài ngũ thân đi họp Quốc hội của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định), khán giả và giới phê bình vẫn tiếp tục tranh cãi với nhiều chiều ý kiến.

Sáng 31.5, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) mặc áo dài ngũ thân đến hội trường. Ông đề nghị Quốc hội xem xét đưa vào nghị quyết cho phép đại biểu mặc áo dài ngũ thân nam tại các kỳ họp, bên cạnh trang phục comple.

Trên các diễn đàn, nhiều khán giả đưa ý kiến trái chiều về đề xuất trên. Có ý kiến cho rằng đại biểu Nguyễn Văn Cảnh quan tâm đến việc quá nhỏ, trong khi đất nước có biết bao vấn đề lớn cần bàn. Tuy nhiên, cũng có nhiều người ủng hộ vì đó là cách để gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa, truyền thống của áo dài ngũ thân.

Họa sĩ, nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Đức Bình có cuộc trao đổi với phóng viên Lao Động về những tranh cãi quanh việc đưa áo dài vào Quốc hội.

Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh và các đại biểu nữ mặc áo dài ngũ thân dự kì họp Quốc hội. Ảnh: Quốc hội
Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh và các đại biểu nữ mặc áo dài ngũ thân dự kì họp Quốc hội. Ảnh: Quốc hội

- Suy nghĩ của ông như thế nào về đề nghị mặc áo dài đi họp Quốc hội?

- Tôi nghĩ đề xuất của đại biểu Bình Định tại diễn đàn Quốc hội là muộn. Nhưng muộn còn hơn không.

Ở Hàn Quốc, họ đẩy mạnh quảng bá trang phục truyền thống để quảng bá hình ảnh đất nước và tăng cường ngoại giao văn hóa.

Ở nước ta, nhiều văn bản chỉ đạo, nhiều hội thảo, hội nghị, diễn đàn được tổ chức để tìm biện pháp giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Nhưng nhiều văn bản hiện nay quy định nữ mặc áo dài, nam mặc comple trong các nghi lễ. Trong khi comple là thường phục của đàn ông ở nhiều quốc gia, nhưng lại là lễ phục của nước ta. Đó là điều bất cập.

Câu hỏi đặt ra là vì sao nữ được mặc trang phục áo dài truyền thống còn nam thì không. Đề xuất của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh không chỉ dành cho đại biểu Quốc hội mà còn hướng đến vấn đề lớn của dân tộc là bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa.

Có một lần, thầy tôi đi nhận Giải thưởng Nhà nước. Tôi định tặng thầy một bộ áo dài ngũ thân để thầy lên nhận giải. Nhưng thầy từ chối vì ban tổ chức quy định mặc comple.

Vấn đề không nằm ở việc đại biểu yêu cầu mặc trang phục gì mà là để thể hiện bản sắc văn hóa, tinh thần dân tộc của người Việt tại nghị trường Quốc hội - nơi hàng triệu người dân đang theo dõi.

- Trước đó, tại kỳ họp Quốc hội trong khóa XIV, nữ đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) cũng đề xuất việc nam giới mặc áo dài ngũ thân. Bà Khánh đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong thời gian tới báo cáo với Quốc hội, Chính phủ để xây dựng dần Luật nghi lễ, nghi thức, quốc phục, quốc hoa. Ý kiến của ông về đề xuất này?

- Tôi cho rằng đại biểu Trần Thị Quốc Khánh cũng có ý kiến tương đồng với đại biểu Nguyễn Văn Cảnh.

Tôi hiểu ý đại biểu Trần Thị Quốc Khánh ngoài việc đề xuất quy định nam giới mặc áo dài ngũ thân thì bà còn đề xuất Quốc hội xây dựng văn bản pháp luật về những vấn đề liên quan tới biểu tượng văn hóa Việt Nam mà quy định thống nhất sử dụng trang phục trong các nghi lễ là một vấn đề nhiều cử tri quan tâm.

Qua những câu chuyện trên, dư luận xã hội lại đặt ra hàng loạt câu hỏi: Số phận của áo dài sẽ ra sao? Cơ quan nào chịu trách nhiệm quản lý trang phục áo dài? Căn cứ pháp lý nào chứng minh áo dài là trang phục của Việt Nam? Vì sao áo dài nam chưa chính thức được quy là Lễ phục Nhà nước?...

Ngay việc Áo dài là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia còn chưa được công nhận thì tôi thấy còn nhiều điều khó hiểu.

