Tu bổ, tôn tạo di tích: Không bao giờ có một nguyên tắc cứng nhắc mang tính vạn năng cho tất cả

VƯƠNG TRẦN |

PGS.TS Đặng Văn Bài – Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam - cho rằng cần quán triệt các nguyên tắc trong việc tu bổ, tôn tạo di tích song không bao giờ có một nguyên tắc cứng nhắc mang tính vạn năng có thể áp dụng cho tất cả các dự án tu bổ di tích trong cả nước.

Ngày 5.10, Viện Bảo tồn di tích phối hợp cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh tổ chức Hội thảo kinh nghiệm bảo tồn và phát huy giá trị di tích tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

TS Trần Quang Nam – Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và du lịch Bắc Ninh - cho biết: Trên địa bàn Bắc Ninh có 1.558 di tích.  Di tích đã được xếp hạng là 585 gồm 198 di tích quốc gia (có 4 di tích quốc gia đặc biệt: Chùa Dâu, chùa Bút Tháp, chùa Phật Tích, Đền thờ và lăng mộ các vị vua triều Lý); 387 di tích cấp tỉnh. Trong đó, có ¾ di tích tín ngưỡng – tôn giáo.

Hàng năm ngân sách tỉnh hỗ trợ kinh phí chống xuống cấp cho 50-60 di tích được nhà nước xếp hạng. Năm 2016-2017, ngân sách tỉnh đã đầu tư 70 tỷ đồng hỗ trợ chống xuống cấp gần 200 di tích. Trong đó, chủ yếu là di tích tín ngưỡng - tôn giáo.

Cùng với đó là việc huy động nguồn vốn xã hội hóa giải quyết tình trạng xuống cấp cho các di tích; tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực di sản văn hóa.

PGS.TS Đặng Văn Bài – Phó Chủ tịch Hội di sản văn hóa Việt Nam - lưu ý trong việc tu bổ, tôn tạo di tích cần phải quán triệt các nguyên nguyên tắc như: Cần có thái độ trân trọng các yếu tố gốc và các bộ phận được bổ sung ở các giai đoạn sau này nhưng có góp phần làm tăng giá trị của di tích.

Thứ hai, trước khi tiến hành tu bổ cần phải triển khai việc nghiên cứu liên ngành để có sự hiểu biết cặn kẽ về giá trị của di tích. Tình trạng bảo quản cũng như hoàn cảnh lịch sử và đặc thù văn hóa địa phương ở nơi có di tích dự kiến được tu bổ.

Chỉ tu bổ, phục hồi di tích khi có cơ sở dữ liệu khoa học chính xác, phần mới phục hồi phải phù hợp và tạo thành một khối thống nhất với phần nguyên gốc còn lại. Trong thực tế, chúng ta phải luôn cố gắng đến mức tối đa sử dụng vật liệu và kỹ thuật truyền thống vào việc tu bổ, phục hồi di tích.

PGS.TS Đặng Văn Bài cũng nhấn mạnh: “Tu bổ di tích phải phục vụ được những mục tiêu lớn về bảo tồn và phát huy giá trị di tích, lịch sử - văn hóa. Tuy nhiên, không bao giờ có một nguyên tắc cứng nhắc mang tính vạn năng có thể áp dụng cho tất cả các dự án tu bổ di tích trong cả nước.

Vấn đề là các kiến trúc sư chủ trì các dự án có đủ sự đam mê và tính sáng tạo để có thể đưa ra các giải pháp linh hoạt phù hợp với các điều kiện cụ thể ở từng di tích hay không?”

Tham dự hội thảo có nhiều chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực bảo tồn di sản cũng đã đưa ra dẫn chứng, các ví dụ cụ thể với việc tôn tạo, tu bổ và bảo tồn các di tích.

