Trưng bày các tác phẩm văn học công nhân là hoạt động cần thiết và có ý nghĩa

Huyền Chi (thực hiện) |

Ngày 25.12 tới đây, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức trưng bày các tác phẩm “Văn học công nhân và những tác phẩm tiêu biểu đã được giải thưởng” tại Thư viện Quốc gia. Tại đây, các tác phẩm đã giành giải trong Cuộc thi sáng tác văn học về công nhân, công đoàn sẽ được giới thiệu, lan tỏa đến công chúng. PV Báo Lao Động có cuộc trò chuyện với nhà văn Kiều Bích Hậu về vấn đề này.

Trưng bày các tác phẩm “Văn học công nhân và những tác phẩm tiêu biểu đã được giải thưởng” của Hội Nhà văn Việt Nam có ý nghĩa như thế nào sau khi cuộc thi sáng tác văn học về công nhân, công đoàn khép lại?

- Về mặt truyền thông, đây là hoạt động cần thiết và có ý nghĩa nhấn mạnh thêm về tầm quan trọng của cuộc thi sáng tác về công nhân, công đoàn. Việc trưng bày tác phẩm không chỉ tôn vinh tác giả, truyền động lực cho giới sáng tác, mà còn tạo điều kiện cho công chúng được tiếp cận tác phẩm qua góc nhìn khác, qua cách thể hiện tác phẩm sinh động. Từ đó, giúp công chúng thưởng lãm tác phẩm dễ dàng và thông điệp tác phẩm, cũng như hình tượng người công nhân, tổ chức công đoàn thêm in sâu trong tâm trí cộng đồng, thúc đẩy những hành động đẹp và cảm tình với giới công nhân, tổ chức Công đoàn.

Tôi muốn nhấn mạnh rằng, đây là việc làm chưa từng có, ban tổ chức là Hội Nhà văn đã có sáng kiến hay. Giai cấp công nhân Việt Nam hình thành hàng trăm năm nay, là lực lượng tiên phong của Cách mạng. Vùng mỏ, dệt Nam Định, cảng Hải Phòng, cảng Nhà Rồng là cái nôi của giai cấp công nhân, nhưng điểm lại tác phẩm văn học về đề tài công nhân chỉ trên đầu ngón tay: “Lầm Than” của Lan Khai, “Vùng mỏ” của Võ Huy Tâm, “Mở hầm” của Nguyễn Dậu, “Bất khuất” của Lê Phương là tiểu thuyết, còn truyện ngắn cũng chỉ có một số lượng không nhiều. Các vùng công nghiệp khác không thấy có.

Về phim truyện có “Khói trắng” viết về nhà máy ximăng Hải Phòng; Phim truyện “Bão biển” viết về cuộc đình công năm 1936 của Nguyễn Khắc Lợi chuyển thể tiểu thuyết của Lê Phương; Phim Tài liệu lịch sử “Vùng mỏ con người và lịch sử” của Đặng Huỳnh Thái. Cuộc thi năm 2023 có “Bể than Đông Bắc” của Đặng Huỳnh Thái là có cách nhìn đầy đủ, tổng quát về công nhân.

Văn học công nhân đóng vai trò như thế nào trong nền văn học Việt Nam, theo quan điểm của chị?

- Văn học công nhân là một mảng màu đậm nét trong toàn cảnh bức tranh văn học Việt Nam, không chỉ góp phần tạo nên sự phong phú, giàu có cho văn học Việt Nam, mà còn thể hiện tinh thần Việt trong lao động, trong quan hệ con người với công việc, thử thách, với tự nhiên…

Như trên đã nói giai cấp công nhân (vô sản) là động lực của cách mạng Việt Nam, vậy văn học công nhân phải là hàng đầu của nền kinh tế quốc dân, sau văn học chiến tranh, bảo vệ Tổ quốc.

Chị đánh giá thế nào về kết quả cuộc thi sáng tác văn học về công nhân, công đoàn do Báo Lao Động tổ chức? Có tác phẩm nào khiến chị ấn tượng, đánh giá cao?

- Cuộc thi đã mang lại kết quả tốt đẹp, giải thưởng cao nhất được trao cho những tác giả khá mới mẻ, cá tính (Phương Trà, Nguyễn Trí). Tôi đã gặp Phương Trà năm ngoái và rất ấn tượng với cây viết này. Tác phẩm “Con đường của Hạ” là một minh chứng cho sự sắc nét độc đáo của một cây bút nữ giàu nội lực. Nhưng đậm nét nhất về người công nhân và công đoàn là “Bể than Đông Bắc”.

