Báo chí giữ vai trò tiên phong trong định hướng xã hội

Phạm Đông |

Suốt 96 năm đồng hành cùng dân tộc (21.6.1925 - 21.6.2021), dưới sự lãnh đạo của Đảng, Báo chí cách mạng Việt Nam luôn là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò quan trọng trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Trong đó, báo chí được xem là chủ thể phản ánh đời sống xã hội, khơi nguồn, tạo ra dư luận xã hội và do đó, có vai trò không thể thay thế trong định hướng dư luận xã hội.

Khẳng định vai trò định hướng xã hội của báo chí

Với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm cao, báo chí là lực lượng thông tin nhanh chóng nhất, phổ cập nhất, phản ánh một cách chủ động và trung thực mọi mặt của đời sống xã hội; thông tin cập nhật tình hình trong nước và quốc tế. Báo chí luôn được coi là lực lượng chủ lực và xung kích trên mặt trận tư tưởng, tạo sự thống nhất và liên kết trong xã hội nhằm giải quyết các nhiệm vụ xã hội. Trong đó, báo chí và dư luận xã hội có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại, ảnh hưởng chặt chẽ tới nhau.

Trao đổi với Lao Động, ông Phạm Văn Hoà, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa XIV cho rằng, trong công tác tuyên truyền, vai trò của các cơ quan báo chí, cơ quan truyền thông đặc biệt quan trọng. Báo chí là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước, Quốc hội, chính quyền địa phương… đến với nhân dân Việt Nam cả trong và ngoài nước. Trong đó, báo chí là chủ thể khơi nguồn dư luận xã hội, có vai trò không thể thay thế trong định hướng dư luận xã hội và ngược lại, dư luận xã hội là đối tượng phản ánh của báo chí, đồng thời là thước đo để đánh giá khả năng và hiệu quả tác động của báo chí đối với xã hội. Trong xã hội hiện đại, phần lớn dư luận xã hội được châm ngòi từ báo chí.

Theo ông Hoà, trong những năm gần đây, báo chí góp phần rất lớn trong việc phát huy những hành vi tham nhũng, tiêu cực của cán bộ công chức, viên chức. Đây là những thành tích rất đáng trân trọng đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao, ủng hộ.

Cũng theo ông Hoà, để tiếp tục phát huy vai trò của mình, trong thời gian tới báo chí và các cơ quan truyền thông cần tiếp tục đưa tiếng nói của người dân, của Đảng và Nhà nước để cung cấp thông tin bài bản, chuyên sâu, có kiểm chứng, là sản phẩm tập thể, được đầu tư, biên tập công phu nên mang tính thuyết phục cao và có tính định hướng chính trị rõ ràng. Trong đó, báo chí cần tiếp tục phát hiện những hành vi tiêu cực của xã hội, của cán bộ công chức viên chức để cơ quan chức năng trừng trị thích đáng.

Tuy nhiên, báo chí cần xác minh kỹ thông tin, không chạy theo mạng xã hội, theo những nguồn tin không được kiểm chứng.

Bởi lẽ thông tin trên mạng xã hội, thực chất không phải là thông tin báo chí mà đa phần chỉ là thông tin cá nhân, không được kiểm chứng, không có hệ thống và không chịu trách nhiệm xã hội… chỉ phản ánh mục đích cá nhân và phục vụ lợi ích của người hay tổ chức cần đưa tin.

Ông Hoà cho rằng, để cơ quan báo chí có được những thông tin cần thiết, kịp thời, đáp ứng được yêu cầu của dư luận thì trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, của chính quyền địa phương các cấp là cực kỳ quan trọng. Trong đó các cơ quan cần phối hợp chặt chẽ với báo chí để tuyên truyền, cung cấp thông tin đến người dân. Tuyệt đối không được bưng bít thông tin, né tránh và không chịu hợp tác với báo chí.

Xây dựng dòng thông tin tích cực là dòng chảy chính

Cùng trao đổi với Lao Động, TS Nguyễn Quang Vinh - Tổng Biên tập Tạp chí Quản lý Nhà nước (Học viện Hành chính Quốc gia) - khẳng định, báo chí cách mạng Việt Nam do Bác Hồ sáng lập, là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp, diễn đàn của nhân dân. Chính vì vậy, các cơ quan báo chí và tạp chí phải tuân thủ theo tôn chỉ mục đích của cơ quan chủ quản mình...

Theo ông Vinh, là phương tiện thông tin tuyên truyền đắc lực của Đảng, báo chí được xem là vũ khí sắc bén của Đảng, tích cực thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân.

Đồng thời, đây cũng là kênh để phát hiện ra những vấn đề cuộc sống đặt ra, định hướng dư luận quần chúng, dư luận xã hội phát triển một cách lành mạnh hơn. Phải nói rằng, báo chí cách mạng Việt Nam có tác dụng rất lớn không chỉ trong thời kỳ cách mạng, trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, cho đến công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ở một khía cạnh khác, báo chí đã thực hiện tốt chức năng biểu dương và phê phán. Trong đó, báo chí đã phát hiện và phản ánh trung thực những điển hình tiên tiến, nhiệt tình ủng hộ và cổ vũ nhân tố mới, những người tốt, việc tốt, những biểu hiện tích cực nảy sinh trong đời sống kinh tế - xã hội.