Vậy, giải pháp nào để áo dài của Việt Nam chính thức có giấy “khai sinh” làm cơ sở pháp lý bảo vệ, bảo tồn và phát triển, tránh tình trạng lộn xộn trong việc may, mặc, thiếu định hướng, thống nhất khi sử dụng áo dài làm lễ phục, làm trang phục đại diện cho dân tộc?

Họa sĩ Nguyễn Đức Bình. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Họa sĩ Nguyễn Đức Bình. Ảnh: Nhân vật cung cấp

- Nhiều năm nay, Đề án Lễ phục Nhà nước vẫn chưa được hoàn tất. Đến nay cũng chưa có văn bản, quy định nào mang tính pháp lý xác minh áo dài hay bất kỳ trang phục nào khác là quốc phục. Đây có phải lí do áo dài chưa thể trở thành lễ phục phổ biến?

- Nhiều người nói rằng áo dài là biểu tượng văn hóa của Việt Nam nhưng trên thực tế chưa có văn bản mang tính pháp lý nào thừa nhận áo dài là biểu tượng văn hóa của Việt Nam.

Khi ta tranh chấp về nguồn gốc, bản quyền của áo dài với các quốc gia khác, Việt Nam không có văn bản nào công nhận.

Đề xuất của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh nói lên khúc mắc trong đời sống. Trang phục truyền thống cần được đề cao, trước hết là đối với các đại biểu Quốc hội.

- Áo dài vướng phải nhiều tranh cãi do chưa được định danh rõ ràng, đồng thời chưa có quy chuẩn về may, mặc chung để áp dụng. Theo ông, có giải pháp nào không?

- Theo Điều 2, Nghị định số 01/2023/NĐ-CP ngày 16.1.2023 của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ VHTTDL, giao Bộ “Thực hiện quản lý nhà nước về biểu tượng văn hóa quốc gia theo quy định của pháp luật”.

Sau đó, Bộ VHTTDL cũng đã giao nhiệm vụ này cho Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm. Nhưng hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định rõ việc quản lý biểu tượng văn hóa, như: quy định tiêu chí lựa chọn, cơ quan có thẩm quyền đề xuất và công nhận, quản lý và sử dụng biểu tượng văn hóa. Do đó, giống như hoa sen thì áo dài cũng sẽ vướng phải những vấn đề về pháp lý cho công tác quản lý.

Trong khi đó, áo dài từ lâu đã được coi như là một trong những biểu tượng văn hóa của Việt Nam, nhưng khi gặp vấn đề sử dụng không đúng, may, mặc sai, bị nước ngoài nhận là sản phẩm của họ thì chúng ta hết sức lúng túng trong việc xử lý, xác định cơ quan chịu trách nhiệm quản lý, cơ sở pháp lý, chế tài thực hiện? Không chỉ riêng hoa sen hay áo dài, hiện nay nước ta có nhiều biểu tượng văn hóa cũng đã và đang gặp vướng mắc về vấn đề quản lý nêu trên.

Giải quyết hành lang pháp lý cho vấn đề quản lý và sử dụng biểu tượng văn hóa không chỉ tháo gỡ vấn đề bản quyền, chính danh của các biểu tượng mà còn là động lực trong việc giáo dục, quảng bá văn hóa Việt Nam.

Theo tôi, các cơ quan quản lý nhà nước cần nghiên cứu, sớm ban hành luật hoặc nghị định về biểu tượng văn hóa.

Văn bản pháp lý này sẽ mở đầu cho việc lựa chọn, tôn vinh, sử dụng và quản lý các hệ thống biểu tượng văn hóa của Việt Nam, mà hoa sen và áo dài là trường hợp cụ thể.

Muốn tháo gỡ việc pháp lý cho áo dài thì Quốc hội cần tháo gỡ những quy định bất cập ngay trong kỳ họp Quốc hội mà đại biểu Nguyễn Văn Cảnh đã đề xuất.

Trần Huyền Chi (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Tranh cãi chuyện đại biểu đề xuất mặc áo dài đi họp Quốc hội

Mi Lan |

Đề xuất mặc áo dài ngũ thân đi họp Quốc hội của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) hiện gây tranh cãi trên khắp các diễn đàn mạng xã hội.

Đại biểu Quốc hội gây ấn tượng khi luôn xuất hiện với áo dài ngũ thân

Nhóm PV |

Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh - đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định tạo ấn tượng tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, khi luôn xuất hiện trong hình ảnh mặc áo dài ngũ thân, khăn đóng. Cũng ngay tại phiên thảo luận sáng 31.5, đại biểu đề nghị Quốc hội xem xét cho phép đại biểu được mặc áo dài ngũ thân tại các phiên họp.

