Hướng tới kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890-19.5.2020):

Những kỷ vật giản dị của Bác chứa đựng giá trị, ý nghĩa lớn lao

Phạm Đông |

Những kỷ vật của Chủ tịch Hồ Chí Minh rất giản dị, đó có thể chỉ là bộ dụng cụ tập thể thao, trang sổ lương, đôi guốc, chiếc cốc uống nước hay chiếc mũ len người tặng cho ông Pierre Biquard... Và mới đây nhất, bức tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh được giám ngục Paul Atoine Minicini và gia đình trân trọng gìn giữ hàng chục năm trước khi tặng lại cho Việt Nam. Mỗi kỷ vật Người để lại trước lúc đi xa chứa đựng những giá trị, ý nghĩa lớn lao...

Trang sổ lương của Bác

Triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh - Những nét phác họa chân dung” vừa khai mạc tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội) giới thiệu gần 200 tài liệu, tư liệu ảnh và hiện vật, đem lại cho người xem nhiều cảm xúc!

Nói về trang sổ lương của Bác, ông Vũ Mạnh Hà - Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh cho biết, ngày 5.6.1911, lấy tên Văn Ba, Nguyễn Tất Thành nhận làm phụ bếp cho tàu Amiral Latouche Tréville rời khỏi Sài Gòn sang Pháp bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước. Làm việc trên tàu, Nguyễn Tất Thành được giao nhặt rau, vác khoai, rửa nồi, cào lò, xúc than... Trang sổ lương của Người được sao lại từ cuốn sổ lương của tàu Amiral Latouche Tresville do bảo tàng Hồ Chí Minh sưu tầm tại Trung tâm lưu trữ hải ngoại tại Aix en Provence, Pháp.

Trên tài liệu này có ghi rõ tên Văn Ba và tên hai người Việt Nam khác là Lê Quang Chi và Nguyễn Văn Trị cũng làm công trên tàu với mức lương là 45 frăng một tháng. Trong khi đó, những phụ bếp người Pháp cùng làm việc thì hưởng lương nhiều gấp ba. Sau khi trả tiền ăn, tiền nộp cho cai bếp, góp vào quỹ bảo hiểm cho riêng thủy thủ người Pháp, thực tế Nguyễn Tất Thành chỉ còn nhận được 10 frăng. Trên trang sổ lương này còn ghi Nguyễn Tất Thành đã làm việc trên tàu được 2 tháng 27 ngày và tổng số tiền nhận được thời điểm đó là 124,5 frăng.

Tuy phải làm nhiều công việc nặng nhọc, nhưng mỗi khi được nghỉ, Nguyễn Tất Thành lại tranh thủ đọc và viết tiếng Pháp với sự giúp đỡ của những thủy thủ Pháp trên tàu. Theo hành trình của tàu, Nguyễn Tất Thành đã được đi đến nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người và biết được nhiều điều mới lạ. Sau những năm tháng ấy, Người đã rút ra được kết luận quan trọng thể hiện trong bài Đoàn kết giai cấp đăng trên báo Le Paria, số ra tháng 5.1924.

Tinh thần rèn luyện sức khỏe

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao tinh thần rèn luyện sức khỏe. Từ khi còn ở Chiến khu Việt Bắc đến khi về sinh sống tại Phủ Chủ tịch, Bác vẫn thường xuyên tập đi bộ, leo núi, tập Thái cực quyền và thi thoảng chơi bóng chuyền với anh em phục vụ. Ngày 27.3.1946, Người viết trên báo Cứu Quốc “luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người yêu nước... Dân cường thì quốc thịnh. Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập”. Thực hiện lời Bác dạy, đông đảo đồng bào và chiến sĩ cả nước hăng hái luyện tập thể dục thể thao. Từ năm 1991, ngày 27.3 hàng năm đã chính thức trở thành “Ngày thể thao Việt Nam”.

Nói về bộ dụng cụ tập thể thao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông Vũ Mạnh Hà - Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh cho biết, giữa năm 1966 sau chuyến thăm Thái Bình, sức khỏe Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bắt đầu suy yếu. Năm đó Người 76 tuổi. Trước tình hình này, Bộ Chính trị đã quyết định đưa Bác sang nước ngoài nghỉ ngơi và chữa bệnh định kỳ hàng năm. Sau đợt dưỡng bệnh ở nước ngoài từ giữa tháng 4 đến cuối tháng 6.1967, Người mang về nước bộ dụng cụ tập thể dục, gồm: Một quả bóng tennis màu xanh; một đôi tạ tay gỗ hai đầu tròn; một đôi tạ tay kim loại có lò xo...

Ông Hà cũng cho biết, trước đây, những dụng cụ này được đặt trên một chiếc bàn gỗ nhỏ, bên dưới gầm của nhà sàn để tiện cho việc luyện tập của Bác. Về sau, Người sử dụng các dụng cụ tập tay trong nhà. Khi sức khỏe đã khá hơn Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu tập đi bộ, tăng dần khoảng cách và tập leo núi trở lại. Với mong muốn sớm được vào thăm đồng bào miền Nam, Bác vẫn cố gắng duy trì thói quen luyện tập hàng ngày.