Thông qua việc biểu dương cái tốt, đấu tranh chống cái xấu, tiêu cực, báo chí góp phần làm trong sạch đội ngũ cán bộ của Đảng và Nhà nước, làm lành mạnh quan hệ xã hội, giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy sự nghiệp cách mạng tiến lên.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Báo chí và câu chuyện xây dựng niềm tin của xã hội với giáo dục

Đặng Chung |

Trong nhiều năm qua, ngành Giáo dục thường xuyên được sống trong không khí đổi mới với rất nhiều sự thay đổi, điều chỉnh, cải cách.... diễn ra liên tục. Báo chí, với vai trò giám sát, đã có những tác động tích cực để Giáo dục phát triển tốt lên, đặc biệt trong việc vun đắp niềm tin của xã hội với ngành Giáo dục.

Báo chí đóng góp thiết thực cho sự phát triển của Việt Nam

Vân Anh thực hiện |

Là một nhà ngoại giao kỳ cựu và là người gắn bó lâu năm với Việt Nam, Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Park Noh Wan cho rằng, báo chí Việt Nam không chỉ đáp ứng “quyền được biết” của người dân mà còn có những đóng góp thiết thực cho sự hội nhập, kết nối xã hội, phát triển của Việt Nam.

Gửi 3.000 bức thư tay để tìm lại lịch sử báo chí nước nhà

Thanh Nga |

Miệt mài gửi đi 3.000 bức thư tay chỉ để tìm kiếm tư liệu, viết ra những công trình nghiên cứu về lịch sử báo chí nước nhà - đó là điều mà nhà báo Trần Văn Hiền bao năm qua vẫn luôn âm thầm cống hiến.

Chủ tịch Hồ Chí Minh: Người thầy vĩ đại của báo chí cách mạng Việt Nam

Trung Dũng (tổng hợp) |

Không chỉ là người khai sinh nền báo chí cách mạng Việt Nam, suốt cuộc đời làm cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng hơn 100 bút danh, hàng nghìn bài báo các loại, gần 300 bài thơ và khoảng 500 trang truyện và ký. Không chỉ có vậy, di sản báo chí mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại còn là những bài học, những lời căn dặn cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Vai trò của báo chí trong thực hiện nhiệm vụ đạt “mục tiêu kép”

Lê Thanh Phong |

Đến đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ tư, mới thấy “mục tiêu kép” là một thách thức ghê gớm. Dịch càng kéo dài, phức tạp thì việc dập dịch càng khó khăn và đương nhiên phát triển kinh tế lại càng thêm tốn kém sức lực.

Xe khách đâm nhau trên cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.

Dự báo thời tiết 16.1: Miền Bắc rét đậm mưa vài nơi, nhiệt độ giảm sâu hơn

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 16.1.2023, Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 9 - 12 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 6 - 9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C.

Báo chí và câu chuyện xây dựng niềm tin của xã hội với giáo dục

Đặng Chung |

Trong nhiều năm qua, ngành Giáo dục thường xuyên được sống trong không khí đổi mới với rất nhiều sự thay đổi, điều chỉnh, cải cách.... diễn ra liên tục. Báo chí, với vai trò giám sát, đã có những tác động tích cực để Giáo dục phát triển tốt lên, đặc biệt trong việc vun đắp niềm tin của xã hội với ngành Giáo dục.

Báo chí đóng góp thiết thực cho sự phát triển của Việt Nam

Vân Anh thực hiện |

Là một nhà ngoại giao kỳ cựu và là người gắn bó lâu năm với Việt Nam, Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Park Noh Wan cho rằng, báo chí Việt Nam không chỉ đáp ứng “quyền được biết” của người dân mà còn có những đóng góp thiết thực cho sự hội nhập, kết nối xã hội, phát triển của Việt Nam.

Gửi 3.000 bức thư tay để tìm lại lịch sử báo chí nước nhà

Thanh Nga |

Miệt mài gửi đi 3.000 bức thư tay chỉ để tìm kiếm tư liệu, viết ra những công trình nghiên cứu về lịch sử báo chí nước nhà - đó là điều mà nhà báo Trần Văn Hiền bao năm qua vẫn luôn âm thầm cống hiến.

Chủ tịch Hồ Chí Minh: Người thầy vĩ đại của báo chí cách mạng Việt Nam

Trung Dũng (tổng hợp) |

Không chỉ là người khai sinh nền báo chí cách mạng Việt Nam, suốt cuộc đời làm cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng hơn 100 bút danh, hàng nghìn bài báo các loại, gần 300 bài thơ và khoảng 500 trang truyện và ký. Không chỉ có vậy, di sản báo chí mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại còn là những bài học, những lời căn dặn cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Vai trò của báo chí trong thực hiện nhiệm vụ đạt “mục tiêu kép”

Lê Thanh Phong |

Đến đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ tư, mới thấy “mục tiêu kép” là một thách thức ghê gớm. Dịch càng kéo dài, phức tạp thì việc dập dịch càng khó khăn và đương nhiên phát triển kinh tế lại càng thêm tốn kém sức lực.