Những tấm bia đá có văn khắc tại Bảo tàng Chăm Đà Nẵng

Trung Hiếu |

Bên cạnh những tác phẩm điêu khắc đá, kim loại có giá trị lịch sử - trong đó nhiều hiện vật được Nhà nước công nhận là báu vật quốc gia - Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng còn sưu tập và lưu giữ một bộ văn khắc trên đá sa thạch của nền văn hóa Chămpa qua các thời kỳ vô cùng quý giá.

Bộ văn khắc này có một giá trị đặc biệt với các loại hình văn bia niên đại sớm, như văn khắc Mỹ Sơn thế kỷ 7, cho đến các loại hình niên đại muộn, như văn bia Drang Lai, thế kỷ 15.

Trong một hội thảo về mối tương quan giữa Ấn Độ và các nước Đông Nam Á, Giáo sư Brahmachari Surendra Kumar (Ấn Độ) phát biểu, khoảng năm 200 sau Công nguyên, các hoàng gia Ấn Độ đã mang những cái tên Ấn Độ, tập quán xã hội, niềm tin tôn giáo đến những vùng đất này. Và các bản khắc tiếng Phạn soi rọi cho cuộc đời và những đền chùa được các vị tăng lữ hoặc trong hoàng tộc dựng lên.

Bia đá Khuê Trung có khắc văn tự Chăm lưu giữ tại Bảo tàng. Ảnh BT Chăm
Bia đá Khuê Trung có khắc văn tự Chăm lưu giữ tại Bảo tàng. Ảnh Bảo tàng ĐIêu khắc Chăm Đà Nẵng

Các bản văn khắc thu được từ các di tích từ bia Võ Cạnh (Võ Chánh) đến Di tích Mỹ Sơn đều có ý nghĩa trong việc tìm hiểu lịch sử ra đời và thành tựu văn hóa và văn học của vương quốc Champa trong quá khứ.

Điều thú vị là những người soạn các bản văn khắc vào đá, đều thêm vào đó những đoạn văn và cố gắng thêm thắt các ý thơ cho những bản khắc chữ của mình trong phạm vi khả năng của họ.

Phần lớn họ đều sử dụng phép ẩn dụ như ví “lời nói ngọt ngào như mật ong”; phẩm hạnh, đạo đức của mỗi đức vua các thời kỳ như “Trăng mới mọc”; rực rỡ sáng chói như mặt trời tỏa sáng… Và phần lớn đều bằng tiếng Phạn thành thạo.

Một bia đá có văn tự Chăm khác được lưu giữ tại Bảo tàng Chăm. BT Chăm
Một bia đá có văn tự Chăm khác được lưu giữ tại Bảo tàng Chăm. BT Chăm

Cách đây vài năm, Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch thành phố, phối hợp với Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp (EFEO) tổ chức giới thiệu tập sách “Văn khắc Chămpa tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng” của các tác giả Arlo Griffiths, Amandine Lepoutre, William A. Southowrth và giáo sư Thành Phần.

Tập sách được coi là công trình nghiên cứu đầy đủ nhất từ trước đến nay về văn bia, có giá trị đặc biệt với các loại hình văn bia có niên đại sớm, như văn khắc Mỹ Sơn thế kỷ VII, cho đến các loại hình có niên đại muộn, như văn bia Drang Lai, thế kỷ XV.

Văn khắc Chămpa tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng
Bộ sách Văn khắc Chămpa tại Bảo tàng điêu khắc Chăm – Đà Nẵng do Viện Viễn Đông Bác Cổ (Pháp) ấn hành

Nội dung văn bia đa dạng, hoặc là những bài ca tụng, dâng cúng thần linh hoặc chỉ là một con chữ để làm ký hiệu cho việc lắp ghép các bộ phận của một đài thờ đồ sộ như đài thờ Mỹ Sơn E1 hoặc đài thờ Đồng Dương đang trưng bày tại bảo tàng.

“Văn khắc Chămpa tại Bảo tàng điêu khắc Chăm – Đà Nẵng” là một công trình nghiên cứu đầy đủ nhất cho đến nay về văn bia tại Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng, là thành quả hợp tác của các chuyên gia Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp (EFEO), Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh) và Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng.

Trung Hiếu
TIN LIÊN QUAN

Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng trưng bày 75/474 hiện vật hiến tặng năm 2023

Nguyễn Linh |

Sáng ngày 22.11, Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tổ chức trưng bày 75 trong tổng số 474 hiện vật được hiến tặng trong năm 2023.

