Những “bom tấn” và “bom xịt” của thị trường phim Việt

TRẦN Việt |

Phim truyện điện ảnh Việt dòng thị trường ra rạp mấy tháng đầu năm thực sự là một bức tranh nhiều mảng màu thú vị, có nhiều chuyện để nói. Và thực tế câu nói quen thuộc “phòng vé luận anh hùng” một lần nữa lại được nhắc đến.

“Cơn sốt” và suýt nữa thành “sốt”

Sau 6 tập của series “Lật mặt” liên tiếp thành công trên thị trường, Lý Hải tung ra “Lật mặt 7: Một điều ước” và tạo nên cơn sốt doanh thu phòng vé, cán mốc 300 tỉ đồng. Cái tài của Lý Hải là luôn biết “gãi đúng chỗ ngứa” của khán giả đại chúng, làm phim dễ xem, dễ khóc, dễ cười theo nhân vật với một phong cách làm phim bình dân.

Khác với 6 phần trước, là phim hài, hành động, kịch tính (drama) thì “Lật mặt 7: Một điều ước” lại khai thác tính chất tâm lý xã hội, gia đình, là câu chuyện của tình mẫu tử với một người mẹ và 5 người con.

Bà mẹ 73 tuổi do diễn viên Thanh Hiền đóng, khi phải ngồi xe lăn, để các con thay nhau chăm sóc đã nhận ra những vấn đề trong chính mỗi ngôi nhà của các con mình và tìm cách “vá víu”. Làm phim về chủ đề gia đình luôn dễ tạo được sự đồng cảm của khán giả vì người xem sẽ dễ nhận ra bản thân mình hay người thân của mình trong đó.

Việc Lý Hải luôn xác định làm phim cho khán giả thích chứ không phải vì mình thích, có điểm tương đồng với Trấn Thành, khi dịp Tết thắng lợi tưng bừng với phim “Mai” và trước đó là “Nhà bà Nữ”, “Bố già”. Đến giờ thì Trấn Thành và Lý Hải là hình ảnh thành công đáng mơ ước của nhiều đạo diễn Việt đi theo dòng phim thị trường.

Trước đó, phim kinh dị “Kẻ ăn hồn” (đạo diễn Trần Hữu Tấn) thành công với doanh thu trên 66,9 tỉ đồng. Tuy nhiên, để được ra rạp, Hội đồng phân loại và thẩm định phim truyện, phim kết hợp nhiều loại hình đã đề nghị nhà sản xuất phải chỉnh sửa những yếu tố không phù hợp, có thể dẫn đến suy luận làm sai lạc ý nghĩa văn hóa và vẻ đẹp thẩm mỹ của hình tượng con rối dân gian. Và nhà sản xuất đã nghiêm túc cầu thị sửa chữa qua ba lần mới có thể tạo nên bản phim phát hành ra rạp và thắng lợi. Đó là bài học cho thấy việc khai thác yếu tố văn hóa dân gian Việt vào phim phải hết sức cẩn trọng.

Phim “Cái giá của hạnh phúc” của đạo diễn Nguyễn Ngọc Lâm bị “ném đá” nhiều, trong đó có nhiều ý kiến chỉ trích mà nguyên nhân thực sự nằm ở phía sau bộ phim. Dĩ nhiên đây phải là một phim hay, hoàn hảo nhưng không đáng bị chê tơi tả như vậy và chính điều đó ảnh hưởng lớn tới doanh thu của phim khi chỉ đạt trên 25,9 tỉ đồng. Phải ghi điểm cho diễn viên Thái Hòa lần đầu tiên đóng vai một đại gia đầy thủ đoạn mê gái, “lột xác” so với nhiều vai diễn trước đó.

Những “bom xịt”

Thảm nhất có lẽ là “Đóa hoa mong manh” của đạo diễn Mai Thu Huyền, vốn bỏ ra nhiều, được quay hoàn toàn tại Mỹ nhưng doanh thu chỉ 400 triệu đồng. Thất bại của “Đóa hoa mong manh” đối với Mai Thu Huyền có vẻ như không xi nhê gì như cô khi trả lời tạp chí Znews đã nói: “Áp lực lớn nhất của tôi là làm một bộ phim chất lượng, không hổ thẹn với nghề nghiệp của mình thôi. Còn như tôi đã nói, mọi yếu tố khác đều là may rủi. Tôi chỉ thấy hổ thẹn nếu làm ra sản phẩm quá tệ. Điều đó mới buồn. Còn đây, tôi đã làm ra sản phẩm chất lượng và tự hào, chẳng có gì phải ân hận hay buồn”.

