Thành quả của cuộc thi sáng tác văn học về công nhân, công đoàn vượt xa tưởng tượng

Hào Hoa |

Sau 2 năm kể từ khi khởi động, lễ trao giải cuộc thi sáng tác văn học về công nhân, công đoàn và người lao động sẽ chính thức diễn ra vào 19h30 tối nay, ngày 26.11, tại Nhà hát Lớn (Hà Nội).

Kể từ tháng 11.2021 đến nay, cuộc thi sáng tác văn học về công nhân, công đoàn và người lao động được báo Lao Động tổ chức, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì, phối hợp cùng Hội Nhà văn Việt Nam đã khép lại với thành quả rực rỡ, “vượt ngoài sức tưởng tượng” (chữ dùng của nhà văn Y Ban).

Các nhà văn và các tác giả có tác phẩm dự thi cuộc thi sáng tác văn học về công nhân công đoàn giai đoạn 2021-2023. Ảnh: Tô Thế
Các nhà văn và các tác giả có tác phẩm dự thi cuộc thi sáng tác văn học về công nhân công đoàn giai đoạn 2021-2023. Ảnh: Tô Thế

Cuộc thi lớn đúng nghĩa

Khởi động và nhận tác phẩm dự thi từ tháng 11.2021 đến ngày 31.8.2023, cuộc thi đã thu hút gần 300 tác giả tham gia. Họ là các nhà văn chuyên nghiệp, không chuyên, cán bộ công đoàn, công nhân, viên chức, học sinh, người cao tuổi và có cả Việt kiều.

Theo đó, trong gần 2 năm kể từ khi khởi động, ban tổ chức và ban giám khảo đã nhận được 498 tác phẩm dự thi, trong đó có 412 truyện ngắn, 86 tiểu thuyết.

Nhà văn Y Ban - thành viên ban giám khảo Hội đồng chung khảo, Chủ tịch Hội đồng sơ khảo - nhận định, cuộc thi viết văn về công nhân, công đoàn có quy mô lớn, vượt ngoài sức tưởng tượng, khiến các nhà văn ở cả 2 hội đồng giám khảo đều bất ngờ.

Với số lượng gần 500 tác phẩm dự thi, nhà văn Y Ban đánh giá, Báo Lao Động đã tổ chức được một cuộc thi lớn đúng nghĩa, với giải thưởng lớn, số lượng lớn tác giả, tác phẩm tham gia, đạt quy mô lớn.

Ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trưởng ban Chỉ đạo cuộc thi. Ảnh: Hải Nguyễn
Ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trưởng ban Chỉ đạo cuộc thi. Ảnh: Hải Nguyễn
Trong suốt 2 năm, ban tổ chức và ban giám khảo cuộc thi liên tục làm việc tâm huyết, minh bạch để chọn ra những tác phẩm xứng đáng trao giải. Ảnh: Tô Thế
Trong suốt 2 năm, ban tổ chức và ban giám khảo cuộc thi liên tục làm việc tâm huyết, minh bạch để chọn ra những tác phẩm xứng đáng trao giải. Ảnh: Tô Thế

Ở cả hai thể loại, truyện ngắn và tiểu thuyết, các tác phẩm tham gia dự thi đưa đến góc nhìn đa dạng, phong phú về số phận, cuộc đời và cả chuyện tình yêu, hôn nhân của những người lao động, những công nhân đang làm việc trong nhiều ngành nghề.

Bối cảnh trong gần 500 tác phẩm được tái hiện chân thực, sinh động, trải dài trên khắp đất nước. Đó có thể là những công nhân trên nông trường chè Tây Bắc, những công nhân đang làm việc trong nhà máy, xí nghiệp ở Biên Hòa (Đồng Nai), Bình Dương, đó có thể là những người công nhân đang sống trên những nông trường cao su ở Tây Nguyên, đó là những công nhân vùng mỏ (Quảng Ninh)....

