Bản lĩnh tạo nên bản sắc cho thơ Việt Nam

Thùy Trang |

Tọa đàm "Từ bản lĩnh đến bản sắc nhà thơ" là một trong những hoạt động quan trọng trong khuôn khổ Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22.

Sáng 24.2, tọa đàm "Từ bản lĩnh đến bản sắc của nhà thơ" diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội), với sự tham gia của nhiều nhà thơ, học giả, nhà lý luận phê bình văn học…

Phát biểu mở đầu tọa đàm, nhà thơ Nguyễn Bình Phương - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - cho biết: "Trong kho tàng văn chương, rất nhiều tác phẩm dũng cảm vẫn còn tồn tại. Và những tác phẩm ấy xuất phát từ sự bản lĩnh của nhà thơ. Bản lĩnh không phải sự mù quáng, cố chấp, bảo thủ. Bản lĩnh là sự tự tin vào tính thiện lương của mình. Từ đó, họ tạo ra bản sắc, những cái riêng, nhưng cũng không có nghĩa là cố tình làm khác người.

Giờ đây, bản sắc đứng trước những vấn đề đáng suy ngẫm, nhất là trong thời điểm tính toàn cầu không thể đảo ngược, biên giới văn hóa được xóa nhòa. Ở cuộc gia nhập ấy, bản sắc sẽ trở thành thế mạnh để từng cá nhân, từng cộng đồng tạo dựng vị trí không thể thay thế".

Bàn luận về vấn đề bản sắc của nhà thơ, nhà thơ Khuất Bình Nguyên cho rằng, thời đại AI (trí tuệ nhân tạo), người máy với trí tuệ nhân tạo có thể làm thơ hay. "Tôi không dám chắc điều đó. Nhưng có lẽ phải trông cậy nhà thơ để thiết kế con chíp. Một trong những con chíp đó là khoảng lặng của thi ca. Bản lĩnh của người làm thơ không phải chỉ ở tầm cao tư tưởng và khái quát nghệ thuật mà cùng với việc đó là biết loại bỏ những chữ những câu thừa làm nên những tác phẩm thơ có dư ba. Sâu sắc về ý tưởng. Bay bổng về cảm xúc", ông đánh giá.

Nhà văn Nguyễn Bình Phương phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: Thùy Trang
Nhà văn Nguyễn Bình Phương phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: Thùy Trang

Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 diễn ra trong 2 ngày 23 và 24.2 (tức 14 và 15 tháng Giêng).

Từ ngày 14 tháng Giêng, công chúng có thể tham quan Nhà ký ức, Đường thơ, tham gia trò chơi Đố thơ; các buổi giao lưu giới thiệu tác giả, tác phẩm của các nhà thơ trẻ; các nhà thơ đã thành danh; hoạt động của một số câu lạc bộ thơ trong các Quán thơ do ban tổ chức sắp xếp.

Năm nay, không gian "Nhà ký ức" - tiếp tục là nơi trưng bày kỷ vật, hiện vật, tác phẩm của 12 nhà thơ tiêu biểu. Trong đó, đứng đầu là nhà thơ - Chủ tịch Hồ Chí Minh và 11 nhà thơ người dân tộc đã đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật.

Trọng tâm của "Ngày thơ lần thứ 22" chính là đêm thơ mang tên "Bản hòa âm đất nước" với mở đầu chương trình là màn biểu diễn cồng chiêng của đồng bào dân tộc Mường do các nghệ sĩ tỉnh Hòa Bình thực hiện quanh 22 đài đuốc - tương ứng với con số Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - cho biết, Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 năm nay được tổ chức nhằm giới thiệu đến với công chúng những di sản thi ca quý báu trong kho tàng thi ca 54 dân tộc Việt Nam và những tác phẩm tiêu biểu của các nhà thơ dân tộc hoặc tác phẩm viết về thiên nhiên, vùng đất, con người các dân tộc Việt Nam trên mảnh đất hình chữ S thân yêu.

