Sưu tập tranh, vui và hơn thế nữa…

Việt Văn |

Có người mua tranh treo nhà như là để thay... giấy trang trí dán tường, để nâng cao giá trị văn hóa chủ nhân. Với một số người, sưu tập tranh, khởi đầu là niềm vui, từ đó là đam mê rồi “nghiện” tranh lúc nào không biết. Đời sống ngày càng cao, thú sưu tập tranh càng có điều kiện nở rộ, nhất là với những quý bà.

Chuyện của 2 nhà sưu tập

Lê làm kinh doanh, bắt đầu chơi tranh mấy năm gần đây, kể, hồi đầu mua tranh để làm đẹp tường khi nhà rộng, nhiều phòng. Lúc đó cô chưa có khái niệm mua theo tên tuổi họa sĩ mà chỉ đơn thuần theo cảm tính thích là mua. Ra gallery thấy bức nào hay thì đi dò hỏi thị trường giá tranh hoặc nhẩm tính tranh làm bằng chất liệu gì, khổ gì, tính toán vải vóc, họa phẩm, công sáng tạo của họa sĩ. Nhưng gallery thường lấy phí 50% nên cô tìm cách liên hệ trực tiếp với họa sĩ, về sau nhiều họa sĩ bán tranh qua Facebook nên mọi thứ dễ dàng hơn. Giá mua tranh tùy thuộc vào yếu tố: Kích thước tranh, tên tuổi họa sĩ, và chất liệu. Mua tranh thường mua theo m2, tầm 3.000 - 4.000usd/m2. Cô cũng thi thoảng mua tranh do các họa sĩ nước ngoài sáng tác (nôm na gọi là tranh Tây) nhưng ít vì giá rất đắt, như một bức tranh sơn mài sáng tác bằng sơn ta của một nữ họa sĩ Nhật đang sống ở Hội An, size 50x50cm mà bán tới 9.500USD. Nhưng bù lại nữ họa sĩ dùng màu rất ấn tượng đem lại cảm giác hưng phấn cho người xem. Theo Lê, nhìn chung các họa sĩ nước ngoài có phong cách đa dạng hơn nhiều họa sĩ Việt thường hay bị mắc kẹt vào một số mô típ cố định như hoa lá, cây cỏ vì lý do dễ bán.

Hằng - một nhà sưu tập tranh mới nổi ở Hà Nội tâm sự: Sưu tập tranh mang cho mình niềm vui rất lớn vì phải học cách xem tranh, tích lũy khá nhiều kiến thức, còn tiền bạc thay vì shopping thì sưu tập tranh. Để thẩm định tranh phải đọc sách mỹ thuật, xem nhiều trang web mỹ thuật trên mạng và quan trọng là bản năng đánh giá thẩm mỹ - cái này do bẩm sinh, học cũng không làm được. Khi được hỏi về giá mua tranh, Hằng cười bảo cũng khó nói, đôi khi họa sĩ bán theo size, đôi khi tiền bạc chỉ bù tiền họa phẩm, vì họa sĩ hiểu mình yêu mến tranh họ và họ trao tranh cho mình cũng là trao niềm vui. Trong bộ sưu tập của Hằng, có 4 tác phẩm của Nguyễn Nghĩa Cương, cô lý giải: Cương vẽ rất hay và hồn nhiên. “Bức thứ nhất mình sưu tập của Cương là tranh vẽ đồ cổ, dạng bán trừu tượng, sau đó là tĩnh vật, bức đó vẽ xuất thần không thể bỏ qua rồi một bức vẽ tình mẫu tử, bút pháp rất lạ. Bức gần đây nhất, nhân sinh nhật Cương khoe cho xem… rồi mình thích, Cương chạy từ Bắc Ninh mang lên…”. Hằng mua tranh không bao giờ cò kè bớt một thêm hai, có hôm chưa có tiền nhưng vẫn có tranh vì họa sĩ tin cô cho cô mua nợ. Hằng là người thích phóng khoáng, tự do, phòng làm việc của cô treo 1 bức tranh của Hà Hùng, thuộc dạng tối giản.

Với Hằng, ý tưởng về sự bay bổng, tự do như những con chim của bức tranh mới làm cô thích thú. Ngay khi nhìn thấy nó trên Facebook của tác giả, cô đã thích nhưng không dám hỏi. Sau đó bức tranh được triển lãm và khi trò chuyện với Hằng, tác giả cũng muốn cô sở hữu nó… Quan niệm mua tranh của Hằng khá đơn giản: Tranh đẹp, hợp khả năng tài chính và vui. Hồi đấu giá tranh để làm từ thiện chống Covid 19, Hằng cũng ủng hộ một bức của Lê Hải và khi bán được cả nhà sưu tập, họa sĩ và bạn thắng đấu giá đều vui.

