Trân trọng từng kỷ vật về Bác

Linh Chi – Sơn Tùng |

Chúng tôi tới gặp chị Nguyễn Thị Hường - Phó Trưởng phòng Kiểm kê-bảo quản, Bảo tàng Hồ Chí Minh (phố Ngọc Hà, phường Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội) khi bảo tàng đang đóng cửa vì dịch COVID-19. Dù vậy, chị Hường vẫn nhiệt tình đón tiếp, kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện nhỏ, cảm động về những kỷ vật của Bác. Có đôi lúc, chị rơi nước mắt...

Bảo quản hơn 17 vạn hiện vật

Bảo tàng Hồ Chí Minh đang có khoảng hơn 17 vạn hiện vật được lưu trữ (tính cả hiện vật trưng bày), bao gồm nhóm hiện vật thể khối, tài liệu giấy, ảnh. Tất cả hiện vật này đều liên quan đến Bác, như những bản thảo do Người viết tay hoặc đánh máy; sách, báo, tài liệu mà Người đã đọc; những vật dụng thường ngày Người dùng khi còn sống.

Ngoài ra, còn có những hiện vật sau này được Bảo tàng Hồ Chí Minh sưu tầm về. Trong đó, có cả những hiện vật là món quà Bác dành tặng cho đồng bào. “Có những gia đình ở nước ngoài, có đồ Bác tặng, họ cũng quay lại đây để tặng hiện vật cho Bảo tàng” - chị Hường kể.

Những kỷ vật của Bác đang được trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh hiện tại chỉ là một phần nhỏ trong những sưu tập hiện vật về Người. Chị Hường cho biết: “Hiện vật ở bảo tàng chúng tôi có hai khối lớn, một là hiện vật trong kho, hai là hiện vật trưng bày thường xuyên. Hiện vật trưng bày thường xuyên rất khó để thay đổi, vì ít hiện vật tương tự để thay thế, hoặc chỉ có thể thay thế chúng bằng hiện vật khác khi chúng tôi tiến hành chỉnh lý trưng bày (thường là sau khá nhiều năm).

Chẳng hạn, chúng tôi đang trưng bày bộ áo nâu của Bác. Bác có một vài bộ như thế này, nên có thể định kỳ quay vòng hiện vật, còn với đa phần những hiện vật khác thì không. Hầu hết hiện vật của Bác ở đây đều là duy nhất nên đôi khi, chúng tôi cần phải sử dụng những thủ pháp trưng bày đặc biệt. Bởi, để lưu trữ và bảo quản lâu dài hiện vật, chúng ta cần phải đảm bảo nhiều điều kiện an toàn, an ninh và bảo quản khác nhau”.

 

Về công tác bảo quản hiện vật, chị Hường nói, còn phải dựa vào chất liệu của chúng. Mỗi loại chất liệu sẽ có những yêu cầu riêng. Cơ bản sẽ bao gồm yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm tương đối, ánh sáng, môi trường và nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiện vật khác nữa. Trong đó, đặc biệt là nhiệt độ và độ ẩm tương đối.

Ví dụ: Ảnh, giấy cần bảo quản trong điều kiện lạnh, khô, nhưng đồ nhựa nếu bảo quản trong cùng điều kiện như vậy sẽ dẫn đến hiện tượng nứt, cong vênh và dễ gãy vỡ. Bởi vậy, hệ thống kho lưu trữ hiện vật tại Bảo tàng Hồ Chí Minh được phân làm nhiều kho chất liệu khác nhau như kho phim ảnh, kho thuỷ tinh, kho giấy, kho kim loại, kho gỗ và kho vải…

Có những hiện vật đã phải trải qua một hành trình rất dài trước khi được đưa đến bảo tàng. Có những hiện vật, theo thời gian đã bị ôxy hoá, đặc biệt là những quyển sách, tài liệu giấy - những chất liệu dễ hư hỏng theo thời gian. Đó cũng chính là thách thức đối với những người làm công tác bảo quản khi phải lên kế hoạch, nghiên cứu và phân tích đánh giá tình trạng của từng hiện vật rồi mới có thể tiến hành bảo quản, tu sửa sao cho vẫn giữ gìn hiện vật một cách nguyên vẹn nhất có thể.