Xuất thân của các nhân vật cũng đa dạng, phong phú. Họ là công nhân ở xưởng dệt, công nhân may mặc, công nhân ở các nhà máy trong quá trình chuyển đổi số, công nhân khai thác than, khoáng sản, công nhân đóng giày da, công nhân may, công nhân ở nhà máy lọc dầu, những người trồng thuốc lá trên núi...

Ở mỗi bối cảnh, mỗi môi trường lao động khác nhau lại cho thấy những khó khăn vất vả khác nhau, những cuộc đời khác nhau, những vui buồn, hạnh phúc khác nhau.

Tác phẩm dự thi gây xúc động mạnh

Nhà văn Nguyễn Bình Phương - Chủ tịch Hội đồng chung khảo cuộc thi - nhận định, trong nhiều thập kỷ trở lại đây, văn đàn đang thiếu vắng những tác phẩm ấn tượng, xứng tầm về đề tài công nhân, công đoàn giữa biến động không ngừng của thời cuộc.

Giám khảo là những nhà văn danh tiếng như: nhà văn Nguyễn Bình Phương (ảnh trên), nhà văn Y Ban (ảnh dưới), nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ, nhà văn Bảo Ninh, nhà văn Dương Hướng, nhà văn Sương Nguyệt Minh... Ảnh: Tô Thế
Giám khảo 2 vòng sơ khảo, chung khảo là những nhà văn danh tiếng như: nhà văn Nguyễn Bình Phương (ảnh trên), nhà văn Y Ban (ảnh dưới), nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ, nhà văn Bảo Ninh, nhà văn Dương Hướng, nhà văn Sương Nguyệt Minh... Ảnh: Tô Thế

Nhà văn Y Ban - Chủ tịch Hội đồng sơ khảo - đánh giá đề tài viết về công nhân, công đoàn rất khó, bởi yêu cầu tính thực tế cao, nếu không có vốn sống, không có kiến thức thực tế, sẽ không thể viết được.

Sau khi khởi động cuộc thi, ban tổ chức đã tổ chức 2 chuyến đi thực tế cho các nhà văn tại Công ty Than Khe Chàm (Quảng Ninh) và Công ty Thaco (Quảng Nam) với hy vọng, đời sống thực tế của công nhân, công đoàn ở các công ty sẽ giúp các nhà văn viết sinh động hơn, chân thực hơn.

Khi bắt tay vào đọc tác phẩm, nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ đánh giá: “Chúng tôi cứ nghĩ đề tài khô khan, khó viết, nhưng chúng tôi hoàn toàn bất ngờ và kinh ngạc trước những tác phẩm ngồn ngộn chất liệu thực tế, viết sinh động, giàu cảm xúc, nhiều tác phẩm để lại ấn tượng mạnh cho các nhà văn”.

Những tác phẩm viết với chiều dài lịch sử giữa muôn vàn biến động, va đập của thời cuộc đã cho thấy, chiều rộng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chiều sâu trong mỗi phận đời công nhân.

Hàng loạt tác phẩm từ tiểu thuyết đến truyện ngắn đều gây ấn tượng mạnh, có thể kể đến: Hoa xương rồng, Bể than Đông Bắc, Gái nông trường, Chiếm yếm ngực màu đỏ, Đôi bờ sông mã, Nhân quả (ở thể loại tiểu thuyết) và hàng loạt truyện ngắn như: Con đường của Hạ, Thợ móc cống, Hệ sinh thái và cánh diều của cha, Nước mắt Mặc nưa, Tiếng chổi tre, Quỳnh hương trên núi, Sương mây trên đỉnh sa mù, Thu ngân viên ngành điện, Thợ học việc...

Những câu chuyện vừa dung dị đời thường vừa chất chứa xúc cảm, vừa gian khổ mưu sinh vừa lấp lánh sự lạc quan, vừa giằng xé đấu tranh giữ nhân phẩm vừa đậm tình thương yêu nhân bản.