Có chút tiếc nuối dành cho “Quý cô thừa kế 2” của đạo diễn Hoàng Duy, chỉ thu về 6,4 tỉ đồng, bị coi là lỗ nặng với chi phí đầu tư bỏ ra. Phim thất bại vì nhiều nguyên nhân, trong đó có việc bản thân đạo diễn chưa có các trải nghiệm thực tế về thế giới thượng lưu nên chưa xây dựng được những hình tượng nhân vật siêu giàu, có sức thuyết phục. Cũng về đề tài tiểu tam, phim “Trà” của Lê Hoàng, đạo diễn gạo cội từng rất thành công với những “Ai xuôi vạn lý”, “Gái nhảy”... khi xưa, bị thất bại trong dịp Tết.

Chưa thật vui

Phim “Lật mặt 7: Một điều ước” còn bị chê là chất lượng chưa tương xứng với doanh thu, một số chi tiết còn khiên cưỡng. “Kẻ ăn hồn” có một số chi tiết phi logic, diễn xuất của một vài nhân vật hơi kịch nhất là đài từ của ông trưởng làng. “Mai” dễ xem nhưng nếu không có cái kết và đặc biệt là diễn xuất rất duyên của hai diễn viên chính thì không có nhiều điều để nói. Tỉ lệ những phim thắng doanh thu phòng vé còn đếm đầu ngón tay, trong khi phim dở, hay phim làng nhàng, thiếu cá tính sáng tạo của đạo diễn còn nhiều.

TRẦN Việt
TIN LIÊN QUAN

Cơ hội phát triển mới cho điện ảnh Việt Nam

Anh Tuấn |

Liên hoan Phim quốc tế TPHCM (HIFF) lần thứ nhất với nhiều sự kiện đậm tính chuyên môn, mở ra cơ hội phát triển cho các nhà làm phim trẻ, với tham vọng - TPHCM thành một trung tâm điện ảnh của khu vực Đông Nam Á.

Điện ảnh Việt và Đông Nam Á chỉ tập trung vào thị trường nội địa nên khó hoàn vốn

ĐÔNG DU |

TPHCM - Ngày 8.4, tại Hội nghị Lãnh đạo điện ảnh Đông Nam Á: Tương lai của điện ảnh Đông Nam Á, nằm trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế TPHCM (HIFF), ông Raymond Phathanavirangoon - cựu lãnh đạo SEAFIC - rằng, các nhà làm phim Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng chỉ đang tập trung vào thị trường nội địa nên khó khăn để hoàn vốn.

Khi điện ảnh Việt không còn là vai phụ

Ngọc Dủ |

Trong năm 2023 và đầu năm 2024, điện ảnh Việt có màn bứt phá ngoạn mục khi hàng loạt phim vượt mốc trăm tỉ ở phòng vé. Thậm chí, khi đụng độ với phim ngoại, nhiều dự án vẫn cho thấy sức hút của mình với tốc độ bán vé, doanh thu hoàn toàn nổi bật hơn.

Sau "Mai" của Trấn Thành, phim điện ảnh Việt nào đáng chú ý trong 2024?

ĐÔNG DU |

Khuấy động đầu năm 2024, phim điện ảnh Việt gặt hái được nhiều thành công đáng chú ý là "Mai" của Trấn Thành với hơn 500 tỉ đồng. Tiếp bước trong năm nay, sẽ còn những phim nào đáng chú ý?

Điện ảnh Việt cần “Mai”, “Đào...” và hơn thế nữa

Việt Văn |

Điện ảnh Việt Nam cần những gì để phát triển đáp ứng được với nhu cầu của khán giả, nhưng cũng để phục vụ cho "Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" mà Chính phủ đã phê duyệt? Thực tế từ những bộ phim làm trong những năm gần đây có thể gợi ý cho câu trả lời về vấn đề này.

Để điện ảnh Việt Nam ngày càng đậm nét trên bản đồ thế giới

Việt Văn |

Với chiến lược công nghiệp văn hóa, trong đó có công nghiệp điện ảnh, nền điện ảnh Việt có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển trong thời công nghệ số, nhất là khi Luật Điện ảnh năm 2022 kế thừa có chỉnh lý, sửa đổi, bổ sung 32 điều, quy định mới 18 điều so với Luật Điện ảnh năm 2006 - tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho ngành điện ảnh. Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, việc tham gia và tổ chức các Liên hoan phim quốc tế, và tổ chức các Tuần phim Việt Nam tại nước ngoài, đã góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới mạnh mẽ.

