PGS.TS Trần Lâm Biền: Tu bổ di tích không được làm mất đi “hồn cốt” của di tích

VƯƠNG TRẦN |

Ngày 22.12, tại Hải Dương, Viện Bảo tồn di tích, Sở VHTT Du lịch Hải Dương đã tổ chức Hội thảo khôi phục và tôn tạo các di tích không còn nguyên vẹn, lấy chùa Côn Sơn, Kiếp Bạc làm ví dụ thực tiễn.

PGS.TS Trần Lâm Biền cho rằng: "Điều khiến cho rất nhiều người trăn trở hiện nay, đó là việc tu bổ hay tu sửa, phục hồi hay xây dựng mới. Cần phải nắm rõ bản chất trong việc khôi phục và tôn tạo di tích. Đặc biệt trong công tác tu bổ thì không được làm mất đi hồn cốt, biến chất “di tích này” thành một “di tích khác” cho dù nó được khoác lên “chiếc áo mới” đẹp hơn qua công tác tu bổ.

Việc tu bổ tôn trọng tính nguyên gốc không chỉ là hình thức mà phải là giá trị của nó. Trong một di tích thì từng cảnh quan, chi tiết đều có những ý nghĩa của nó. Bên cạnh đó, trong công tác tôn tạo di tích cũng cần phải có những nghiên cứu đa ngành – chuyên ngành, cần phải đối sánh với các di tích khác…"

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực kiến trúc, văn hóa như GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính – chuyên về di sản và trùng tu, PGS.TS Đặng Văn Bài - Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa VN … đã đưa ra những ý kiến thảo luận tại hội thảo. Hội thảo cũng đã đánh giá hiệu quả việc khôi phục, phục dựng chùa Côn Sơn và đền Kiếp Bạc và một số công tác tôn tạo các di tích lịch sử khác trên cả nước.

Tại hội thảo, TS Đặng Thị Bích Liên – Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: Hội thảo đặt ra vấn đề các di tích văn hóa ở Việt Nam hiện nay do tác động của thiên nhiên, xã hội và chiến tranh, phần lớn đến với thế hệ chúng ta ở dạng không còn nguyên vẹn. Các ngôi đền, ngôi chùa được công nhận là di tích, bên cạnh đó đòi hỏi về việc bảo tồn nghiêm ngặt các yếu tố gốc, bao giờ cũng phải đáp ứng yếu tố gốc, bao giờ cũng phải đáp ứng nhu cầu về tín ngưỡng và đời sống tâm linh đương đại.

VƯƠNG TRẦN
TIN LIÊN QUAN

Người dân lo lắng về sự xuống cấp nghiêm trọng của di tích pháo đài Xuân Tảo

CAO NGUYÊN |

Pháo đài Xuân Tảo (phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là di tích cách mạng kháng chiến, được đầu tư xây dựng, cải tạo và hoàn thành từ đầu năm 2015. Đến nay công trình vẫn bị bỏ không, nhiều hạng mục xuống cấp dù chưa được nghiệm thu.

Cắn răng phá nhà cổ Đường Lâm

NGUYỄN THỊ NGỌC TUYỀN |

Đầu tháng 12 này, bà Kiều Thị Thảo (thôn Đông Sàng, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) đã thuê cả một hiệp thợ về dỡ toàn bộ ngói âm dương, bắt đầu hủy bỏ “di tích nhà cổ 200 năm tuổi” của mình để phản đối cán bộ sở tại đối xử bất công với gia đình bà trong nhiều năm qua. Có mặt tại nhà bà Thảo, phóng viên Báo Lao Động chứng kiến một sự thật: Còn quá nhiều bất cập gây bức xúc trong bà con đang là chủ nhân của các “di sản văn hóa” quý giá. 

Cận cảnh đình làng hơn 300 tuổi bị thiêu rụi

VƯƠNG TRẦN |

Lửa kèm theo khói đen bốc lên nghi ngút tại ngôi đình có lịch sử hơn 300 năm tại Thái Bình. Vụ hỏa hoạn khiến toàn bộ khu đình được công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia này bị thiêu rụi.

Những góc quán cafe ngắm pháo hoa lý tưởng ở TPHCM

Quỳnh Nga |

Đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, TPHCM dự kiến bắn pháo hoa ở 6 điểm. Đừng bỏ qua những địa điểm ngắm pháo hoa ở TPHCM cực “chill” dưới đây.

Sự trở lại của cổ phiếu ngành ngân hàng

Gia Miêu |

Cổ phiếu ngành ngân hàng vẫn được giới đầu tư đánh giá cao khi nền giá đang về vùng hấp dẫn sau khi sụt giảm mạnh năm vừa qua.

Ronaldo và Messi cùng tỏa sáng trong trận đấu giao hữu

Văn An |

PSG của Messi và Saudi All Star, với sự xuất hiện của Ronaldo, đã cống hiến màn rượt đuổi tỉ số hấp dẫn với 9 bàn thắng.

Trung Quốc tuyên bố đã qua đỉnh dịch COVID-19

Khánh Minh |

Giới chức y tế Trung Quốc cho biết, số ca COVID-19 nặng đã lên đến đỉnh điểm khi việc đi lại dịp Tết Nguyên đán tăng đột biến.

Muôn chiêu lừa đảo đổi tiền mới dịp Tết Nguyên đán

Quang Việt |

Dịp Tết Nguyên đán, nắm bắt được tâm lý nhiều người dân muốn đổi tiền mới để mừng tuổi đầu năm, nhiều kẻ đã nhắm vào họ để lừa đảo.

Người dân lo lắng về sự xuống cấp nghiêm trọng của di tích pháo đài Xuân Tảo

CAO NGUYÊN |

Pháo đài Xuân Tảo (phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là di tích cách mạng kháng chiến, được đầu tư xây dựng, cải tạo và hoàn thành từ đầu năm 2015. Đến nay công trình vẫn bị bỏ không, nhiều hạng mục xuống cấp dù chưa được nghiệm thu.

Cắn răng phá nhà cổ Đường Lâm

NGUYỄN THỊ NGỌC TUYỀN |

Đầu tháng 12 này, bà Kiều Thị Thảo (thôn Đông Sàng, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) đã thuê cả một hiệp thợ về dỡ toàn bộ ngói âm dương, bắt đầu hủy bỏ “di tích nhà cổ 200 năm tuổi” của mình để phản đối cán bộ sở tại đối xử bất công với gia đình bà trong nhiều năm qua. Có mặt tại nhà bà Thảo, phóng viên Báo Lao Động chứng kiến một sự thật: Còn quá nhiều bất cập gây bức xúc trong bà con đang là chủ nhân của các “di sản văn hóa” quý giá. 

Cận cảnh đình làng hơn 300 tuổi bị thiêu rụi

VƯƠNG TRẦN |

Lửa kèm theo khói đen bốc lên nghi ngút tại ngôi đình có lịch sử hơn 300 năm tại Thái Bình. Vụ hỏa hoạn khiến toàn bộ khu đình được công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia này bị thiêu rụi.