Tác giả “Bể than Đông Bắc” dành nhiều năm thu thập tư liệu để tác phẩm tái hiện được bối cảnh lịch sử đồ sộ hàng trăm năm của ngành Than. Tác giả “Thời gian trong cõi tạm” lưu lại hình ảnh Hà Nội đói nghèo từ những năm 1980-1981 đến quá trình vận hành chuyển biến trong gian lao, vất vả.

Tác giả “Hệ sinh thái và cánh diều của cha” lên tiếng cảnh tỉnh và báo động về số phận những công nhân truyền thống đang bị thời đại 4.0 đẩy khỏi nhà máy...

Cuộc thi khép lại nhưng mở ra một tương lai mới cho đề tài công nhân trong dòng chảy văn học

Vượt lên trên tất cả biến động, đổi thay của thời cuộc, của mưu sinh nhọc nhằn là thân phận con người bị vùi dập, xô đẩy, va đập, nhưng họ luôn tìm thấy ánh sáng, luôn được tổ chức công đoàn đứng bên, đồng hành, để cùng giữ vững niềm tin yêu vào cuộc sống, cùng vươn đến tương lai tươi đẹp hơn.

Tác giả 84 tuổi Đặng Huỳnh Thái tham gia cuộc thi với tiểu thuyết đồ sộ tư liệu lịch sử “Bể than Đông Bắc“. Ảnh: Tô Thế
Tác giả 84 tuổi Đặng Huỳnh Thái tham gia cuộc thi với tiểu thuyết đồ sộ tư liệu lịch sử “Bể than Đông Bắc“. Ảnh: Tô Thế
Tác giả Phan Thái tham gia dự thi với tiểu thuyết “Linh khí“. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Tác giả Phan Thái tham gia dự thi với tiểu thuyết “Linh khí“. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Tác giả Nguyễn Thị Oanh gửi dự thi truyện ngắn “Hệ sinh thái và cánh diều của cha“. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Tác giả Nguyễn Thị Oanh gửi dự thi truyện ngắn “Hệ sinh thái và cánh diều của cha“. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Vào tối nay (26.11), 19h30 tại Nhà hát Lớn, lễ trao giải cuộc thi sáng tác về công nhân, công đoàn và người lao động sẽ chính thức diễn ra. 13 tác phẩm ấn tượng nhất, đặc sắc nhất sẽ được gọi tên, trao giải ở 2 thể loại: tiểu thuyết và truyện ngắn.

Lễ trao giải khép lại cuộc thi nhưng mở ra một tương lai mới cho văn học. Ở đó, các nhà văn chuyên nghiệp sẽ tiếp tục tâm huyết, sáng tạo và tận tâm với đề tài công nhân, số phận người lao động, vai trò của công đoàn trong thời đại mới.

Và, từ đây, những cây viết mới bước ra từ nhà máy, xí nghiệp, nông trường... sẽ tiếp tục viết về họ, về sự vận động trên mỗi môi trường sống, về ước mơ hoài bão và hạnh phúc - của chính họ.

 
Hào Hoa
TIN LIÊN QUAN

Nhà văn Y Ban: Đàn bà xấu hay đẹp, tôi đều ám ảnh

NHÓM PV |

Chương trình Cà phê chiều thứ 7 của báo Lao Động có cuộc trò chuyện với nhà văn Y Ban về văn học Việt Nam đương đại đang bị cho là thiếu tác phẩm xứng tầm, thiếu tác giả tài năng.

Tác phẩm gây ấn tượng mạnh khi kể về công nhân thất nghiệp, ngụp lặn buôn đất

Anh Trang (thực hiện) |

Tác phẩm “Hệ sinh thái và cánh diều của cha” của tác giả Nguyễn Thị Oanh (bút danh Trâm Oanh) tạo ấn tượng mạnh trong “Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn“ khi viết về bi kịch của những công nhân bị thời 4.0 đẩy khỏi nhà máy.

Ám ảnh câu chuyện về thợ móc cống của tác giả đặc biệt đã nằm viết 20 năm

Huyền Chi |

Dù sức khỏe yếu, không thể đi lại, tác giả Nguyễn Phương Thúy vẫn nghị lực vượt lên nghịch cảnh, sáng tác 2 truyện ngắn về chủ đề công nhân, công đoàn, trong đó gây ấn tượng với tác phẩm "Bán mặt trong lòng đất".