Theo chị, vì sao mảng công nhân, công đoàn những năm gần đây thiếu vắng những tác giả lớn, những tác phẩm đồ sộ?

- Thời gian gần đây, có vẻ như hình tượng người công nhân, tổ chức Công đoàn không còn hấp dẫn công chúng, thay vào đó là doanh nhân, hoa hậu, những tài tử điện ảnh hoặc giới công nghệ, các tập đoàn kinh tế thu hút sự chú ý hơn. Do đó, các tác giả cũng xoay sang viết đề tài dễ lôi kéo bạn đọc.

Vui mừng là năm nay Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động cuộc thi này. Sân chơi trí tuệ được mở ra nên giành được thắng lợi lớn, nhiều tác phẩm hay mà lâu nay người viết ấp ủ đã được hiện hữu.

Cuộc thi sáng tác văn học về công nhân, công đoàn được phát động thu hút gần 300 tác giả với gần 500 tác phẩm dự thi. Từ kết quả đó, cuộc thi giúp mảng đề tài về công nhân, người lao động thay đổi như thế nào?

- Tôi tin rằng ảnh hưởng từ cuộc thi, sẽ khiến nhiều cây bút chú ý để thời gian tới đây tập trung viết về công nhân, công đoàn. Chỉ cần Ban tổ chức cuộc thi duy trì sự kiện này thường niên, hoặc hai năm/lần để hình thành một vệt rõ ràng, và các tác giả sẽ nghĩ đến cuộc thi đầu tiên khi suy tính viết về cái gì, đề tài nào.

Bắt đầu từ chính người công nhân, tổ chức Công đoàn, khi giới này tỏa sáng, thì những người cầm bút sẽ đến với họ. Sân chơi trí tuệ sẽ thu hút được tất cả mọi tầng lớp, nhà văn sẵn sàng đặt bút.

Xin cảm ơn chị!

Huyền Chi (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Tiểu thuyết viết bằng AI đạt giải văn học quốc gia Trung Quốc

Anh Vũ |

Một giáo sư Trung Quốc đã sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để viết tiểu thuyết khoa học viễn tưởng và trở thành người chiến thắng trong một cuộc thi cấp quốc gia ở nước này.

Phê bình văn học - Chuyên nghiệp chưa phát huy, nghiệp dư còn hời hợt

TS. Hà Thanh Vân |

Trong đời sống văn học nói chung, có hai kiểu người đọc: Thứ nhất là người đọc bình thường, bao gồm tất cả công chúng thuộc mọi lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, thành phần và địa vị xã hội, thị hiếu thẩm mỹ, khuynh hướng tư tưởng. Thứ hai, là người đọc đặc biệt, có sự tiếp nhận khác biệt người đọc bình thường ở tính chất nghề nghiệp và trình độ chuyên sâu, họ bao gồm nhà văn và nhà phê bình chuyên nghiệp.

50 năm Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Việt Nam

Việt Văn (lược thuật) |

Hội thảo khoa học toàn quốc Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Việt Nam 50 năm sau ngày đất nước hòa bình, thống nhất, đổi mới: Thực trạng và định hướng phát triển đã diễn ra sáng 12.12.2023 tại Hà Nội. Ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, đã phát biểu: Chúng ta có quyền tự hào và trân trọng về những thành tựu rất quan trọng của lĩnh vực văn hóa, văn nghệ nói chung, công tác lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật nói riêng.

Phát động cuộc thi viết “Ươm mầm văn học” dành cho học sinh THCS & THPT trên ấn phẩm Văn học và Tuổi trẻ

Biên Thuỳ |

Bắt đầu từ năm học 2023 - 2024, Viện Nghiên cứu Sách và Học liệu giáo dục (đơn vị thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) sẽ triển khai tổ chức cuộc thi viết “Ươm mầm văn học” trên ấn phẩm Văn học và Tuổi trẻ.

Sáng tác văn học - nghệ thuật nhân 420 năm hình thành tỉnh Quảng Bình

LÊ PHI LONG |

QUẢNG BÌNH - Cuộc thi nhằm khích lệ, động viên đội ngũ văn nghệ sĩ và các tác giả sáng tác nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật trên các thể loại: Thơ, văn xuôi, văn hóa-văn nghệ dân gian, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh.