Điểm nhấn của sự kiện năm nay là sự góp mặt của các nhà thơ quốc tế tại Đêm thơ Nguyên Tiêu. Đây là bước đệm để Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Liên hoan Thơ Quốc tế kéo dài khoảng một tuần trong năm 2025.

Thùy Trang
TIN LIÊN QUAN

NXB Kim Đồng giới thiệu loạt tập thơ đặc sắc chào mừng Ngày thơ Việt Nam

Thanh Hương |

Chào mừng Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22, Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu đến độc giả những tập thơ đặc sắc.

Khách Tây đội mưa nghe thơ ca ngày xuân tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Hải Nguyễn |

Ngày Thơ Hà Nội năm 2024 thu hút đông đảo người yêu thơ, du khách trong nước và quốc tế tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội.

"Mưa xuân" của Nguyễn Bính ngân lên giữa tiết mưa xuân, khai mạc Ngày Thơ Việt Nam

Ý Yên - Hải Nguyễn |

Ngày Thơ Hà Nội lần đầu tiên được tổ chức vào ngày 23.2, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Sự kiện do Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội tổ chức.

Bên trong chợ đầu mối 2.000 tỉ của Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn vừa bị bắt

Nhóm PV |

Trong số những dự án nghìn tỉ của Tập đoàn Phúc Sơn do ông Nguyễn Văn Hậu là Chủ tịch, đáng chú ý nhất là chợ đầu mối ở Vĩnh Phúc được xây dựng bài bản, đồng bộ nhưng vắng bóng tiểu thương.

Người lao động Công ty Cổ phần Điện tử BHS tiếp tục đòi lương

HẠNH AN |

Báo Lao Động tiếp tục nhận được nhiều phản ánh từ người lao động bị Công ty Cổ phần Điện tử BHS (Công ty BHS) - công ty con của Công ty Cổ phần Bkav (Công ty Bkav) nợ lương. Theo nhiều người lao động, nếu công ty chủ động, có thiện chí hơn để giải quyết vấn đề tiền lương, họ đã không gửi đơn đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Ukraina tiếp tục mất thêm lãnh thổ ở Donbass vào tay Nga

Song Minh |

Quân đội Ukraina hôm 27.2 cho biết đã rút khỏi hai ngôi làng ở Donbass, mất thêm lãnh thổ do sự hỗ trợ từ các đồng minh phương Tây không còn nhiều.

Công viên 260 tỉ đồng ở Hà Nội mở cửa chưa lâu đã gặp sự cố

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Sau hơn 20 ngày mở cửa, hồ trong Công viên Thiên văn học xuất hiện tình trạng cá chết hàng loạt, bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tập thể dục, tham quan của người dân.

Cẩm nang ăn chơi ở Singapore khi xem The Eras Tour của Taylor Swift

Ninh Phương |

Ngoài trải nghiệm âm nhạc khó quên với The Eras Tour của Taylor Swift, cộng đồng Swiftie và khách du lịch có thể khám phá văn hoá, ẩm thực độc đáo của Singapore.

NXB Kim Đồng giới thiệu loạt tập thơ đặc sắc chào mừng Ngày thơ Việt Nam

Thanh Hương |

Chào mừng Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22, Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu đến độc giả những tập thơ đặc sắc.

Khách Tây đội mưa nghe thơ ca ngày xuân tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Hải Nguyễn |

Ngày Thơ Hà Nội năm 2024 thu hút đông đảo người yêu thơ, du khách trong nước và quốc tế tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội.

"Mưa xuân" của Nguyễn Bính ngân lên giữa tiết mưa xuân, khai mạc Ngày Thơ Việt Nam

Ý Yên - Hải Nguyễn |

Ngày Thơ Hà Nội lần đầu tiên được tổ chức vào ngày 23.2, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Sự kiện do Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội tổ chức.