Xét duyệt bước 2 mẫu tượng Nguyễn Du đặt tại vườn hoa thị trấn Thường Tín

Phạm Huyền |

Hà Nội - Ngày 3.8, tại UBND huyện Thường Tín diễn ra cuộc họp Hội đồng Nghệ thuật xét duyệt mẫu bước 2 của công trình tượng đồng đại thi hào Nguyễn Du.

Ông Nguyễn Tiến Minh - Bí thư Huyện ủy Thường Tín - chủ trì cuộc họp Hội đồng Nghệ thuật xét duyệt mẫu tượng bước 2 phục vụ đúc tượng đồng Danh nhân văn hóa thế giới, đại thi hào Nguyễn Du.

Dự cuộc họp còn có các nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực điêu khắc, mỹ thuật, lịch sử, giảng viên các trường đại học và đại diện các phòng ban chuyên môn.

Ông Nguyễn Tiến Minh, Bí thư Huyện uỷ Thường Tín, phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Đức Anh
Ông Nguyễn Tiến Minh - Bí thư Huyện ủy Thường Tín - phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Đức Anh

Căn cứ kết quả cuộc họp xét duyệt bước 1, Hội đồng nghệ thuật thống nhất chọn mẫu tượng TĐ.03. Dự kiến quy mô, khối lượng hạng mục công trình tượng đài Danh nhân văn hóa thế giới, đại thi hào Nguyễn Du gồm: bệ tượng cao 1,55m; tượng cao khoảng 3,6m.

Tượng đài có chất liệu hợp kim đồng vàng, khung lõi tượng chất liệu thép không gỉ. Phần bệ tượng bê tông cốt thép ốp đá tự nhiên. Tượng đặt tại vườn hoa Nguyễn Du, thị trấn Thường Tín.

Mẫu tượng Danh nhân văn hóa thế giới, đại thi hào Nguyễn Du đặt tại vườn hoa thị trấn Thường Tín tại cuộc họp xét duyệt bước 2 (trái) có nhiều thay đổi về đường nét so với mẫu xét duyệt bước 1. Ảnh: Đức Anh

Tại cuộc họp chiều 3.8, các chuyên gia, nhà khoa học trao đổi nhiều ý kiến, nhận xét về mẫu tượng bước 2 để tiến tới nghiệm thu, thực hiện các bước tiếp theo.

Nhà điêu khắc Nguyễn Phú Cường - nguyên phó Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, nhận định mẫu tượng bước 2 có bố cục đẹp, dáng ngồi vững chãi, hình ảnh gần gũi.

Tuy nhiên, cần chỉnh sửa một số chi tiết về đôi mắt sáng hơn để toát ra vẻ trí tuệ, sâu sắc; tỉ lệ vai, tỉ lệ cây bút, dáng hình phiến đá ngồi… trước khi thực hiện mẫu tượng composite và các bước tiếp theo.

Nhà điêu khắc Nguyễn Phú Cường - Nguyên phó Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm góp ý về bức tượng mẫu tại cuộc họp xét duyệt bước 2. Ảnh: Đức Anh
Nhà điêu khắc Nguyễn Phú Cường - Nguyên phó Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm góp ý về bức tượng mẫu tại cuộc họp xét duyệt bước 2. Ảnh: Đức Anh

PGS. TS Nguyễn Công Việt - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Hán Nôm, góp ý rằng đường nét gương mặt của tượng cần điều chỉnh, tương ứng độ tuổi khoảng dưới 40 của Nguyễn Du khi ông đương nhiệm Tri phủ Thường Tín, theo sử sách ghi chép.

Đồng thời, tác phẩm cần làm nổi bật thần thái của bậc đại thi hào. Bởi đây là một nhà thơ có những tác phẩm mang tinh thần nhân văn rất cao, luôn thể hiện một tấm lòng đau đáu vì dân tộc giữa một giai đoạn lịch sử nhiều biến động.