“Những ai làm kiểm kê, bảo quản hiện vật đều phải rất tỉ mỉ, cẩn thận. Bởi sai một chút thôi là không thể cứu vãn được nữa”, chị Hường vừa nói vừa nâng niu tờ hoá đơn mua đồ cho bếp ăn của Bác - một trong những kỷ vật theo chị là biểu hiện chân thực nhất cho sự giản dị của vị cha già dân tộc.

Mỗi kỷ vật về Bác đều đáng trân trọng

Khi chúng tôi nhờ giới thiệu một vài kỉ vật, chị Hường có ấn tượng sâu sắc. Chị cho chúng tôi xem bộ bát đũa, tờ hoá đơn ghi những thực phẩm dùng trong bữa ăn của Người khi còn sống. Với chị, đó là những đồ vật cho thấy rõ nhất sự khiêm nhường, giản dị và gần gũi của Người. Bởi, những chiếc bát, chiếc thìa Người dùng cũng được mua ở chợ Đồng Xuân, hay một ngôi chợ nào đó ở Hà Nội. Bữa cơm của Người cũng thường chỉ là rau muống, dưa cải như bao người dân bình thường khác.

Chị kể, trong quá trình tổng kiểm kê những khối hiện vật nhà bếp của Người, nhìn thấy những thứ đồ gần gũi, thân quen “ngoài sức tưởng tượng”, chị cũng từng rơi nước mắt vì không ngờ một vị lãnh tụ lại giản dị, thân thương đến vậy.

Làm công việc bảo quản hiện vật, đòi hỏi chị phải đọc thêm nhiều và ghi nhớ nhiều hơn những câu chuyện về Bác. Kể lại cho chúng tôi nghe, chị xúc động. Bởi trước khi công tác tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, đối với chị, Bác Hồ là một người rất gần nhưng cũng rất xa. Chỉ tới khi được nhìn tận mắt, được tận tay chạm vào những kỷ vật mà Bác để lại, chị mới cảm nhận hết được vị lãnh tụ vĩ đại ấy trong cuộc sống đời thường cũng thật giản dị và gần gũi.

 
“Trong kho đồ vải, không có thứ gì là đồ xa xỉ, quần áo của Bác đều rất bình thường đơn giản. Đó là những bộ áo nâu, may bằng vài phin hoặc vải lụa. Quần áo lụa thì đến khoảng những năm 60, Bác mới may vài bộ. Bảo tàng vẫn còn lưu giữ những hoá đơn vải mua và may đồ. Cả những chiếc áo khoác đã sờn, những chiếc áo len đơn giản, Bác vẫn mặc.

Rồi cả những đôi tất trắng, nhiều đôi đã cũ. Bác rất ít khi đi giày. Người thường đi đôi dép cao su, kể cả những lần đi công tác trong nước hay đi nước ngoài. Bác cũng được tặng rất nhiều quà, không chỉ đồng bào miền Bắc đâu, cả miền Nam nữa, rồi cả những người bạn nước ngoài, nhưng Người thường giành những phần quà đó cho những người khác. Rất nhiều hiện vật Người tặng đã quay lại bảo tàng.

Tất cả chúng đều là những kỷ vật giản dị thôi. Phải nhìn thấy những đồ vật đó ta mới thấy, mặc dù là người đứng đầu của một quốc gia nhưng Bác vẫn giản dị, đời thường đến nhường nào” - chị Hường nói.

Nhìn tờ hoá đơn nhà bếp của Người đã mấy chục năm nhưng vẫn được giữ gìn nguyên vẹn, chị Hường không khỏi tự hào. Bởi, “trong Bảo tàng, mọi hiện vật đều được trân trọng như nhau, dù là một chiếc áo hay một tấm giấy thì chúng tôi cũng đều cố gắng để giữ gìn chúng một cách tốt nhất” - theo chị Hường.

