Bài Vedete...

Ngô Mai Phong |

Ngày của tôi thường bắt đầu bằng ba món nóng: bánh mỳ nóng, cà phê nóng và một tờ báo nóng - Lao Động - dĩ nhiên, đó là tờ nhật báo nơi tôi đang làm lính.

Trong ba thứ mùi ngây ngất đặc hữu của bữa sáng thường nhật, "mùi phóng sự" luôn khiến tôi nao nức và kết thúc bằng sự buồn bã tràn trề. Bởi tên tôi chưa bao giờ len nổi vào ô phóng sự, ô của bài vedete sáng giá luôn đặt chính giữa trang nhất của tờ nhật báo khổ lớn in màu đầu tiên trong cả nước với ảnh minh họa được chọn lọc, kích rộng đầy ấn tượng mà mỗi ngày bạn đọc ba miền đều đón đợi.

Hồi đó, ô vedete là giấc mơ của đám người trẻ chúng tôi. Nó trở thành một cuộc đua ngầm giữa các cây bút mới vừa vào báo. Cuộc đua không phải tranh đoạt cái gì mà chỉ để khẳng định sự hiện hữu của mỗi người trong mắt các đồng nghiệp xung quanh.

Đấy là những năm đầu thập niên 90. Internet chưa phổ biến, điện thoại cầm tay cục mịch nhưng cũng thật hiếm hoi...

"Khôn văn tế"...

Trong cuộc chia tay để về Lao Động, một đồng nghiệp đài phát thanh bảo tôi: "Khôn văn tế, dại văn bia", văn bia không bay lên trời được đâu!

Trước chúng tôi, Lao Động đã là một đạo quân tinh nhuệ rải khắp ba miền Bắc Trung Nam với những tên tuổi "cáo già" thú vị: Trần Trọng Thức, Chánh Trinh, Nguyễn An Định, Lý Sinh Sự, Hoàng Hưng, Lưu Trọng Văn, Kỳ Lâm, Bùi Việt Sỹ, Tường Vy, Bùi Việt Phong, Ba Thợ Tiện, Vĩnh Quyền, Chóe, Dương Minh Long, Huỳnh Dũng Nhân, Nguyễn Phương Yên, Ngô Hoàng Giang...

Lứa tôi: Đàm Minh Thụy, Nguyễn Linh Giang, Nhật Anh, Trần Duy Phương, Vũ Bích Hằng, Vũ Mạnh Cường, Tô Phán, Trần Đăng, Bích Hà, Đỗ Quang Hạnh, Trần Trung Chính, Thang Đức Thắng...Lứa sau tôi, từ Quảng Hà, Phạm Hiếu, Mỹ Hằng, Thủy Lê, Lâm Tuyền, Nhật Lệ... trở đi, tờ báo như một dòng chảy xiết, không nhớ nổi.

Trong lứa tôi, Nhật Anh, Vũ Mạnh Cường là hai cây bút phát lộ sớm nhất, rạng rỡ nhất trên ô vedete. Vũ Mạnh Cường đi Tuyên Quang hôm trước, hôm sau có ngay phóng sự "Sơn Dương - hiểm họa từ thiếc". Tuần sau lại tung tiếp "Hà Tĩnh - chảy máu cát đen".

Nhật Anh là loạt phóng sự ngược sông Lam cứu dân trong mưa lũ miền Trung khốc liệt. Mươi ngày sau lại kể câu chuyện kỳ dị như huyền sử của tộc người "Lá vàng" man dã vùng Tây Bắc.

Cường cao lớn, hào hoa như một ngự lâm quân. Nhật Anh gầy đêu, cặp mắt màu chì ngơ ngác. Cả hai đều chưa vợ, tinh lực dồn hết vào ngọn bút.

Nguyễn An Định - Trưởng ban Kinh tế - Xã hội, người phụ trách trực tiếp của chúng tôi nổi tiếng khe khắt về chữ nghĩa nhưng luôn nhìn Nhật Anh và Vũ Mạnh Cường bằng "cặp mắt hiền hiền từ của một cha xứ" (chữ của Vũ Mạnh Cường). Họ hơn hẳn bọn tôi, không bao giờ bị Nguyễn trách nửa lời vì bất cứ điều gì. Đơn giản, họ tài năng và vô tư thực sự.

