Bùi Tiến Tuấn ra mắt sách tranh lụa khỏa thân đầu tiên của Việt Nam

Thanh Hương |

Họa sĩ Bùi Tiến Tuấn giới thiệu đến độc giả Việt Nam cuốn sách tranh lụa khoả thân đầu tiên của Việt Nam có tên “Nguyệt sáng gương trong” do Nhà xuất bản Mỹ thuật phát hành.

Trong khoảng 5 năm trở lại đây, bên cạnh chủ đề thiếu nữ thị thành đã thành nét đặc trưng riêng, thì tranh khỏa thân (nude) cũng được họa sĩ Bùi Tiến Tuấn dày công tìm tòi và sáng tạo. Trong đó, những bức tranh lụa khỏa thân đầu tiên của anh được cộng đồng chuyên môn và giới sưu tập chào đón. Với 58 tranh khỏa thân, 3 phác thảo khỏa thân và vài tranh thiếu nữ trong sách “Nguyệt sáng gương trong” là được xem của để dành, lần đầu tiên được họa sĩ tài năng này công bố.

Bùi Tiến Tuấn cho hay: “Tôi không vẽ một hình mẫu người phụ nữ cụ thể nào, mà tôi đang vẽ những hình nhân của cái đẹp. Chính với lập trường này, khi sáng tạo tôi chưa bao giờ nghĩ mình đang lặp, đang vẽ giống với những bức tranh mình đã vẽ trước đó.

Khi vẽ các bức tranh khỏa thân, thật ra tôi muốn khám phá, khai thác mọi khía cạnh, mọi khả năng của sự quyến rũ nữ tính. Nghĩa là tôi đang không ngừng tìm và thấy sự lãng mạn hóa mọi khả năng mà ở đó cái đẹp của nữ tính hiện diện. Nên đôi khi nó vượt qua tính hợp lý bên ngoài của đời sống để đi đến sự hợp lý bên trong của tính nguyên lý. Bản chất dịu dàng, uyển chuyển của lụa dường như đang đồng lõa với lập trường đó của tôi”.

Xem tranh của Bùi Tiến Tuấn, nhà phê bình Đặng Thân nhận định, xét qua các nước, ta dễ nhận ra sự vượt thoát và “tiến hóa” trong lụa của Bùi Tiến Tuấn. Quả là một hơi thở nhẹ, không u tịch hoa mơ như lụa truyền thống Việt, không nặng nề khốc liệt như lụa shunga Nhật, cũng không diêm dúa rộn sắc như xuân cung họa Trung Hoa, và cũng không quằn quại nhân kiếp như trong biểu hình Egon Schiele. Một luồng hơi thở như được phát tiết ra từ bao năm luyện công thâm hậu các môn phái, lặng lờ trôi như thiên nga kia, nhẹ như chiếc lá, nhưng ai biết dưới mặt nước đôi chân nó đạp cả trăm lần mỗi phút.

Còn với nhà nghiên cứu Hà Vũ Trọng lại đánh giá, người phụ nữ trong tranh Bùi Tiến Tuấn là một đoạn tuyệt với phần lớn những lối miêu tả về phụ nữ trước đây trong tranh lụa, kể từ các trường mỹ thuật như Đông Dương, Gia Định và Huế, cho tới gần đây. Không còn nữa những vẻ đẹp lý tưởng quá vãng. Không còn nữa trạng thái tĩnh hay thụ động bằng những tư thế ước lệ - mà thước đo vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam vốn là sự nền nã, tức là lấy tính nết đứng đắn, thùy mị và sự kín đáo làm vẻ đẹp cả ngoài đời lẫn trong nghệ thuật. Giờ nàng bước ra khỏi không gian xưởng vẽ, ra thế giới hiện đại bên ngoài, chốn phồn hoa đô thị hào nhoáng và cám dỗ.

Một số tác phẩm của họa sĩ Bùi Tiến Tuấn.
Một số tác phẩm của họa sĩ Bùi Tiến Tuấn.
Một số tác phẩm của họa sĩ Bùi Tiến Tuấn.
Một số tác phẩm của họa sĩ Bùi Tiến Tuấn.
Một số tác phẩm của họa sĩ Bùi Tiến Tuấn.

Cùng với việc phát hành “Nguyệt sáng gương trong”, Bùi Tiến Tuấn còn thực hiện một cuộc trưng bày tranh khỏa thân trong cuốn sách từ ngày 23.5 đến 6.6 tại Eight Gallery (Phùng Khắc Khoa, Q.1 TPHCM). Đây là cuộc trưng bày cá nhân lần thứ 11 của họa sĩ Bùi Tiến Tuấn, kể từ năm 2007 đến nay.

Thanh Hương
TIN LIÊN QUAN

Triển lãm tranh Nguyễn Cao Thương và 12 họa sĩ

N.DỦ |

Chiều 19.5 tại 21 Võ Trường Toản (P.Thảo Điền, Thủ Đức) diễn ra triển lãm tranh với chủ đề “Đất nước và con người” của cố họa sĩ Nguyễn Cao Thương và 12 họa sĩ, trưng bày 62 bức tranh, đáng chú ý nhất là các tác phẩm “Đêm nay Bác thao thức” (1995) - ảnh, “Bám biển ra khơi” (1965), “Tình đồng chí” (1974) cùng những tác phẩm đặc sắc của 12 họa sĩ như Lý Khắc Nhu, Ngô Đồng, Hứa Thanh Bình, Việt Kim Quyên, Tố Uyên, Bùi Tiến Tuấn, Đinh Văn Sơn, Hồ Hưng, Nguyễn Duy Nhi, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Khắc Vinh, Quý Khoa.