Khánh Hòa phản hồi vụ Bảo tàng Trầm Hương xây dựng không phép

Hữu Long |

Khánh Hòa - Người phát ngôn của địa phương xác nhận Bảo tàng Trầm Hương bị vướng quy hoạch khu vực, quy hoạch sử dụng đất chưa phù hợp và phải dừng lại. Địa phương đã kiểm tra, xử phạt hành chính.

Trăn trở chuyện thu phí tham quan từ bảo tàng nghìn tỉ

NGỌC TRANG (thực hiện) |

Dự án xây dựng Bảo tàng Hà Nội chính thức được khởi công vào tháng 5.2008, có tổng diện tích 53.963m2, nằm ngay bên đường Phạm Hùng (Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội). Đến nay, bảo tàng đã khánh thành hơn 10 năm, trở thành điểm đến hấp dẫn người dân, du khách tới tham quan, tìm hiểu về văn hóa - lịch sử.

Nhà trưng bày hiện vật bảo tàng ở Huế nhếch nhác sau một năm bị hỏa hoạn

NGUYỄN LUÂN |

Sau hơn một năm xảy ra vụ cháy tại dãy nhà trưng bày hiện vật của Bảo tàng lịch sử Thừa Thiên Huế, hiện khu vực này vẫn chưa được sửa chữa, dọn dẹp, khiến quang cảnh trở nên nhếch nhác, mất mỹ quan.

Phong cách thanh lịch của Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc

Thanh Hà |

Ngày 12.12, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân Bành Lệ Viên bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước đến Việt Nam từ ngày 12-13.12.

Chủ tịch nước trao Quyết định thăng cấp bậc hàm cho Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc

Vương Trần |

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng mong Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc luôn giữ vững bản lĩnh của người đảng viên, của vị tướng lĩnh trong Công an nhân dân; tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân.

Vụ sập sàn nhà đang sửa, tìm thấy một người tử vong

NHÓM PV |

TPHCM - Đến 11h30 hôm nay (12.12), lực lượng chức năng đã đưa thi thể nạn nhân ra khỏi đống đổ nát của căn nhà trong một hẻm trên đường Nguyễn Xiển (phường Trường Thạnh, TP Thủ Đức, TPHCM).

Vụ giả danh phóng viên cưỡng đoạt tài sản ở Thái Nguyên, không ai biết 5 đối tượng đi đâu, làm gì

Lam Thanh |

Các đối tượng làm giả bằng cấp rồi xin cộng tác viên cho một số tạp chí để cưỡng đoạt tiền doanh nghiệp, người dân.

Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng trưng bày 75/474 hiện vật hiến tặng năm 2023

Nguyễn Linh |

Sáng ngày 22.11, Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tổ chức trưng bày 75 trong tổng số 474 hiện vật được hiến tặng trong năm 2023.

Khánh Hòa phản hồi vụ Bảo tàng Trầm Hương xây dựng không phép

Hữu Long |

Khánh Hòa - Người phát ngôn của địa phương xác nhận Bảo tàng Trầm Hương bị vướng quy hoạch khu vực, quy hoạch sử dụng đất chưa phù hợp và phải dừng lại. Địa phương đã kiểm tra, xử phạt hành chính.

Trăn trở chuyện thu phí tham quan từ bảo tàng nghìn tỉ

NGỌC TRANG (thực hiện) |

Dự án xây dựng Bảo tàng Hà Nội chính thức được khởi công vào tháng 5.2008, có tổng diện tích 53.963m2, nằm ngay bên đường Phạm Hùng (Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội). Đến nay, bảo tàng đã khánh thành hơn 10 năm, trở thành điểm đến hấp dẫn người dân, du khách tới tham quan, tìm hiểu về văn hóa - lịch sử.

Nhà trưng bày hiện vật bảo tàng ở Huế nhếch nhác sau một năm bị hỏa hoạn

NGUYỄN LUÂN |

Sau hơn một năm xảy ra vụ cháy tại dãy nhà trưng bày hiện vật của Bảo tàng lịch sử Thừa Thiên Huế, hiện khu vực này vẫn chưa được sửa chữa, dọn dẹp, khiến quang cảnh trở nên nhếch nhác, mất mỹ quan.