Giám ngục người Pháp và kỷ vật vô giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Xúc động khi nói về bức tượng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Nhà tù Côn Đảo, chị Lê Thị Hằng Nga, cán bộ bảo tàng cho biết, trong chốn ngục tù ở Côn Đảo, hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là nguồn cổ vũ, động viên lớn lao đối với những chiến sĩ cách mạng đấu tranh giữ vững khí tiết người cộng sản. Để có tấm hình của Người khi bí mật chào cờ, kết nạp Đảng, các chiến sĩ tù Côn Đảo đã vẽ, thêu hình Chủ tịch Hồ Chí Minh theo trí tưởng tượng của mình và tìm mọi cách cất giữ được trước sự kiểm soát gắt gao của kẻ thù. Họ coi đó là tài sản vô giá, bởi lẽ hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí của họ là Tổ quốc, là Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu!

Câu chuyện về Bức tượng bán thân của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở nhà tù Côn Đảo thập niên 40 của thế kỷ XX là minh chứng điển hình cho những giá trị tốt đẹp nhất, ngời sáng nhất trong chốn ngục tù tối tăm. Bức tượng bán thân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được các chiến sĩ cộng sản bí mật cất giấu vượt qua sự kiểm soát gắt gao của chính quyền Pháp và mang theo ra Côn Đảo.

Sau khi hết thời gian công tác tại Việt Nam, năm 1952 giám ngục Paul Atoine Miniconi trở về sinh sống và làm việc đảo Corse, Cộng hòa Pháp. Bức tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh được ông trân trọng, gìn giữ trong gia đình. Trước khi mất, ông đã để lại bức tượng cho người con trai Paul Miniconi, người đã từng sống ở nơi làm việc của cha mình tại Côn Đảo vào thế kỷ trước. Ngày 1.12.2019, ông Paul Miniconi cùng với nhà sử học Pháp Frank Senateur đã trao bức tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng ông Nguyễn Thiệp - Đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa Pháp để chuyển về bàn giao cho Bảo tàng Hồ Chí Minh bảo quản, lưu giữ và phát huy giá trị bức tượng này. Với ông Paul Miniconi, việc trao lại bức tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh cho Việt Nam chính là thực hiện di nguyện thiêng liêng của người cha thân yêu trước nước qua đời.

Ông Vũ Mạnh Hà khẳng định, đây là bức tượng quý, mang nhiều giá trị lịch sử gia đình ông Paul Antoine Miniconi trân trọng, gìn giữ trong nhiều năm. Với tất cả trách nhiệm và lòng kính yêu đối với Đảng và Bác Hồ, Bảo tàng Hồ Chí Minh sẽ bảo quản và phát huy tốt hiện vật được trao tặng trong các trưng bày năm 2020 - kỷ niệm 130 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Học Bác để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh

ÁI VÂN |

Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng nhấn mạnh, học tập theo gương Bác Hồ, từng cấp ủy, tổ chức Đảng, mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn ghi trong tâm khảm lời căn dặn của Người: Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, vững mạnh, phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của nhân dân.

Ký ức không quên về Bác Hồ qua lời kể của người cận vệ già

VƯƠNG TRẦN - PHẠM ĐÔNG |

Nhiều năm trời là cận vệ của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, ông Trần Viết Hoàn cảm nhận rõ sự giản dị, gần gũi, tình cảm ấm áp của Người. Những ngày tháng 5 đến, ký ức về vị Cha già kính yêu của dân tộc lại ùa về trong tâm trí của người cận vệ năm xưa.

Hội thảo khoa học về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh

THEO TTXVN |

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông nhấn mạnh cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng sáng ngời trong lịch sử loài người thế kỷ 20 và mãi mãi về sau.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Học Bác để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh

ÁI VÂN |

Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng nhấn mạnh, học tập theo gương Bác Hồ, từng cấp ủy, tổ chức Đảng, mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn ghi trong tâm khảm lời căn dặn của Người: Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, vững mạnh, phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của nhân dân.

Ký ức không quên về Bác Hồ qua lời kể của người cận vệ già

VƯƠNG TRẦN - PHẠM ĐÔNG |

Nhiều năm trời là cận vệ của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, ông Trần Viết Hoàn cảm nhận rõ sự giản dị, gần gũi, tình cảm ấm áp của Người. Những ngày tháng 5 đến, ký ức về vị Cha già kính yêu của dân tộc lại ùa về trong tâm trí của người cận vệ năm xưa.

Hội thảo khoa học về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh

THEO TTXVN |

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông nhấn mạnh cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng sáng ngời trong lịch sử loài người thế kỷ 20 và mãi mãi về sau.