Tham vọng của điện ảnh Việt Nam và giấc mơ giữa muôn trùng khó khăn

Hào Hoa |

“Giữa muôn trùng vây” hay “Thập diện mai phục” vốn là tên một bộ phim nổi tiếng của đạo diễn Trương Nghệ Mưu, nhưng cụm từ này đang trở nên thích hợp để diễn tả muôn vàn khó khăn, bộn bề của điện ảnh Việt khi được xác định là một trong 12 ngành mũi nhọn của chiến lược công nghiệp hóa văn hóa.

Hà Nội sắp có thêm tuyến đường 6 làn xe, mức đầu tư gần 2.000 tỉ đồng

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Tây Thăng Long đoạn từ tỉnh lộ 417 đến đường trục kinh tế Bắc - Nam có mặt cắt ngang 40m với 6 làn xe, mức đầu tư gần 2.000 tỉ đồng sắp được triển khai xây dựng.

Cơ hội phát triển mới cho điện ảnh Việt Nam

Anh Tuấn |

Liên hoan Phim quốc tế TPHCM (HIFF) lần thứ nhất với nhiều sự kiện đậm tính chuyên môn, mở ra cơ hội phát triển cho các nhà làm phim trẻ, với tham vọng - TPHCM thành một trung tâm điện ảnh của khu vực Đông Nam Á.

Điện ảnh Việt và Đông Nam Á chỉ tập trung vào thị trường nội địa nên khó hoàn vốn

ĐÔNG DU |

TPHCM - Ngày 8.4, tại Hội nghị Lãnh đạo điện ảnh Đông Nam Á: Tương lai của điện ảnh Đông Nam Á, nằm trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế TPHCM (HIFF), ông Raymond Phathanavirangoon - cựu lãnh đạo SEAFIC - rằng, các nhà làm phim Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng chỉ đang tập trung vào thị trường nội địa nên khó khăn để hoàn vốn.

Khi điện ảnh Việt không còn là vai phụ

Ngọc Dủ |

Trong năm 2023 và đầu năm 2024, điện ảnh Việt có màn bứt phá ngoạn mục khi hàng loạt phim vượt mốc trăm tỉ ở phòng vé. Thậm chí, khi đụng độ với phim ngoại, nhiều dự án vẫn cho thấy sức hút của mình với tốc độ bán vé, doanh thu hoàn toàn nổi bật hơn.

Sau "Mai" của Trấn Thành, phim điện ảnh Việt nào đáng chú ý trong 2024?

ĐÔNG DU |

Khuấy động đầu năm 2024, phim điện ảnh Việt gặt hái được nhiều thành công đáng chú ý là "Mai" của Trấn Thành với hơn 500 tỉ đồng. Tiếp bước trong năm nay, sẽ còn những phim nào đáng chú ý?

Điện ảnh Việt cần “Mai”, “Đào...” và hơn thế nữa

Việt Văn |

Điện ảnh Việt Nam cần những gì để phát triển đáp ứng được với nhu cầu của khán giả, nhưng cũng để phục vụ cho "Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" mà Chính phủ đã phê duyệt? Thực tế từ những bộ phim làm trong những năm gần đây có thể gợi ý cho câu trả lời về vấn đề này.

Để điện ảnh Việt Nam ngày càng đậm nét trên bản đồ thế giới

Việt Văn |

Với chiến lược công nghiệp văn hóa, trong đó có công nghiệp điện ảnh, nền điện ảnh Việt có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển trong thời công nghệ số, nhất là khi Luật Điện ảnh năm 2022 kế thừa có chỉnh lý, sửa đổi, bổ sung 32 điều, quy định mới 18 điều so với Luật Điện ảnh năm 2006 - tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho ngành điện ảnh. Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, việc tham gia và tổ chức các Liên hoan phim quốc tế, và tổ chức các Tuần phim Việt Nam tại nước ngoài, đã góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới mạnh mẽ.

Tham vọng của điện ảnh Việt Nam và giấc mơ giữa muôn trùng khó khăn

Hào Hoa |

“Giữa muôn trùng vây” hay “Thập diện mai phục” vốn là tên một bộ phim nổi tiếng của đạo diễn Trương Nghệ Mưu, nhưng cụm từ này đang trở nên thích hợp để diễn tả muôn vàn khó khăn, bộn bề của điện ảnh Việt khi được xác định là một trong 12 ngành mũi nhọn của chiến lược công nghiệp hóa văn hóa.