Mối quan hệ “win- win”

Chuyện sưu tập tranh ngày càng trở nên phổ biến, với một số người thì đó chỉ đơn thuần là vui, chưa nghĩ gì đến chuyện bán lại sau này để kiếm lời hết. Với số khác thì sưu tập tranh cũng là một hình thức đầu tư sinh lợi, nhưng mang tính lâu dài. Nhiều năm trước, phóng viên Lao Động từng gặp nhà sưu tập tranh nổi tiếng, bà Xuân Phượng ở TPHCM, người từng đưa nhiều họa sĩ trẻ ra ánh sáng, bà bảo đã có lần mua cả mấy chục bức của một họa sĩ trẻ vô danh sống ở gầm cầu thang, về sau đưa anh ta ra nước ngoài triển lãm và tên tuổi nổi lên…

Về mối quan hệ giữa họa sĩ và nhà sưu tập, họa sĩ trẻ Nguyễn Minh (Minh “Phố”) nói: Tôi luôn đánh giá cao vai trò của nhà sưu tập bởi họ là một thành tố thúc đẩy nền mỹ thuật. Nói về các nhà sưu tập sẽ có nhiều điều thú vị để chia sẻ như “tầm” của nhà sưu tập, đóng góp... Tuy nhiên, có một điều không thể phủ nhận đó là sự đồng hành tương hỗ giữa nhà sưu tập và họa sĩ. Đây là mỗi quan hệ cộng sinh cùng phát triển bởi lẽ, đối với nhà sưu tập thì họa sĩ vừa “đối tác” trong công việc, vừa là “nơi tạo ra” các giá trị tinh thần và họa sĩ cũng giúp nhà sưu tập “nâng tầm” lên bởi chính “tầm” của họa sĩ. Điều này vô hình chung tạo ra cuộc chơi của các nhà sưu tập, họ cố gắng, mong muốn sở hữu những tác phẩm của họa sĩ có tên tuổi để từ đó thấy trân trọng tác phẩm, tác giả cũng như thêm một vị thế mới “trong bảng xếp hạng”.

Ngược lại, đối với họa sĩ, sự đồng hành cùa nhà sưu tập không chỉ mang lại ý nghĩa về mặt vật chất, tài chính mà còn mang lại đời sống tinh thần quan trọng, bởi các tác phẩm được đón nhận, họa sĩ thấy vui vì đóng góp có giá trị với cuộc sống. Trên thực tế, không chỉ ở Việt Nam mà trên nhiều các quốc gia phát triển khác, mỗi nhà sưu tập đều “có trong tay” không chỉ một mà có thể vài “họa sĩ ruột”. Họ là những nguồn cảm hứng tạo ra các tác phẩm mà nhà sưu tập luôn mong chờ. Và các họa sĩ cũng có những “nhà sưu tập ruột”. Ngoài nghệ thuật, họ coi nhau là bạn, bằng hữu, tri kỷ, với một quan hệ đủ để trân trọng và tôn kính.

Việt Văn
TIN LIÊN QUAN

Họa sĩ Trần Khánh Chương qua đời ở tuổi 77

Ái Vân |

Họa sĩ Trần Khánh Chương, nguyên Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, tác giả của nhiều tác phẩm hội họa nổi tiếng qua đời vào chiều tối 19.4 sau thời gian chống chọi với ung thư đại tràng.

Họa sĩ trẻ Nguyễn Minh: Bơi ngược dòng với khát vọng sáng tạo

Việt Văn (thực hiện) |

Không bao giờ làm cừu Dolly nhân bản ý tưởng người khác và cũng không lặp lại mình, họa sĩ trẻ Nguyễn Minh là một gương mặt giàu cá tính. Điểm nổi bật trong sáng tác của Minh là series những tác phẩm vẽ phố trong vòng 7 năm trở lại đây. Vì thế, Minh có nghệ danh là Minh “Phố”. Một cuộc trò chuyện thú vị với anh về hành trình nghệ thuật, quan điểm sáng tạo.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Họa sĩ Trần Khánh Chương qua đời ở tuổi 77

Ái Vân |

Họa sĩ Trần Khánh Chương, nguyên Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, tác giả của nhiều tác phẩm hội họa nổi tiếng qua đời vào chiều tối 19.4 sau thời gian chống chọi với ung thư đại tràng.

Họa sĩ trẻ Nguyễn Minh: Bơi ngược dòng với khát vọng sáng tạo

Việt Văn (thực hiện) |

Không bao giờ làm cừu Dolly nhân bản ý tưởng người khác và cũng không lặp lại mình, họa sĩ trẻ Nguyễn Minh là một gương mặt giàu cá tính. Điểm nổi bật trong sáng tác của Minh là series những tác phẩm vẽ phố trong vòng 7 năm trở lại đây. Vì thế, Minh có nghệ danh là Minh “Phố”. Một cuộc trò chuyện thú vị với anh về hành trình nghệ thuật, quan điểm sáng tạo.