PGS.TS. Nguyễn Công Việt, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm đóng góp ý kiến cho nhóm tác giả. Ảnh: Đức Anh
PGS.TS. Nguyễn Công Việt, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm đóng góp ý kiến cho nhóm tác giả. Ảnh: Đức Anh

Kết luận cuộc họp, Bí thư Huyện ủy Thường Tín Nguyễn Tiến Minh đề nghị nhóm tác giả nghiên cứu và tiếp thu ý kiến để chỉnh sửa mẫu tượng bước 2. Theo đó, nhóm tác giả cần nghiên cứu nhân tướng học, giải phẫu khuôn mặt sao cho đường nét tỏ rõ thần thái văn nhân, một bậc đại thi hào gần gũi nhân dân.

Tượng sẽ được đặt trên một đỉnh đồi cao khoảng 4m, không gian xung quanh là nơi sinh hoạt về văn hóa, giao lưu, thể dục, thể thao… phục vụ người dân, đặc biệt là học sinh, sinh viên.

Căn cứ vào kết quả hội nghị, địa phương sẽ sắp xếp, bài trí bố cục các hạng mục trong không gian vườn hoa Nguyễn Du tại thị trấn Thường Tín. Công ty CP Tư vấn thiết kế và Dịch vụ thương mại Sông Hồng ủng hộ kinh phí tài trợ công trình tượng đài danh nhân văn hóa thế giới, đại thi hào Nguyễn Du.

Sau kết luận của cuộc họp, nhóm tác giả điêu khắc dự kiến kế hoạch đúc tượng vào cuối tháng 10.2024, chuyển về vị trí đặt tượng vào tháng 12.2024.

Mục tiêu của dự án nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân về lịch sử truyền thống; gìn giữ và phát huy các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, là động lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.

Giai đoạn từ năm 2021-2026, huyện Thường Tín đang tu bổ, tôn tạo 59 di tích, với tổng kinh phí khoảng 740 tỉ đồng, với sự hỗ trợ của thành phố Hà Nội. Bên cạnh ngân sách nhà nước, huyện huy động nguồn lực xã hội hóa để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các di tích, lễ hội trên địa bàn.

Theo sử sách, tháng 11.1802, Nguyễn Du được vua Gia Long bổ nhiệm làm Tri phủ Thường Tín. Thời đó, Thường Tín là một phủ lớn nằm ở phía nam Kinh thành Thăng Long - Hà Nội, gồm địa bàn 3 huyện Thanh Trì, Thường Tín và Phú Xuyên ngày nay.

Từ năm 1802 đến 1804, Nguyễn Du giữ chức Tri phủ Thường Tín, có công phát triển kinh tế của địa phương, xây dựng phủ thành vùng đất giàu lúa gạo, trung tâm giao thương do sự kết nối của sông Nhuệ, Kim Ngưu và Tô Lịch.

Thường Tín có nghề mộc, khảm, sừng… Đến nay, Thường Tín có 126 làng nghề, trong đó có 48 làng nghề được TP công nhận là làng nghề truyền thống với nhiều làng nghề sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, nghề hoa cây cảnh Hồng Vân, bánh dày Quán Gánh, lược sừng Thụy Ứng…

Phạm Huyền
TIN LIÊN QUAN

Di tích Quốc gia đặc biệt Nguyễn Du - Nơi bảo tồn nhiều bia đá cổ

Bài và ảnh đặng viết tường |

Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Đại thi hào Nguyễn Du, ở thị trấn Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nơi đây đang lưu giữ nhiều bia đá cổ có giá trị lịch sử - văn hóa. Đây là nguồn tư liệu Hán Nôm có giá trị đặc biệt, là nguồn sử liệu cổ vô cùng quý giá.

Gần 9.000 người dân tại một xã ở Thường Tín, Hà Nội được chuyển về thị trấn

KHÁNH AN |

8.659 người dân xã Văn Phú được chuyển về thị trấn Thường Tín (huyện Thường Tín), theo dự thảo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025 của TP Hà Nội.

