Tham vọng của điện ảnh Việt Nam và giấc mơ giữa muôn trùng khó khăn

Hào Hoa |

“Giữa muôn trùng vây” hay “Thập diện mai phục” vốn là tên một bộ phim nổi tiếng của đạo diễn Trương Nghệ Mưu, nhưng cụm từ này đang trở nên thích hợp để diễn tả muôn vàn khó khăn, bộn bề của điện ảnh Việt khi được xác định là một trong 12 ngành mũi nhọn của chiến lược công nghiệp hóa văn hóa.

Trong chiến lược công nghiệp văn hóa đến 2030 tầm nhìn đến 2045, ngành điện ảnh cùng với 11 ngành mũi nhọn được kỳ vọng sẽ kiếm ra tiền, đóng góp cho GDP.

Khi được hỏi về tham vọng này, nhiều đạo diễn nói, “Chúng ta thậm chí chưa có nổi một trường quay đúng nghĩa. Với phim ảnh, trường quay giống như nhà máy, khi chưa có nhà máy, rất khó để tính những chuyện xa xôi”.

Trường quay đang để... trồng bưởi

Ông Nguyễn Minh Tiệp - Phó Giám đốc Trung tâm phát triển công nghiệp văn hóa, (Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam) được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó Giám đốc trường quay Cổ Loa từ ngày 1.12.

Trao đổi với phóng viên Lao Động, ông Tiệp nói: “Tôi đã về nhận nhiệm vụ tại trường quay Cổ Loa. Nói chung, chúng tôi đang phải đối diện với rất nhiều khó khăn”.

Trường quay Cổ Loa được xây dựng từ năm 1959 với sự hợp tác của Đức và Nga, nhiều lần được đầu tư, “đổ tiền đổ của” vào xây dựng, nhưng không hoạt động hiệu quả.

Từ năm 2009-2010, hơn 100 tỉ đồng đã được rót vào trường quay này để thực hiện 2 bộ phim lịch sử chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Ngay sau khi phim quay xong, bối cảnh bị bỏ hoang.

Theo ghi nhận của phóng viên Lao Động, trên vùng đất của trường quay hiện đang cho... trồng bưởi.

Trước câu hỏi đặt ra về kế hoạch để trường quay Cổ Loa hoạt động đúng chức năng, ông Nguyễn Minh Tiệp nói: "Ban lãnh đạo đã bàn đến việc dẹp hết những loại cây trồng này. Tôi mới nhận công việc được 2 tuần nhưng đã bàn với ban lãnh đạo những kế hoạch ban đầu để sang năm mới 2024, trường quay Cổ Loa sẽ đi vào hoạt động, trước mắt sẽ là kế hoạch hợp tác với các hãng phim, đoàn phim để xây dựng bối cảnh quay phim tại đây”.

Ông Tiệp cho rằng, để xây dựng được các bối cảnh tại trường quay Cổ Loa sẽ phải cần đến “nhiều tiền”. Và đó sẽ là bài toán “xã hội hóa” không hề đơn giản với lãnh đạo trường quay trong năm 2024.

Nhân lực thiếu và yếu

Ông Minh Tiệp - xuất thân từ một diễn viên cho biết: “Thời điểm là diễn viên, tôi từng tham dự nhiều liên hoan phim quốc tế, từng đến các trường quay của Hàn Quốc, Trung Quốc, tiếp xúc với diễn viên nước bạn... Tôi luôn nể phục sự chuyên nghiệp và mức độ đầu tư của họ cho điện ảnh. Tôi cho rằng, diễn viên Việt Nam không thua kém bất kỳ quốc gia nào, đều có ngoại hình, có tài năng, nhưng chưa có đủ đất để tỏa sáng. Tôi muốn nói đến đội ngũ biên kịch của chúng ta còn mỏng, ít ỏi. Chúng ta chưa có được nhiều kịch bản hay. Diễn viên có nổi tiếng đến mấy, tài đến mấy cũng không thể cứu nổi một kịch bản tệ”.