Họa sĩ già miệt mài vẽ tường khu phố liên tục trong gần 1 tháng

HOÀI ANH - HỒNG CƯỜNG |

Với mong muốn "khoác áo mới" cho khu phố cũng như bổ sung thêm các kiến thức lịch sử cho học sinh, người họa sĩ già Nguyễn Trọng Nguyện (Ngõ Quỳnh, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã miệt mài vẽ tường cho khu phố nhà mình liên tục trong 1 tháng.

Người họa sĩ khơi gợi niềm đam mê hội họa cho trẻ em khuyết tật

Văn Thắng - Hà Phương |

Họa sĩ Văn Dương Thành cùng bốn học trò của mình đã tổ chức một buổi sinh hoạt ngoại khóa cho các em khuyết tật của trường PTCS Dân lập Dạy trẻ câm điếc Hà Nội. Đây là hoạt động thường xuyên của họa sĩ Văn Dương Thành và các học trò nhằm khơi gợi tiềm năng, niềm đam mê nghệ thuật cho giới trẻ.

Trầm trồ với triển lãm tranh về Bùi Xuân Phái của những họa sĩ nhí

Văn Thắng - Hà Phương |

Tại triển lãm tranh “100 năm Bùi Xuân Phái - Tranh Văn Dương Thành và thế hệ nối tiếp” bên cạnh những bức họa mà họa sĩ Văn Dương Thành vẽ Bùi Xuân Phái, buổi triển lãm còn mang tới những tác phẩm đặc sắc của các "họa sĩ nhí" ở độ 12-15 tuổi được nữ họa sĩ Văn Dương Thành đào tạo.

Từ thợ cạo mủ caosu đến “huyền thoại truyện tranh”

Việt Văn |

Câu chuyện với “huyền thoại truyện tranh”, như mọi người hay gọi, diễn ra cởi mở tại nhà ông ở một chung cư giản dị. Sinh năm 1956 tại Sài Gòn, Nguyễn Hùng Lân từng theo học ngành Toán - Lý - Hóa của Đại học Khoa học thuộc Viện Đại học Sài Gòn trước khi phải ngưng vì gia cảnh khó khăn. Sau giải phóng, ông theo gia đình lên Nông trường Bình Ba (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) định cư và làm kinh tế mới.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Triển lãm tranh Nguyễn Cao Thương và 12 họa sĩ

N.DỦ |

Chiều 19.5 tại 21 Võ Trường Toản (P.Thảo Điền, Thủ Đức) diễn ra triển lãm tranh với chủ đề “Đất nước và con người” của cố họa sĩ Nguyễn Cao Thương và 12 họa sĩ, trưng bày 62 bức tranh, đáng chú ý nhất là các tác phẩm “Đêm nay Bác thao thức” (1995) - ảnh, “Bám biển ra khơi” (1965), “Tình đồng chí” (1974) cùng những tác phẩm đặc sắc của 12 họa sĩ như Lý Khắc Nhu, Ngô Đồng, Hứa Thanh Bình, Việt Kim Quyên, Tố Uyên, Bùi Tiến Tuấn, Đinh Văn Sơn, Hồ Hưng, Nguyễn Duy Nhi, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Khắc Vinh, Quý Khoa.

Họa sĩ già miệt mài vẽ tường khu phố liên tục trong gần 1 tháng

HOÀI ANH - HỒNG CƯỜNG |

Với mong muốn "khoác áo mới" cho khu phố cũng như bổ sung thêm các kiến thức lịch sử cho học sinh, người họa sĩ già Nguyễn Trọng Nguyện (Ngõ Quỳnh, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã miệt mài vẽ tường cho khu phố nhà mình liên tục trong 1 tháng.

Người họa sĩ khơi gợi niềm đam mê hội họa cho trẻ em khuyết tật

Văn Thắng - Hà Phương |

Họa sĩ Văn Dương Thành cùng bốn học trò của mình đã tổ chức một buổi sinh hoạt ngoại khóa cho các em khuyết tật của trường PTCS Dân lập Dạy trẻ câm điếc Hà Nội. Đây là hoạt động thường xuyên của họa sĩ Văn Dương Thành và các học trò nhằm khơi gợi tiềm năng, niềm đam mê nghệ thuật cho giới trẻ.

Trầm trồ với triển lãm tranh về Bùi Xuân Phái của những họa sĩ nhí

Văn Thắng - Hà Phương |

Tại triển lãm tranh “100 năm Bùi Xuân Phái - Tranh Văn Dương Thành và thế hệ nối tiếp” bên cạnh những bức họa mà họa sĩ Văn Dương Thành vẽ Bùi Xuân Phái, buổi triển lãm còn mang tới những tác phẩm đặc sắc của các "họa sĩ nhí" ở độ 12-15 tuổi được nữ họa sĩ Văn Dương Thành đào tạo.

Từ thợ cạo mủ caosu đến “huyền thoại truyện tranh”

Việt Văn |

Câu chuyện với “huyền thoại truyện tranh”, như mọi người hay gọi, diễn ra cởi mở tại nhà ông ở một chung cư giản dị. Sinh năm 1956 tại Sài Gòn, Nguyễn Hùng Lân từng theo học ngành Toán - Lý - Hóa của Đại học Khoa học thuộc Viện Đại học Sài Gòn trước khi phải ngưng vì gia cảnh khó khăn. Sau giải phóng, ông theo gia đình lên Nông trường Bình Ba (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) định cư và làm kinh tế mới.