Báo sớm. Ảnh: Nguyễn Thị Thuỳ Ân
Báo sớm. Ảnh: Nguyễn Thị Thuỳ Ân

Tôi thì khác. Tôi vốn dân phát thanh chuyển qua báo giấy, bài vở viết hoài vẫn nhợt nhạt và xộc xệch. Phóng sự đầu tay "Mắt thuyền Cô Tô" của tôi bị tòa soạn đầu Sài Gòn gửi trả yêu cầu sửa lại nhưng không nói rõ lý do. Tôi ngồi thừ hàng giờ. Thấy tiếc quãng đời đã qua và giận mình sao lại điên rồ mê đắm nghề báo giấy.

Sau này, trong một lần trò chuyện, anh Trần Trọng Thức sực nhớ, cười vang: "Đã lên trang rồi chớ. Sếp nhất đó, ổng kêu đoạn kết gì mà những thuyền nằm im lìm trên bãi như những con mắt khép còn phía sau là cánh đồng muối bỏ hoang lên rỉ sắt, ảm đạm quá. Vậy là gác, lãng xẹt. Tiếc chi em, anh ngày xưa nhiều phen chẳng rứa. Bài nộp xong, thấy mất tiêu luôn. Cũng không dám hỏi sếp. Cứ lượn ra lượn vô. Ông ta biết ý liền trỏ cái bồ rác "nó ở kia"!

Mỗi ngày, tôi mỗi ngộ dần ra sự nghiệt ngã của nghề báo giấy - nghề "văn bia".

Thói quen của loài mèo

Tôi nhớ một lần về tòa soạn họp, anh Ứng Duy Ninh - Trưởng ban Công Đoàn - bảo: "Vùng Than cả chục vạn thợ mỏ, nội chuyện cơm áo gạo tiền đã vô vàn sự hay. tại sao cậu không chịu làm phóng sự cho Công Đoàn nhỉ? Viết đi chứ, anh đăng ngay". Có lẽ anh Ninh nghĩ tôi lười nhưng tế nhị không muốn nói thẳng ra?

Thật ra tôi không lười. Tôi chịu đọc, chịu đi, chịu quan sát nhiều hơn là ngồi nghe, vơ báo cáo rồi về. Nhưng khi vào bàn viết, tôi thường có cảm giác bị đẩy ra. Và hệt như một anh thợ nặn vụng về, tôi định củ khoai nhưng kết cục nó lại ra củ gì chẳng giống khoai lang cũng không ra khoai sọ. Rất oái oăm.

Thì ra, từ rất lâu tôi đã bị mắc kẹt bởi rất nhiều những thói quen tệ hại. Tôi quá tin vào trí nhớ. Cực kỳ lười ghi chép và nếu có thì chỉ vẻn vẹn những gạch đầu dòng trên vỏ bao thuốc lá lộn trái đút túi quần có khi về chưa móc ra đã giúi luôn vào chậu giặt. Cũng bởi cẩu thả, nhiều khi xoay đi xoay lại tôi vẫn không sao nhìn ra nổi những dòng chữ loằng loằng mình đã viết gì.

Tôi có thói quen tự mổ xẻ vấn đề bằng luận suy logic và bỏ qua luôn bước quan trọng nhất là thực chứng. Tôi có thói quen nước đến chân mới nhảy. Lấy tài liệu về cả tuần không viết ngay, đến lịch nộp bài bắt đầu ngồi cố sống cố chết hà hơi vào mớ tài liệu lạnh ngắt như cá ươn. Tôi gọi đó là thói quen của loài mèo. Bắt chuột theo giờ. Buổi sáng xơi xong đĩa sữa ngồi ngắm hoa ngắm bướm chán lại gà gật làm thêm giấc nữa. Tất cả những thói quen khiến tôi mắc kẹt có lẽ chẳng xa lạ gì đối với những người làm báo vào nghề bằng con đường thực nghiệm tức là không bắt đầu từ môi trường chuyên nghiệp.

Nhìn vào mình, phải mất hằng năm trời tôi mới từ bỏ được những thói quen ăn mòn tư duy và sinh lực đối với một người làm nghề chuyên nghiệp. Trong chừng mực nào đó thói quen cũng như kẻ cùng thuyền của kinh nghiệm. Nó có thể dẫn anh đi đúng đường ngày hôm trước nhưng lại sai đường vào ngày hôm sau.

