Di tích Quốc gia đặc biệt Nguyễn Du - Nơi bảo tồn nhiều bia đá cổ

Bài và ảnh đặng viết tường |

Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Đại thi hào Nguyễn Du, ở thị trấn Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nơi đây đang lưu giữ nhiều bia đá cổ có giá trị lịch sử - văn hóa. Đây là nguồn tư liệu Hán Nôm có giá trị đặc biệt, là nguồn sử liệu cổ vô cùng quý giá.

Bia chùa Trường Ninh

Theo sách Nghi Xuân địa chí, của tác giả Lê Văn Diễn viết năm 1842, chùa Trường Ninh do nhân dân làng Tiên Điền lập ra để đốt hương cúng bái Phật: “Khoảng năm Hoằng Định (1601 - 1619) Đoan quận công người làng Tiên Điền cho tu sửa lại chùa. Dựng bia khắc chép việc tu sửa chùa lúc đó đến nay - thời Thiệu Trị - đang còn”.

Bia chùa Trường Ninh.
Bia chùa Trường Ninh.

Chùa Trường Ninh nằm trong khu vực bảo vệ 1 của Di tích Quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du, danh nhân văn hóa thế giới. Chùa vừa được phục dựng vào năm 2023. Bia chùa Trường Ninh đang được lưu giữ, bảo tồn tại Khu di tích Nguyễn Du. Bia 1 mặt, khổ 114 x 70, dày 18cm, dựng trên lưng cụ rùa đá. Kích thước cụ rùa, chiều dài 130cm, chiều rộng 78cm, chiều cao 30cm. Nhưng văn tự khắc trên bia chùa Trường Ninh trải qua thời gian bào mòn xoá sạch, không còn chữ nào nữa. Đó là điều đáng tiếc.

Tiên Kiều bi ký

Bia Cầu Tiên (Tiên Kiều bi ký) đặt trước sân nhà tư văn tại Khu di tích Nguyễn Du, khoảng cách bia chùa Trường Ninh 10m. Bia 1 mặt, toàn văn chữ Hán, khắc nông chữ mờ nhiều. Bia dựng vào năm Canh Thân (1740) niên hiệu Vĩnh Hữu thời vua Lê Ý Tông. Nội dung văn bia ghi lại sự kiện lịch sử cầu Tiên, sự việc dân làng họp bàn việc tu sửa cầu, nhân sự quyên góp vật liệu, gọi thợ đến xây dựng cầu và mục đích, ý nghĩa của việc làm cầu. Bản dịch văn bia trong sách Văn bia Hà Tĩnh có ghi: “Việc dựng cầu giúp người dân (vượt sông) là một công việc chính sự. Cầu Tiên này do Văn hội đứng ra xây dựng, nối từ Hồng Lĩnh với bên kia phía bắc là cả một huyện Nghi Xuân, tất cả nguồn nước trong huyện đều dồn về đây mà ra biển. Mỗi năm giao mùa thu đông, khi nước lên, nước dâng cao gây bao trở ngại cho người đi lại. Vì thế dân ấp hội họp bàn việc tu sửa cầu...

Bia Tiên Kiều bi ký.
Bia Tiên Kiều bi ký.

Vừa lúc này, tôi và quan tri phủ Thiệu Thiên cùng viên quan Hiến sát sứ Sơn Nam đàm đạo muốn làm lại cầu mới. Liền quyên góp vật liệu, gọi thợ đến xây dựng. Chỉ trong ít tuần mà cây cầu đã được dựng lại. Mọi người đi qua đều hết lời ngợi ca nhân đức hưng cầu. Vì thế mời tôi ghi lại”.

Văn bia có ghi danh tính những người tham gia việc làm cầu mới gồm: Ông Nguyễn ở Tiên Điền, đỗ Tiến sĩ khoa Tân Hợi là người viết văn bia; 3 người họ Đặng (không ghi tên) ở làng Uy Viễn là Hoành từ Tri phủ phủ Thiệu Thiên khắc chữ lên bia, Hoành từ Hiến sát Phó sứ Sơn Nam và giám sĩ Tiên Điền viện Giám sinh trúng thức bỏ tiền hưng công xây dựng cầu Tiên.