Ý kiến trái chiều về đề xuất chuyển Khu lưu niệm Nguyễn Du về huyện

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - UBND huyện Nghi Xuân vừa có ý kiến đề nghị chuyển Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Nguyễn Du (ở thị trấn Tiên Điền) về cho huyện này quản lý. Ngay sau đề xuất này đã có nhiều ý kiến trái chiều của các cơ quan chức năng.

Phục dựng đình Chợ Trổ tại di tích Nguyễn Du: Băn khoăn cách đặt tên đình

TRẦN TUẤN |

Sau khi gây tranh cãi chuyện nên trả lại đình Chợ Trổ về nơi nó được sinh ra là xã Bùi La Nhân (huyện Đức Thọ), hay tiếp tục dựng lại tại di tích Nguyễn Du (huyện Nghi Xuân), cuối cùng ngôi đình đã được dựng xong tại di tích Nguyễn Du cùng với mua sắm nội thất, đồ thờ hết tổng kinh phí hơn 6 tỉ đồng.

Công nhân không dám đi khám bệnh vì công ty chậm đóng BHXH

ĐÌNH TRỌNG - NHƯ QUỲNH |

Bình Dương - Liên quan đến vụ Công ty Hoàng Sinh ngoài nợ lương nhiều tháng, công ty còn nợ 15 tháng BHXH của công nhân, ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ.

Chuẩn bị đấu giá 16 thửa đất hơn 2.000m2 tại Sóc Sơn, Hà Nội

KHÁNH AN |

Dự kiến tháng 8.2024 UBND huyện Sóc Sơn sẽ đưa ra đấu giá 16 thửa đất ở với tổng diện tích 2.310m2 tại khu Đầm Ngái (Xuân Lai, Xuân Thu, Sóc Sơn, Hà Nội).

Khách Tây thích mê trải nghiệm gội đầu bình dân ở Việt Nam

Nguyễn Đạt |

Gội đầu bình dân ở Việt Nam đang trở thành một trải nghiệm thú vị được nhiều du khách nước ngoài yêu thích.

Giọt nước mắt chưa từng có của Djokovic

TAM NGUYÊN |

Novak Djokovic không ngừng khóc sau chiến thắng trước Carlos Alcaraz ở chung kết Olympic 2024.

Di tích Quốc gia đặc biệt Nguyễn Du - Nơi bảo tồn nhiều bia đá cổ

Bài và ảnh đặng viết tường |

Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Đại thi hào Nguyễn Du, ở thị trấn Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nơi đây đang lưu giữ nhiều bia đá cổ có giá trị lịch sử - văn hóa. Đây là nguồn tư liệu Hán Nôm có giá trị đặc biệt, là nguồn sử liệu cổ vô cùng quý giá.

Gần 9.000 người dân tại một xã ở Thường Tín, Hà Nội được chuyển về thị trấn

KHÁNH AN |

8.659 người dân xã Văn Phú được chuyển về thị trấn Thường Tín (huyện Thường Tín), theo dự thảo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025 của TP Hà Nội.

Ý kiến trái chiều về đề xuất chuyển Khu lưu niệm Nguyễn Du về huyện

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - UBND huyện Nghi Xuân vừa có ý kiến đề nghị chuyển Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Nguyễn Du (ở thị trấn Tiên Điền) về cho huyện này quản lý. Ngay sau đề xuất này đã có nhiều ý kiến trái chiều của các cơ quan chức năng.

Phục dựng đình Chợ Trổ tại di tích Nguyễn Du: Băn khoăn cách đặt tên đình

TRẦN TUẤN |

Sau khi gây tranh cãi chuyện nên trả lại đình Chợ Trổ về nơi nó được sinh ra là xã Bùi La Nhân (huyện Đức Thọ), hay tiếp tục dựng lại tại di tích Nguyễn Du (huyện Nghi Xuân), cuối cùng ngôi đình đã được dựng xong tại di tích Nguyễn Du cùng với mua sắm nội thất, đồ thờ hết tổng kinh phí hơn 6 tỉ đồng.