Mỗi ngày, tôi viết một chắc tay hơn và thành thục mọi thể loại sau khi đã đi qua vô số sai lầm. Mới hiểu tình yêu của tôi với tờ báo giấy ngót trăm năm của tổ chức thợ thuyền mình không hề suy suyển.

Tôi cũng đã từ chối nhiều cơ hội thăng tiến để được yên thân làm một người bình thường, yêu một nghề bình thường cả đời hằng gắn bó. Như thế, chẳng phải là một niềm ân huệ lớn hay sao?

Lời sau

Dù không phải là người ưa hoài cựu và chưa hẳn đã già, mỗi ngày tôi vẫn thích cầm trên tay tờ nhật báo mới thơm tho mùi mực in, lật mở từng trang sột soạt, chậm rãi đọc thay vì cầm chiếc smartphone để vào mạng tìm một đường link nào đó. Những khoảnh khắc như thế, luôn mang lại cho tôi cảm giác thật yên bình, tự tại. Đôi lúc tôi ngừng lại chế thêm nước sôi vào bình trà, bâng khuâng nhớ một thời 51 - Hàng Bồ; một thời 167 - Tây Sơn.

Bao nhiêu người đã ra đi? Bao nhiêu người còn ở lại? Dù đang dịch giã, mỗi ngày, tôi vẫn được cầm tờ Lao Động trên tay ấm nóng. Càng thương quý các đồng nghiệp ở cả ba miền đã không hổ danh với lớp lớp người đi trước. Trong tâm tưởng của tôi, Lao Động như một dòng sông, càng chảy càng dài xa mãi.

Ngô Mai Phong
TIN LIÊN QUAN

Ứng dụng AI tại Báo Lao Động: Biên tập viên “ảo” - thông tin “thật”

Nguyễn Tuấn Anh |

Ngày 8.7.2021, Báo Lao Động chính thức ra mắt một bản tin truyền hình sử dụng biên tập viên ảo được sản xuất tự động bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo dựa trên hệ thống LDO-AI. Đây là một dự án do Báo tự nghiên cứu phát triển nằm trong chuỗi các hoạt động chuyển đổi số toàn diện phương thức tác nghiệp và đổi mới sản phẩm đa phương tiện nhằm bắt kịp các xu hướng báo chí truyền thông mới nhất của thế giới.

Báo Lao Động cần đi sâu hơn nữa về đời sống của công nhân lao động

Bảo Hân – Hải Nguyễn |

Ngày 14.7, ông Nguyễn Đình Khang, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam dự hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2021 của Báo Lao Động.

Báo Lao Động ra mắt bản tin do BTV ảo dẫn chương trình bằng công nghệ AI

Dung Anh |

Ngày 8.7.2021, lần đầu tiên tại Việt Nam, Báo Lao Động chính thức ra mắt một bản tin truyền hình sử dụng biên tập viên (BTV) ảo được sản xuất tự động bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) dựa trên hệ thống LDO-AI.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Ứng dụng AI tại Báo Lao Động: Biên tập viên “ảo” - thông tin “thật”

Nguyễn Tuấn Anh |

Ngày 8.7.2021, Báo Lao Động chính thức ra mắt một bản tin truyền hình sử dụng biên tập viên ảo được sản xuất tự động bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo dựa trên hệ thống LDO-AI. Đây là một dự án do Báo tự nghiên cứu phát triển nằm trong chuỗi các hoạt động chuyển đổi số toàn diện phương thức tác nghiệp và đổi mới sản phẩm đa phương tiện nhằm bắt kịp các xu hướng báo chí truyền thông mới nhất của thế giới.

Báo Lao Động cần đi sâu hơn nữa về đời sống của công nhân lao động

Bảo Hân – Hải Nguyễn |

Ngày 14.7, ông Nguyễn Đình Khang, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam dự hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2021 của Báo Lao Động.

Báo Lao Động ra mắt bản tin do BTV ảo dẫn chương trình bằng công nghệ AI

Dung Anh |

Ngày 8.7.2021, lần đầu tiên tại Việt Nam, Báo Lao Động chính thức ra mắt một bản tin truyền hình sử dụng biên tập viên (BTV) ảo được sản xuất tự động bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) dựa trên hệ thống LDO-AI.