Bệ phóng cho văn học viết về công nhân, công đoàn thời kỳ đổi mới

NHÓM PV |

Nhiều thập kỷ qua, thế hệ các nhà văn lớn tuổi đã rất nỗ lực hoàn thành sứ mệnh, trách nhiệm của mình khi viết về hình ảnh người công nhân trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Hiện tại, thế hệ các nhà văn đang được trẻ hoá. Từ những cuộc thi viết về đề tài người công nhân, công đoàn sẽ là bệ phóng cho những cây bút trẻ viết về công nhân, người lao động trong thời đại công nghệ 4.0 vụt sáng trên bầu trời văn học Việt Nam.


Một số ngôi nhà ở Đắk Nông bị sụt lún, nứt toác chưa rõ nguyên nhân

Phan Tuấn |

Những ngày qua, một số ngôi nhà người dân ở xã Quảng Phú, huyện Krông Nô (Đắk Nông) bỗng xuất hiện các vết nứt toác, sụt lún... nhưng chưa rõ nguyên nhân.

Sự dị biệt của “diễn viên triệu đô” Thái Hòa

Bình An |

Thái Hòa đại thắng năm 2023 khi càn quét các giải thưởng ở hạng mục Nam diễn viên chính xuất sắc từ Cánh Diều Vàng (của Hội Điện ảnh) đến Bông Sen Vàng (ở Liên hoan phim Việt Nam).

Chủ ngôi nhà giữa dự án đường 164 tỉ đồng nêu 2 lý do chưa nhận bồi thường

Trần Lâm |

Phú Thọ - Ông Ngô Văn Xạ - chủ ngôi nhà nằm giữa quy hoạch của tuyến đường trị giá 164 tỉ đồng đang thi công qua địa bàn xã Lương Nha, huyện Thanh Sơn đã bác bỏ thông tin gia đình muốn số tiền bồi thường để giải phóng mặt bằng (GPMB) là 5 tỉ đồng, đồng thời cho rằng nguồn cơn từ con số 5 tỉ này đến từ chủ đầu tư của tuyến đường.

Sau phản ánh của Lao Động, Thanh Hoá chấn chỉnh việc giám sát khai thác khoáng sản

Xuân Hùng |

Ngay sau phản ánh của Báo Lao Động về tình trạng các camera giám sát khai thác khoáng sản trên địa bàn bị mất tín hiệu, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa, Thành ủy, UBND TP. Thanh Hóa đã chỉ đạo xác minh, làm rõ, đồng thời chấn chỉnh hoạt động của các camera giám sát này.

Nhà văn Y Ban: Đàn bà xấu hay đẹp, tôi đều ám ảnh

NHÓM PV |

Chương trình Cà phê chiều thứ 7 của báo Lao Động có cuộc trò chuyện với nhà văn Y Ban về văn học Việt Nam đương đại đang bị cho là thiếu tác phẩm xứng tầm, thiếu tác giả tài năng.

Tác phẩm gây ấn tượng mạnh khi kể về công nhân thất nghiệp, ngụp lặn buôn đất

Anh Trang (thực hiện) |

Tác phẩm “Hệ sinh thái và cánh diều của cha” của tác giả Nguyễn Thị Oanh (bút danh Trâm Oanh) tạo ấn tượng mạnh trong “Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn“ khi viết về bi kịch của những công nhân bị thời 4.0 đẩy khỏi nhà máy.

Ám ảnh câu chuyện về thợ móc cống của tác giả đặc biệt đã nằm viết 20 năm

Huyền Chi |

Dù sức khỏe yếu, không thể đi lại, tác giả Nguyễn Phương Thúy vẫn nghị lực vượt lên nghịch cảnh, sáng tác 2 truyện ngắn về chủ đề công nhân, công đoàn, trong đó gây ấn tượng với tác phẩm "Bán mặt trong lòng đất".