Bia Nguyễn Nghiễm

“Hồng Lưu Phái Diễn” là bia Nguyễn Nghiễm đặt tại Khu di tích Nguyễn Du. Bia 2 mặt, khổ 85 x 65cm, một mặt khắc chữ Phúc lớn, hai bên diềm bia khắc câu đối, chạm hoa dây trang trí đẹp. Bia dựng vào năm Nhâm Ngọ (1762) niên hiệu Cảnh Hưng thời Lê Hiển Tông. Mặt có chữ Phúc, phía trên có 4 chữ Hán lớn: “Hồng Lưu Phái Diễn” nghĩa là: “Chi phái phát triển”. Bên phải có dòng lạc khoản: “Con thứ Nguyễn Nghiễm, đỗ Tiến sĩ khoa Tân Hợi (1731), chức Nhập thị Tham tụng Thượng thư bộ Công, tả chấp pháp kiêm Tế tửu Quốc tử giám, nhập thị kinh diên, tước Xuân Nhạc hầu bái dựng”. Bên trái có đề lạc khoản: “Cháu là Nguyễn Khản, Tiến sĩ khoa Canh Thìn (1760), chức Đốc học Sơn Tây, Hàn lâm viện Hiệu thảo cung cẩn viết”. Mặt khác có dòng chữ “Cảnh Hưng vạn tuế”, nghĩa là “Đời vua Cảnh Hưng muôn muôn tuổi”.

Tiếp theo có nội dung sắc phong cho vợ chồng cụ Nguyễn Quỳnh: “Phong tặng Lễ bộ Thượng thư Thái bảo Nhuận quận công Nguyễn tiên sinh; phong tặng Nhất phẩm Tự phu nhân gia phong Quận phu nhân Phan thị nhị vị”, nghĩa là “Nguyễn tiên sinh, được phong tặng chức Lễ bộ Thượng thư Thái bảo, tước Nhuận quận công và Phan quý thị, được phong tặng Nhất phẩm Tự phu nhân, gia phong Quận phu nhân”. Văn bia cũng chép: “Toàn ấp phụng sự”. Hàng năm việc thờ cúng Thái bảo Nhuận quận công và Phan thị Quận phu nhân giao cho dân sở tại đảm nhiệm tế cúng. Do vậy, bia “Hồng Lưu Phái Diễn”, còn gọi đàn tế Thái bảo Nhuận quận công Nguyễn Quỳnh và Quận phu nhân Phan Thị Minh, tức bố mẹ Xuân quận công Nguyễn Nghiễm, cũng là ông bà nội đại thi hào Nguyễn Du, tác giả Truyện Kiều danh nhân văn hóa thế giới.

Bia ký Tích thiện gia huấn

Bia ký Tích thiện gia huấn dựng ở đền thờ Lam Khê hầu Nguyễn Trọng, chú ruột Đại thi hào Nguyễn Du, thuộc quần thể Di tích Quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Nguyễn Du ở thị trấn Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Bia 2 mặt, khổ 115 x 75cm, chạm hoa lá, cuối bi có khắc ấn triện. Bia này do ông Thừa chánh sứ Lạng Sơn, Nghi Đình hầu Nguyễn Trọng người xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, phủ Đức Quang dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 26 (1765). Văn bia “Tích thiện gia huấn” ghi rõ việc răn dạy con cháu: “Xưa tổ tiên ta nhân hậu, giữ lòng liêm minh, các đời nối tiếp văn chương, khi ăn khi ngủ không quên trăng mây Hán Nguỵ (ý nói siêng năng học hành), công danh sự nghiệp lúc miếng chả, miếng nem luôn nhớ tấm gương Quý Long (chỉ hai danh thần đời Ngu Thuấn), nối gót tôn thất tôn truyền nối chí tích thiện... Có chí vào việc học hành, là nhờ người cha dạy bảo; lại có chất thiên bẩm, ngưỡng vọng Chu công, quần thần theo về mở ra trăm đời nối nghiệp”. Văn bia di huấn con cháu kết nghiệp thi thư, giữ nhà có khuôn phép, giữ đạo hiếu đễ, trung quân, yêu nước bằng những điều cụ thể như bản “Tích thiện gia huấn” lưu trong đền thờ Nguyễn Trọng: “Các con phải chịu khó nhọc để tìm hiểu vạn vật trong trời đất và nhận lấy trách nhiệm bảo tồn những thuần phong mỹ tục đáng tôn kính. Hãy thanh liêm như nước mùa thu có thể nhìn thấu tận đáy. Hãy công bằng như vầng nhật nguyệt soi sáng tất cả không tư vị một ai”.

Bia ký Tích thiện gia huấn.
Bia ký Tích thiện gia huấn.

Khu Di tích Quốc gia đặc biệt đại thi hào Nguyễn Du, ở thị trấn Tiên Điền là điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Đến đây du khách yêu di sản nước nhà có thể tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu, trải nghiệm những Di sản văn hóa phi vật thể và vật thể có giá trị ở Khu di tích.