Chuyên gia văn hóa Hàn Quốc - Tiến sĩ Đặng Thiếu Ngân chia sẻ, biên kịch ở Việt Nam chưa được coi trọng như một nghề nghiệp. Rất ít sinh viên theo học chỉn chu, chuyên nghiệp công việc này. Trong khi đó, để có được số lượng hằng mấy trăm phim sản xuất mỗi năm, Hàn Quốc có lực lượng biên kịch rất lớn, chuyên nghiệp.

“Biên kịch là một nghề hái ra tiền ở Hàn Quốc. Một bộ phim thành công có thể giúp biên kịch đổi đời sau một đêm, sống dư dả với số tiền cát-xê kếch xù. Biên kịch ở Hàn Quốc cũng rất quyền lực, họ có quyền chọn đạo diễn, diễn viên để thực hiện tác phẩm của mình. Trong khi đó, đội ngũ biên kịch ở Việt Nam rất mỏng, chưa kể đều là các cây viết trẻ, còn tập sự, vốn sống ít...” - Tiến sĩ Đặng Thiếu Ngân nói.

Khi biên kịch chưa đủ vốn sống, thiếu tầm nhìn, sẽ khó có được sự đột phá về kịch bản, ý tưởng, câu chuyện. Bởi vậy, trong nhiều năm, phim Việt bị chỉ trích chỉ quẩn quanh chuyện gia đình, ngoại tình, đánh ghen. Kịch bản phim Việt luôn bị đánh giá yếu và thiếu.

Cùng với sự thiếu vắng biên kịch giỏi nghề, đội ngũ đạo diễn tài năng, có thể tạo nên những cú bứt phá phòng vé chỉ đếm trên đầu ngón tay.

“Để thực hiện công nghiệp hóa được điện ảnh, chúng ta cần đến rất nhiều tài năng ở nhiều lĩnh vực, nhiều khâu khác nhau, từ biên kịch, đạo diễn, diễn viên đến cả những lực lượng làm ánh sáng, phục trang và công tác PR, quảng bá. Riêng điều đó đã là một thách thức quá lớn” - Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng đưa quan điểm.

Giấc mơ và tham vọng

Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng cho rằng, ngay cả khi “công nghiệp điện ảnh” là một giấc mơ giữa muôn trùng khó khăn vây quanh, chúng ta vẫn cần phải mơ ước, và cần phải có tham vọng.

Để có được nền công nghiệp giải trí hùng mạnh bậc nhất, ngoài chiến lược bài bản, ngoài chính sách hỗ trợ, còn là sự đồng lòng, nỗ lực, chăm chỉ và thực hiện tính kỷ luật nghiêm ngặt của cả hệ thống nhân sự, trong đó tiêu biểu là những nghệ sĩ.

Tại một hội thảo về công nghiệp văn hóa, nhạc sĩ Quốc Trung đã trao đổi với phóng viên Lao Động, “Trước khi bàn tới việc thu tiền cho GDP hay bước ra thế giới, tôi nghĩ trước nhất, mỗi nghệ sĩ phải ý thức được trách nhiệm, phải chăm chỉ làm việc, và có khát vọng lớn. Hầu hết nghệ sĩ Việt đều chỉ đang mải chơi gameshow, chạy sô kiếm tiền... Gần như không có ai nghĩ sẽ học tập, rèn luyện để bước ra thế giới”.

Nhà sản xuất Hoàng Quân (phim “Tết ở làng Địa Ngục” và “Kẻ ăn hồn”):
Tôi rất vui khi chứng kiến những sự thay đổi từng ngày từng giờ của ngành công nghiệp điện ảnh. Khi đã là ngành công nghiệp thì điện ảnh sẽ thu hút sự tham gia của nhiều bên: Có sự định hướng của cơ quan quản lý Nhà nước, có sự tham gia của nhiều đối tác trong và ngoài ngành để thúc đẩy nhau cùng phát triển.

Hơn 10 năm trong ngành này, càng ngày tôi càng chứng kiến sự tham gia và trưởng thành của những nhân lực trẻ, các bạn từ những studio độc lập nhỏ đã phát triển thành các mega studio rất lớn.