Các cán bộ lưu trữ bảo quản hiện vật tại kho lưu trữ hiện vật của Bảo tàng Hồ Chí Minh. Ảnh: SƠN TÙNG
Các cán bộ lưu trữ bảo quản hiện vật tại kho lưu trữ hiện vật của Bảo tàng Hồ Chí Minh. Ảnh: SƠN TÙNG
Các cán bộ lưu trữ bảo quản hiện vật tại kho lưu trữ hiện vật của Bảo tàng Hồ Chí Minh. Ảnh: SƠN TÙNG
Các cán bộ lưu trữ bảo quản hiện vật tại kho lưu trữ hiện vật của Bảo tàng Hồ Chí Minh. Ảnh: SƠN TÙNG
Các cán bộ lưu trữ bảo quản hiện vật tại kho lưu trữ hiện vật của Bảo tàng Hồ Chí Minh. Ảnh: SƠN TÙNG
Các cán bộ lưu trữ bảo quản hiện vật tại kho lưu trữ hiện vật của Bảo tàng Hồ Chí Minh. Ảnh: SƠN TÙNG
Các cán bộ lưu trữ bảo quản hiện vật tại kho lưu trữ hiện vật của Bảo tàng Hồ Chí Minh. Ảnh: SƠN TÙNG
Linh Chi – Sơn Tùng
TIN LIÊN QUAN

Học tập theo gương Bác Hồ từ những việc nhỏ, bình dị nhưng cao quý

VƯƠNG TRẦN |

Dẫn lại lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Một tấm gương sống có giá trị hơn cả trăm bài diễn văn tuyên truyền” - ông Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho hay việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh có thể bắt đầu từ những việc làm nhỏ bé, những hành động thiết thực.

Tròn 100 năm Bác Hồ tiếp cận luận cương của Lenin: Đường đi cho dân tộc

Trần Minh |

Cách đây 100 năm, báo Nhân đạo (L’Humanité) - Cơ quan ngôn luận của Đảng Xã hội Pháp - đăng Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lenin. Luận cương ngay lập tức thu hút sự chú ý của chàng thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc. Lúc ấy, Người đã thốt lên: “Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”.

Bác Hồ và mùa xuân Canh Tý 1960

Nguyễn Tấn Tuấn |

Mùa xuân Canh Tý 2020, Đảng ta tròn 90 tuổi và đang chuẩn bị Đại hội toàn quốc lần thứ 13; nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tròn 75 tuổi. Chúng ta lại nhớ về mùa xuân Canh Tý cách đây tròn 60 năm (1960-2020), Bác Hồ kính yêu có bài thơ chúc Tết lịch sử với hai câu thơ mở đầu thật tươi vui, chan chứa niềm phấn khởi, tự hào: Mừng Nhà nước ta mười lăm xuân xanh/ Mừng Đảng chúng ta ba mươi tuổi trẻ…

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Học tập theo gương Bác Hồ từ những việc nhỏ, bình dị nhưng cao quý

VƯƠNG TRẦN |

Dẫn lại lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Một tấm gương sống có giá trị hơn cả trăm bài diễn văn tuyên truyền” - ông Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho hay việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh có thể bắt đầu từ những việc làm nhỏ bé, những hành động thiết thực.

Tròn 100 năm Bác Hồ tiếp cận luận cương của Lenin: Đường đi cho dân tộc

Trần Minh |

Cách đây 100 năm, báo Nhân đạo (L’Humanité) - Cơ quan ngôn luận của Đảng Xã hội Pháp - đăng Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lenin. Luận cương ngay lập tức thu hút sự chú ý của chàng thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc. Lúc ấy, Người đã thốt lên: “Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”.

Bác Hồ và mùa xuân Canh Tý 1960

Nguyễn Tấn Tuấn |

Mùa xuân Canh Tý 2020, Đảng ta tròn 90 tuổi và đang chuẩn bị Đại hội toàn quốc lần thứ 13; nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tròn 75 tuổi. Chúng ta lại nhớ về mùa xuân Canh Tý cách đây tròn 60 năm (1960-2020), Bác Hồ kính yêu có bài thơ chúc Tết lịch sử với hai câu thơ mở đầu thật tươi vui, chan chứa niềm phấn khởi, tự hào: Mừng Nhà nước ta mười lăm xuân xanh/ Mừng Đảng chúng ta ba mươi tuổi trẻ…