Áo dài ngũ thân thướt tha trên thảm đỏ Quốc hội

Hoàng Văn Minh |

Chia sẻ tích cực nhất trên mạng xã hội mấy hôm nay là hình ảnh đại biểu Quốc hội Trần Thị Thu Đông (đoàn Bạc Liêu) và đại biểu Trần Thị Hoa Ry (đoàn Bạc Liêu) cầm tay nhau xuất hiện thật đẹp, thật thướt tha và bản sắc trong bộ áo dài ngũ thân trên thảm đỏ dẫn vào nghị trường.

Giảm tuổi nghỉ hưu - mong muốn của công nhân

LƯƠNG HẠNH |

Rất ít công nhân có thể làm việc đến độ tuổi hưởng lương hưu theo quy định hiện hành. Với họ, độ tuổi nghỉ hưu hiện nay là quá cao. Đa số lao động trực tiếp trong khu công nghiệp cho biết chỉ đủ sức khỏe để làm việc đến 50 tuổi.

Xuất hiện vùng áp thấp trên Biển Đông gây mưa dông gió mạnh

AN AN |

Dải hội tụ nhiệt đới nối với vùng áp thấp trên khu vực Biển Đông kết hợp với gió mùa tây nam gây thời tiết mưa dông gió mạnh diện rộng trên biển.

Chiêu lập hồ sơ khống rút 10 tỉ đồng của “sếp” Quỹ Phát triển phụ nữ

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh đã khởi tố vụ án, khởi tố 7 bị can, làm rõ thủ đoạn lập hồ sơ khống, rút hơn 10 tỉ đồng của Trưởng Văn phòng giao dịch Quỹ phát triển phụ nữ huyện Hương Khê và 6 đồng phạm là cấp dưới.

PODCAST - Truyện ngắn dự thi: Đừng khơi tàn lửa dưới sông sâu

Nhóm PV |

Truyện ngắn dự thi: Tôi và lão Thủ từ từ bơi tới chỗ con thuyền. Mùi máu tỏa ra tanh nồng. Tôi và lão bám đuôi thuyền leo lên. Một cảnh tượng rùng rợn đập vào mắt tôi. Có hai người đàn ông vừa bị giết. Một người gục chết bên tay lái. Một người nằm vắt ngang người nơi cửa ra vào khoang thuyền. Tôi hơi hoảng sợ. Tôi cứ nghĩ mình chả biết sợ là gì, nhưng đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy cảnh máu me và giết chóc như thế này...

Truyện ngắn tham dự Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài Công nhân, Công đoàn của tác giả Nguyễn Đình Tú.


Phía sau những cuộc đổi tên, thay áo mới của loạt ngân hàng thương mại

Cẩm Hà |

Hầu như toàn bộ các ngân hàng thương mại vừa tiến hành đổi tên đều hướng đến tiêu chí ngắn gọn hơn, dễ nhớ hơn và gần với mã chứng khoán hơn. Nhưng đằng sau quyết định đổi tên còn là câu chuyện của thay đổi chiến lược kinh doanh, hay những biến động trong cơ cấu cổ đông.

Tranh cãi chuyện đại biểu đề xuất mặc áo dài đi họp Quốc hội

Mi Lan |

Đề xuất mặc áo dài ngũ thân đi họp Quốc hội của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) hiện gây tranh cãi trên khắp các diễn đàn mạng xã hội.

Đại biểu Quốc hội gây ấn tượng khi luôn xuất hiện với áo dài ngũ thân

Nhóm PV |

Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh - đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định tạo ấn tượng tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, khi luôn xuất hiện trong hình ảnh mặc áo dài ngũ thân, khăn đóng. Cũng ngay tại phiên thảo luận sáng 31.5, đại biểu đề nghị Quốc hội xem xét cho phép đại biểu được mặc áo dài ngũ thân tại các phiên họp.

Áo dài ngũ thân thướt tha trên thảm đỏ Quốc hội

Hoàng Văn Minh |

Chia sẻ tích cực nhất trên mạng xã hội mấy hôm nay là hình ảnh đại biểu Quốc hội Trần Thị Thu Đông (đoàn Bạc Liêu) và đại biểu Trần Thị Hoa Ry (đoàn Bạc Liêu) cầm tay nhau xuất hiện thật đẹp, thật thướt tha và bản sắc trong bộ áo dài ngũ thân trên thảm đỏ dẫn vào nghị trường.