Cuộc thi sáng tác văn học mang lại lợi ích thiết thực

Mỹ Linh thực hiện |

Thực hiện kế hoạch số 152/KH-TLĐ, ngày 23.11.2021 của Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc tổ chức Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn, LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa đã tích cực triển khai tuyên truyền, khích lệ đoàn viên, người lao động tham gia. Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Minh Cảnh - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa.

Nhìn lại hành trình 2 năm Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn

Văn Thắng - Cát Tường |

Sau gần 2 năm, Ban tổ chức, cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn đã nhận tổng cộng 498 tác phẩm dự thi của gần 300 tác giả là các nhà văn chuyên nghiệp, không chuyên, cán bộ công đoàn, công nhân, viên chức, học sinh, người cao tuổi và có cả Việt kiều gửi dự thi.

Tháo dỡ công trình khách sạn 12 tầng xây vượt trái phép ở Phú Quốc

NGUYÊN ANH |

Chủ công trình khách sạn 12 tầng xây vượt trái phép ở Phú Quốc đã đưa máy móc, thiết bị tiến hành phá bỏ một số hạng mục. Kinh phí thực hiện khá lớn, dự kiến thực hiện trong 3 tháng.

Tiểu thuyết viết bằng AI đạt giải văn học quốc gia Trung Quốc

Anh Vũ |

Một giáo sư Trung Quốc đã sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để viết tiểu thuyết khoa học viễn tưởng và trở thành người chiến thắng trong một cuộc thi cấp quốc gia ở nước này.

Phê bình văn học - Chuyên nghiệp chưa phát huy, nghiệp dư còn hời hợt

TS. Hà Thanh Vân |

Trong đời sống văn học nói chung, có hai kiểu người đọc: Thứ nhất là người đọc bình thường, bao gồm tất cả công chúng thuộc mọi lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, thành phần và địa vị xã hội, thị hiếu thẩm mỹ, khuynh hướng tư tưởng. Thứ hai, là người đọc đặc biệt, có sự tiếp nhận khác biệt người đọc bình thường ở tính chất nghề nghiệp và trình độ chuyên sâu, họ bao gồm nhà văn và nhà phê bình chuyên nghiệp.

50 năm Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Việt Nam

Việt Văn (lược thuật) |

Hội thảo khoa học toàn quốc Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Việt Nam 50 năm sau ngày đất nước hòa bình, thống nhất, đổi mới: Thực trạng và định hướng phát triển đã diễn ra sáng 12.12.2023 tại Hà Nội. Ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, đã phát biểu: Chúng ta có quyền tự hào và trân trọng về những thành tựu rất quan trọng của lĩnh vực văn hóa, văn nghệ nói chung, công tác lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật nói riêng.

Phát động cuộc thi viết “Ươm mầm văn học” dành cho học sinh THCS & THPT trên ấn phẩm Văn học và Tuổi trẻ

Biên Thuỳ |

Bắt đầu từ năm học 2023 - 2024, Viện Nghiên cứu Sách và Học liệu giáo dục (đơn vị thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) sẽ triển khai tổ chức cuộc thi viết “Ươm mầm văn học” trên ấn phẩm Văn học và Tuổi trẻ.

Sáng tác văn học - nghệ thuật nhân 420 năm hình thành tỉnh Quảng Bình

LÊ PHI LONG |

QUẢNG BÌNH - Cuộc thi nhằm khích lệ, động viên đội ngũ văn nghệ sĩ và các tác giả sáng tác nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật trên các thể loại: Thơ, văn xuôi, văn hóa-văn nghệ dân gian, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh.

Cuộc thi sáng tác văn học mang lại lợi ích thiết thực

Mỹ Linh thực hiện |

Thực hiện kế hoạch số 152/KH-TLĐ, ngày 23.11.2021 của Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc tổ chức Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn, LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa đã tích cực triển khai tuyên truyền, khích lệ đoàn viên, người lao động tham gia. Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Minh Cảnh - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa.

Nhìn lại hành trình 2 năm Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn

Văn Thắng - Cát Tường |

Sau gần 2 năm, Ban tổ chức, cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn đã nhận tổng cộng 498 tác phẩm dự thi của gần 300 tác giả là các nhà văn chuyên nghiệp, không chuyên, cán bộ công đoàn, công nhân, viên chức, học sinh, người cao tuổi và có cả Việt kiều gửi dự thi.