Điều đáng mừng hơn cả là sự sáng tạo, cống hiến của nhân sự ngành điện ảnh đã có được sự ghi nhận của khán giả, của thị trường. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, khán giả Việt Nam sẵn sàng dành thời gian và chi tiền cho những tác phẩm được làm chỉn chu. Series “Tết ở làng Địa Ngục” nhiều tuần đứng số 1 Top ăn khách Netflix, thu được hơn 1 tỉ lượt bàn luận trên TikTok là minh chứng cho điều này.

Nhà sản xuất Nguyễn Kiều Anh - Phim “Bên trong vỏ kén vàng”:

Tôi cho rằng, điện ảnh Việt Nam đang có nhiều khởi sắc. Thành công của “Bên trong vỏ kén vàng” cùng một số tác phẩm khác khiến quốc tế biết nhiều hơn về điện ảnh Việt Nam; đồng thời chúng tôi cũng giới thiệu được một tác phẩm theo trường phái điện ảnh chậm đến khán giả Việt Nam. Các liên hoan phim ở Việt Nam từ lớn đến nhỏ, đủ mọi cấp độ đang nở rộ, giúp cho những nhà làm phim độc lập như chúng tôi có thêm sân chơi để thể hiện và giới thiệu tác phẩm của mình. Mong rằng, trong tương lai Việt Nam sẽ có nhiều quỹ điện ảnh chính thống để hỗ trợ cho những tác phẩm điện ảnh made in Việt Nam, để chúng tôi không còn phải long đong tìm vốn làm phim nữa.

Diễn viên Hồng Ánh:

Trong lĩnh vực kinh tế, tôi thấy Chính phủ đang làm rất tốt việc xúc tiến thương mại, có những cơ quan, bộ phận chuyên trách làm cầu nối để hàng Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài hay nhà sản xuất nước ngoài mang hàng hóa của họ bán ở Việt Nam. Tôi mong rằng, ngành điện ảnh Việt Nam cũng sớm có những đơn vị quản lý Nhà nước làm được việc đó. Chúng ta nên xem điện ảnh là một ngành kinh tế chứ không chỉ là ngành văn hóa.

Anh Tuấn (ghi)

Hào Hoa
TIN LIÊN QUAN

Công nghiệp điện ảnh Việt Nam cần những ưu đãi về thuế, thành lập Quỹ Điện ảnh...

TRẦN Việt (lược thuật) |

Ngày 23.11, trong khuôn khổ Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 23, Hội thảo “Một số vấn đề trọng tâm trong xây dựng công nghiệp điện ảnh Việt Nam” được tổ chức tại Đà Lạt (Lâm Đồng) nhằm tạo diễn đàn để các nghệ sĩ điện ảnh, nhà sản xuất, nhà quản lý, người làm chính sách, các doanh nghiệp, các chuyên gia thuộc lĩnh vực công nghệ điện ảnh, truyền thông, tài chính… cùng chia sẻ thông tin, đánh giá, đóng góp ý kiến, kinh nghiệm nhằm xây dựng và phát triển công nghiệp điện ảnh trong những năm tới.

Từ Cánh diều tới Bông sen: Liệu có những cú đúp của điện ảnh Việt?

trần Việt |

Tấm màn nhung của lễ trao giải Cánh diều đã khép lại, các giải thưởng đã được trao và chỉ còn hai tháng nữa, liên hoan phim quốc gia sẽ khai mạc. Trong 1 năm khi cùng lúc hai giải thưởng quan trọng nhất của điện ảnh được trao - liệu có cú đúp thành công hay những cái tên mới kịp xuất hiện tạo nên bất ngờ.

Bức tường danh vọng dài hơn 20m lưu danh 433 nghệ sĩ, tác phẩm điện ảnh Việt

Phương Linh |

Sau 20 năm giải thưởng Cánh diều, lần đầu tiên, một bức tường danh vọng được lập nên nhằm lưu danh những đóng góp của các nghệ sĩ, tác phẩm làm nên điện ảnh Việt Nam.

