Vài nét về hổ trong văn học

Nguyên Hà |

Hổ là loài vật khiến con người vừa khiếp sợ, vừa sùng bái. Hình ảnh hổ xuất hiện từ lâu trong văn học dân gian cũng như văn học viết.

Trong văn học, bên cạnh những truyện kể dân gian xuất hiện từ lâu như: Sự tích con hổ hay truyện cổ tích về ông Ba Mươi, Trí khôn của ta đây, Cóc kiện trời, Thỏ rừng và hùm xám, Con hổ có lá gan chuột nhắt, Mèo vẫn hoàn mèo, Con thỏ, con gà và con hổ, Con thỏ và con hổ,… thì hổ còn được nhắc đến trong các tác phẩm văn học thời cổ như: Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo, Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão, Lĩnh Nam Chích Quái hay Truyện Kiều của Nguyễn Du, Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu.

Cũng như những tác phẩm thời kỳ cận đại và hiện đại như: Thần Hổ của Tchya, Đường Rừng của Lan Khai, Tây Tiến của Quang Dũng (với câu thơ: Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người), Nhớ rừng của Thế Lữ khi tác giả mô tả chân thực cảnh một con hổ trong vườn bách thú…

Bìa sách “Những câu chuyện về hổ” của NXB Hội Nhà văn.
Bìa sách “Những câu chuyện về hổ” của NXB Hội Nhà văn.

Ngoài ra, trong nhiều truyện kể dân gian, hổ đóng vai thần cứu tinh, như trong truyện Tống Trân Cúc Hoa mô tả chi tiết Sơn Thần thương tình biến thành mãnh hổ, tình nguyện mang thư của Cúc Hoa sang Tần. Trong truyện Thoại Khanh, Châu Tuấn, hổ xuất hiện giữa rừng khuya, cõng Thoại Khanh và mẹ chồng sang tận nước Tề để tìm chồng.

Truyện Con hổ có nghĩa đã được đưa vào Sách giáo khoa ở Việt Nam cho thấy, hổ cũng là con vật có tình nghĩa, biết đền ơn xứng đáng người đã giúp đỡ mình. Ở truyện Lục Vân Tiên, hổ cũng được bố trí xuất hiện ba lần: Một lần cởi trói cho tiểu đồng và đưa ra đại lộ, một lần dưới dạng du thần đưa Vân Tiên ra khỏi hang Thương Tòng và lần cuối bắt hai mẹ con Thể Loan bỏ lại trong hang Thương Tòng để quả báo nhưng không ăn thịt. Trong tác phẩm này, Nguyễn Đình Chiểu đã mô tả về hổ trên góc độ cái nhìn của nhân dân Nam Bộ, theo đó hai diện mạo: Khuôn mặt tự nhiên là ác thú vì về cơ bản, hổ vẫn là ác thú ăn thịt người, do đó Trịnh Hâm mới bắt tiểu đồng trói vào gốc cây cho hùm ăn và khuôn mặt cứu tinh, lại là một nhân vật hư cấu có suy tính khi hành động: Sơn quân ghé lại một bên/Cắn dây mở trói cõng lên ra đàng…

Là loài vật dũng mãnh, lại ngộ nghĩnh và giàu ý biểu tượng, hổ được lấy làm hình ảnh ẩn dụ sinh động cho nhiều câu thành ngữ, tục ngữ, ngạn ngữ một cách rộng rãi. Theo thống kê sơ bộ, người Việt có khoảng 1.300 câu ngạn ngữ, phương ngữ, thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca có liên quan đến loài hổ. Những thành ngữ chỉ về con hổ được trải rộng trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội, có nhiều câu chỉ trực tiếp hoặc gián tiếp và người ta thường sống trong lời ăn tiếng nói của dân gian mượn chuyện con hổ để răn mình và nhắc nhở người. Những câu thành ngữ có thể kể đến là: Hổ dữ không ăn thịt con, Hổ phụ sinh hổ tử (cha hổ sinh con hổ; Dưỡng hổ di họa (nuôi cọp tác hại): Tương đương với thành ngữ "nuôi ong tay áo" "nuôi khỉ dòm nhà"; Điệu hổ ly sơn (đưa hổ ra khỏi núi); Hổ đội lốt thầy tu; Họa hổ, họa bì, nan họa cốt/Tri nhân tri diện bất tri tâm (Vẽ hổ, vẽ da hổ, xương khó vẽ/Biết người, biết mặt, khó biết lòng; Hùm chết để da, người ta chết để tiếng; Thả cọp về rừng; Vuốt râu hùm/xỉa răng cọp...

Nguyên Hà
TIN LIÊN QUAN

Hình tượng hổ trong văn hoá Á - Âu: Từ "ông ba mươi" đến chúa tể rừng xanh

Anh Vũ |

Từ người bản địa Mỹ tới Nhật Bản, Ấn Độ, ở mỗi nơi, hình tượng con hổ lại đại diện cho một điều khác nhau.

Đón năm hổ, xuất khẩu thép nhập câu lạc bộ “hổ” trên 10 tỉ USD

Vũ Long |

Năm 2021, xuất khẩu thép đạt khoảng 14 triệu tấn với trị giá hơn 12,7 tỉ USD, ngành thép chính thức gia nhập câu lạc bộ "hổ" xuất khẩu trên 10 tỉ USD.

Cận cảnh bộ sưu tập 2022 tác phẩm Hổ độc bản từ gỗ mít, đá ong

NGUYỄN THÚY |

Hà Nội - 2.022 tác phẩm hổ độc bản làm từ gỗ mít, đá ong kết hợp với nghệ thuật sơn mài được nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát (Sơn Tây – Hà Nội) chế tác để chào đón năm mới Nhâm Dần.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Hình tượng hổ trong văn hoá Á - Âu: Từ "ông ba mươi" đến chúa tể rừng xanh

Anh Vũ |

Từ người bản địa Mỹ tới Nhật Bản, Ấn Độ, ở mỗi nơi, hình tượng con hổ lại đại diện cho một điều khác nhau.

Đón năm hổ, xuất khẩu thép nhập câu lạc bộ “hổ” trên 10 tỉ USD

Vũ Long |

Năm 2021, xuất khẩu thép đạt khoảng 14 triệu tấn với trị giá hơn 12,7 tỉ USD, ngành thép chính thức gia nhập câu lạc bộ "hổ" xuất khẩu trên 10 tỉ USD.

Cận cảnh bộ sưu tập 2022 tác phẩm Hổ độc bản từ gỗ mít, đá ong

NGUYỄN THÚY |

Hà Nội - 2.022 tác phẩm hổ độc bản làm từ gỗ mít, đá ong kết hợp với nghệ thuật sơn mài được nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát (Sơn Tây – Hà Nội) chế tác để chào đón năm mới Nhâm Dần.