Bài và ảnh đặng viết tường
TIN LIÊN QUAN

Câu chuyện về Đồn Mang Cá

Nguyễn Hữu Mạnh |

Nhiều thế hệ Việt Nam, đã từng quen thuộc với hình ảnh "chú bé loắt choắt", thậm chí thuộc cả bài “Lượm” của nhà thơ Tố Hữu. Trong đó có câu thơ gắn với địa danh Đồn Mang Cá: “Cháu đi liên lạc/Vui lắm chú à/Ở Đồn Mang Cá/Thích hơn ở nhà”.

Về xứ Đoài chiêm bái Thập bát La Hán chùa Tây Phương

Bài và ảnh ngọc trang - hải nguyễn |

Chùa Tây Phương (Hà Nội) được nhiều người Việt Nam biết tới, khi từng xuất hiện trong chương trình học phổ thông. Chùa hiện lưu giữ hệ thống 64 pho tượng Phật giáo niên đại khoảng thế kỷ 16 - 17, phản ánh nét đẹp đời sống văn hóa, tâm linh của người Việt qua các giai đoạn lịch sử.

Câu chuyện về chùa Lôi Âm tọa lạc trên núi Linh Thứu

Nguyễn Hữu Mạnh |

Núi Linh Thứu tọa lạc ở bang Bihar, Ấn Độ, là một thánh địa linh thiêng của mỗi Phật tử. Đây là nơi Đức Phật an trú khoảng 7 năm và thuyết giảng những bộ kinh quan trọng như: Kinh Đại Bát Nhã, Kinh Đại Bửu Tích, Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Kinh Di Lặc... Ở nước ta, núi Lôi Âm (Quảng Ninh) được ví như núi Linh Thứu, cõi Phật tựa như bồng lai tiên cảnh.

Dòng vốn ngoại rút mạnh, chứng khoán vẫn đủ sức chinh phục 1.300 điểm

Gia Miêu |

Xu hướng tích cực của thị trường chứng khoán được nhận định sẽ nối tiếp trong tháng 4 và mục tiêu là chinh phục ngưỡng 1.300 điểm.

Gần 100 người Việt có tầm ảnh hưởng quy tụ tại Pháp

Tuyết Lan |

Diễn đàn Người Việt có tầm ảnh hưởng 2024 (Vietnam Global Leaders Forum - VGLF 2024) đã được tổ chức trong hai ngày 30-31.3, tại Paris, Pháp.

Dịch bệnh tay chân miệng ở TPHCM có xu hướng tăng

Huyền Trân |

Trong 1 tuần qua, TPHCM ghi nhận 118 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng hơn 1/3 so với trung bình 4 tuần trước.

Ca từ Trịnh Công Sơn, một chữ cũng gây xôn xao

Mi Lan |

Rất nhiều ca sĩ đã phải nhanh chóng đưa ra lời xin lỗi với gia đình, khán giả yêu nhạc Trịnh khi hát sai một chữ trong ca khúc của ông.

Nga yêu cầu Ukraina giao nộp nghi phạm khủng bố

Song Minh |

Nga yêu cầu Ukraina giao nộp những người mà họ tin là có liên quan đến các cuộc tấn công khủng bố, bao gồm cả giám đốc cơ quan tình báo của nước này.

Câu chuyện về Đồn Mang Cá

Nguyễn Hữu Mạnh |

Nhiều thế hệ Việt Nam, đã từng quen thuộc với hình ảnh "chú bé loắt choắt", thậm chí thuộc cả bài “Lượm” của nhà thơ Tố Hữu. Trong đó có câu thơ gắn với địa danh Đồn Mang Cá: “Cháu đi liên lạc/Vui lắm chú à/Ở Đồn Mang Cá/Thích hơn ở nhà”.

Về xứ Đoài chiêm bái Thập bát La Hán chùa Tây Phương

Bài và ảnh ngọc trang - hải nguyễn |

Chùa Tây Phương (Hà Nội) được nhiều người Việt Nam biết tới, khi từng xuất hiện trong chương trình học phổ thông. Chùa hiện lưu giữ hệ thống 64 pho tượng Phật giáo niên đại khoảng thế kỷ 16 - 17, phản ánh nét đẹp đời sống văn hóa, tâm linh của người Việt qua các giai đoạn lịch sử.

Câu chuyện về chùa Lôi Âm tọa lạc trên núi Linh Thứu

Nguyễn Hữu Mạnh |

Núi Linh Thứu tọa lạc ở bang Bihar, Ấn Độ, là một thánh địa linh thiêng của mỗi Phật tử. Đây là nơi Đức Phật an trú khoảng 7 năm và thuyết giảng những bộ kinh quan trọng như: Kinh Đại Bát Nhã, Kinh Đại Bửu Tích, Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Kinh Di Lặc... Ở nước ta, núi Lôi Âm (Quảng Ninh) được ví như núi Linh Thứu, cõi Phật tựa như bồng lai tiên cảnh.