Dự án sân bay Long Thành khó tuyển chuyên gia dù đưa ra mức lương khủng

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Nhà thầu quốc tế thi công gói thầu 5.10 - nhà ga hành khách sân bay Long Thành cần tuyển 31 vị trí chuyên gia làm việc tại dự án này với mức lương khủng lên đến 400 đồng/tháng, nhưng sau nhiều kỳ đăng tuyển thông qua Trung tâm Dịch vụ việc làm Đồng Nai, vẫn không có bất kỳ hồ sơ nào ứng tuyển.

Tranh cãi mức phí dịch vụ tại chung cư cao cấp ở Bắc Ninh

Vân Trường |

Mâu thuẫn giữa người dân và chủ đầu tư dự án chung cư cao cấp Dabaco Park View (phường Võ Cường, TP Bắc Ninh) bắt nguồn từ vấn đề mức phí dịch vụ. Đỉnh điểm, vào cuối tháng 12.2023, chủ đầu tư tiến hành cắt nước sau khi người dân dừng đóng phí dịch vụ để yêu cầu giảm phí.

Lộ thông tin Hồ Hoài Anh và Lưu Hương Giang đã ly hôn

Anh Trang |

Trên trang cá nhân, Mỹ Linh có những chia sẻ đặc biệt khi nhắc tới ca sĩ Lưu Hương Giang và "chồng cũ" - nhạc sĩ Hồ Hoài Anh.

Sự thực đằng sau vụ nợ lương viên chức giáo dục ở Thanh Hóa

Xuân Hùng |

Sáng 3.1, để làm rõ thực hư việc TP. Thanh Hóa được cho là nợ lương của 3 viên chức và 1 hợp đồng lao động, Báo Lao Động đã có cuộc làm việc với những người liên quan.

Tước danh hiệu CAND đối với hung thủ vụ tử thi nữ bên sông Hàm Luông

Thành Nhân |

Liên quan vụ phát hiện tử thi nữ tại bờ sông Hàm Luông, qua kết quả điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bến Tre xác định Trung úy Ngô Minh Thông - cán bộ Công an thị xã Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) thực hiện vụ giết người, rồi vứt xác để phi tang. Ban Giám đốc Công an tỉnh Tiền Giang đã thi hành quyết định kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với Ngô Minh Thông.

Công nghiệp điện ảnh Việt Nam cần những ưu đãi về thuế, thành lập Quỹ Điện ảnh...

TRẦN Việt (lược thuật) |

Ngày 23.11, trong khuôn khổ Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 23, Hội thảo “Một số vấn đề trọng tâm trong xây dựng công nghiệp điện ảnh Việt Nam” được tổ chức tại Đà Lạt (Lâm Đồng) nhằm tạo diễn đàn để các nghệ sĩ điện ảnh, nhà sản xuất, nhà quản lý, người làm chính sách, các doanh nghiệp, các chuyên gia thuộc lĩnh vực công nghệ điện ảnh, truyền thông, tài chính… cùng chia sẻ thông tin, đánh giá, đóng góp ý kiến, kinh nghiệm nhằm xây dựng và phát triển công nghiệp điện ảnh trong những năm tới.

Từ Cánh diều tới Bông sen: Liệu có những cú đúp của điện ảnh Việt?

trần Việt |

Tấm màn nhung của lễ trao giải Cánh diều đã khép lại, các giải thưởng đã được trao và chỉ còn hai tháng nữa, liên hoan phim quốc gia sẽ khai mạc. Trong 1 năm khi cùng lúc hai giải thưởng quan trọng nhất của điện ảnh được trao - liệu có cú đúp thành công hay những cái tên mới kịp xuất hiện tạo nên bất ngờ.

Bức tường danh vọng dài hơn 20m lưu danh 433 nghệ sĩ, tác phẩm điện ảnh Việt

Phương Linh |

Sau 20 năm giải thưởng Cánh diều, lần đầu tiên, một bức tường danh vọng được lập nên nhằm lưu danh những đóng góp của các nghệ sĩ, tác phẩm làm nên điện ảnh Việt Nam.