VƯƠNG TRẦN
TIN LIÊN QUAN

"Dinh vua Mèo" là di tích rất đặc biệt, không thể đặt vấn đề trưng thu tài sản

XQ |

Trả lời câu hỏi về việc Hà Giang cấp sổ đỏ dinh vua Mèo (dinh thự họ Vương) cho Phòng VHTT huyện Đồng Văn, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 30.8, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, trước đây, gia đình ông Vương Duy Bảo là cháu nội vua Mèo Vương Chí Sình đã gửi thư kiến nghị đến các cơ quan và lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Tu bổ không làm mất đi “hồn cốt” di tích

VƯƠNG TRẦN |

Hoạt động khôi phục, tôn tạo, xây mới ở khu vực cận kề ở các ngôi đền chùa hay các khu di tích đang diễn ra như một nhu cầu tất yếu, đa dạng cả về quy mô, hình thức… cần phải được kiểm soát một cách chặt chẽ, và đòi hỏi đội ngũ quản lý và thực hiện có đủ năng lực chuyên ngành, có khả năng hiểu, thẩm thấu những giá trị văn hóa và nắm rõ các nguyên tắc bảo tồn, trùng tu.

Bài toán tôn tạo khôi phục di tích lịch sử không còn nguyên vẹn

VƯƠNG TRẦN |

Dưới tác động của điều kiện tự nhiên, môi trường, thiên tai, xã hội và các cuộc chiến tranh, phần lớn các di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật ở Việt Nam không còn nguyên vẹn. Những cơ sở khoa học nào, việc kết hợp bảo tồn và phát triển tiếp nối ra sao cho thỏa đáng - đang là bài toán cần phải được cân nhắc một cách kỹ lưỡng.

Xe khách đâm nhau trên cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.

Dự báo thời tiết 16.1: Miền Bắc rét đậm mưa vài nơi, nhiệt độ giảm sâu hơn

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 16.1.2023, Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 9 - 12 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 6 - 9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C.

Chứng khoán: Thiếu sự đồng thuận của dòng tiền để bứt phá

Gia Miêu |

Với nhiều thông tin hỗ trợ thị trường chứng khoán, nhà đầu tư kỳ vọng chỉ số VN-Index có thể sẽ sớm vượt mức kháng cự 1.067 điểm và hướng về gần mức 1.100 điểm trong tuần giao dịch cuối cùng trước khi nghỉ Tết.

Thực phẩm online ngày Tết tiềm ẩn nhiều rủi ro

Ngọc Chi - Đức Trung |

Cận Tết, việc mua sắm thực phẩm online tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Để có một cái Tết trọn vẹn và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, hãy là người tiêu dùng thông minh.

"Dinh vua Mèo" là di tích rất đặc biệt, không thể đặt vấn đề trưng thu tài sản

XQ |

Trả lời câu hỏi về việc Hà Giang cấp sổ đỏ dinh vua Mèo (dinh thự họ Vương) cho Phòng VHTT huyện Đồng Văn, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 30.8, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, trước đây, gia đình ông Vương Duy Bảo là cháu nội vua Mèo Vương Chí Sình đã gửi thư kiến nghị đến các cơ quan và lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Tu bổ không làm mất đi “hồn cốt” di tích

VƯƠNG TRẦN |

Hoạt động khôi phục, tôn tạo, xây mới ở khu vực cận kề ở các ngôi đền chùa hay các khu di tích đang diễn ra như một nhu cầu tất yếu, đa dạng cả về quy mô, hình thức… cần phải được kiểm soát một cách chặt chẽ, và đòi hỏi đội ngũ quản lý và thực hiện có đủ năng lực chuyên ngành, có khả năng hiểu, thẩm thấu những giá trị văn hóa và nắm rõ các nguyên tắc bảo tồn, trùng tu.

Bài toán tôn tạo khôi phục di tích lịch sử không còn nguyên vẹn

VƯƠNG TRẦN |

Dưới tác động của điều kiện tự nhiên, môi trường, thiên tai, xã hội và các cuộc chiến tranh, phần lớn các di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật ở Việt Nam không còn nguyên vẹn. Những cơ sở khoa học nào, việc kết hợp bảo tồn và phát triển tiếp nối ra sao cho thỏa đáng - đang là bài toán cần phải được cân nhắc một cách kỹ lưỡng.