Khi điện ảnh Việt không còn là vai phụ

Ngọc Dủ |

Trong năm 2023 và đầu năm 2024, điện ảnh Việt có màn bứt phá ngoạn mục khi hàng loạt phim vượt mốc trăm tỉ ở phòng vé. Thậm chí, khi đụng độ với phim ngoại, nhiều dự án vẫn cho thấy sức hút của mình với tốc độ bán vé, doanh thu hoàn toàn nổi bật hơn.

Khi phim Việt áp đảo phim ngoại

Truyền thông của Mỹ tờ Deadline đã có bài viết dựa trên phân tích của chuyên gia Liz Shackleton nói về thị trường điện ảnh Việt Nam.

Theo chuyên gia này đánh giá, năm 2023, trong Top 10 phim ăn khách tại phòng vé Việt chỉ có 4 phim ngoại và đều xếp sau 6 phim Việt. Doanh thu phim Việt lần đầu tiên chiếm 41% thị trường dù chỉ có 25 phim ra rạp (so với năm 2019 có 54 phim ra rạp).

Trong năm 2024, phong độ của các bộ phim Việt còn cho thấy sự vượt trội hơn khi chỉ với 2 dự án chiếu Tết năm nay là “Mai” và “Gặp lại chị bầu” chiếu Tết đã thu về hơn 600 tỉ đồng, trong khi 4 phim ngoại chiếu cùng thời điểm có doanh thu cộng lại chỉ bằng 1/10 con số này.

Ngoài ra, về kỷ lục và tốc độ bán vé, trong năm 2023 và 2024 chứng kiến nhiều thành tích được lập ra. Trong đó, phim “Nhà bà Nữ” mất 3,5 ngày để đạt 100 tỉ đồng, phim “Mai” chỉ mất 3 ngày. Hiện phim Mai cũng là phim Việt duy nhất vượt mốc 500 tỉ đồng.

Việc phim Việt áp đảo về doanh thu so với phim ngoại phần nào cho thấy, các nhà làm phim đã có sự nghiên cứu và thay đổi nội dung, tiếp cận hơn với phần đông khán giả xem phim.

Ngoài các dự án phim của Trấn Thành, Victor Vũ - vốn dĩ đã có thương hiệu và tên tuổi từ các ngôi sao nổi tiếng thì không thể phủ nhận việc nhiều nhà làm phim Việt đã rất nỗ lực trong việc tìm tòi ý tưởng mới.

Đơn cử ở dòng phim kinh dị đã có sự tiến bộ hơn rất nhiều so với trước đó. Còn nhớ bộ phim “Bến phà xác sống” năm 2023 bị chê bai là thảm họa phim kinh dị Việt nhưng đến cuối năm 2023 và đầu 2024, điện ảnh Việt đã có 2 phim kinh dị ăn khách là “Kẻ ăn hồn” (thu gần 70 tỉ đồng) và “Quỷ cẩu” (hơn 108 tỉ đồng).

Ngoài ra, ngoài các phim tư nhân, phim Nhà nước cũng dần dà được khán giả chú ý. Điều này thể hiện qua hiện tượng “Đào, phở và piano”. Phim liên tục cháy vé và tạo cơn sốt “săn vé” xem phim Việt ngoài rạp thời gian dài.

Điện ảnh Việt chờ gì sau cơn sốt phim Tết 2024?

Màn khởi đầu của mùa phim Tết năm nay tạo cho thị trường phim Việt nhiều hứng khởi. Dù hiện tại, khi các phim Việt ra rạp một thời gian dài nên sức nóng đã giảm, tuy nhiên, lượng vé bán ra hằng ngày vẫn ở mức ổn định.

Thời điểm này, các phim bom tấn ngoại như “Quật mộ trùng ma”, “Kung fu panda” mới đứng Top phòng vé Việt khi “Mai”, “Gặp lại chị bầu”... giảm sức hút sau khoảng 1 tháng chiếu.

Sự đột phá của phim Việt trong thời gian qua cho thấy nhiều nhà làm phim nghiêm túc và chăm chút tỉ mỉ cho tác phẩm của mình. Ngoài ra, nhiều yếu tố khác cũng giúp phim Việt ngày một tiếp cận hơn với khán giả là khâu hiệu ứng truyền thông tốt trên các nền tảng, những buổi đi giao lưu của đoàn phim...

Nhìn nhận thực tế, tính riêng trong năm 2023 và đầu năm 2024 này, điện ảnh Việt vẫn có những bộ phim bị chê kém về nội dung, chất lượng. Điển hình như phim “Trà” của đạo diễn Lê Hoàng đã phải rút khỏi rạp với số lượng bán vé ít ỏi, nội dung bị khán giả chê thảm họa. Một số phim khác tuy chất lượng ổn như “Quý cô thừa kế 2” nhưng kịch bản có phần bị cũ, chưa tạo được sự chú ý cho khán giả ra rạp.

Và còn một vấn đề đáng chú ý là hiện chỉ mới có vài tên tuổi làm phim tạo được sự yên tâm cho khán giả ra rạp như đạo diễn Trấn Thành, Lý Hải, Võ Thanh Hòa, Victor Vũ. Vài ba đạo diễn, nhà sản xuất phim mát tay sẽ không giữ được sức hút lâu dài cho điện ảnh Việt nếu không có thêm những gương mặt mới, tiềm năng xuất hiện.

Tuy nhiên, ở giai đoạn sau Tết 2024, điện ảnh Việt cũng đáng được kỳ vọng khi có không ít phim Việt được đánh giá chất lượng ra rạp như “Lật mặt 7” của Lý Hải. Thêm nữa, nhiều dự án khác của các nhà làm phim Việt cũng rục rịch sản xuất như phim Kính vạn hoa bản điện ảnh của Võ Thanh Hòa, “Ngày xưa có một chuyện tình” của Trịnh Đình Lê Minh... cũng đáng chú ý.

Ngọc Dủ
TIN LIÊN QUAN

Sau "Mai" của Trấn Thành, phim điện ảnh Việt nào đáng chú ý trong 2024?

ĐÔNG DU |

Khuấy động đầu năm 2024, phim điện ảnh Việt gặt hái được nhiều thành công đáng chú ý là "Mai" của Trấn Thành với hơn 500 tỉ đồng. Tiếp bước trong năm nay, sẽ còn những phim nào đáng chú ý?

Điện ảnh Việt cần “Mai”, “Đào...” và hơn thế nữa

Việt Văn |

Điện ảnh Việt Nam cần những gì để phát triển đáp ứng được với nhu cầu của khán giả, nhưng cũng để phục vụ cho "Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" mà Chính phủ đã phê duyệt? Thực tế từ những bộ phim làm trong những năm gần đây có thể gợi ý cho câu trả lời về vấn đề này.

Để điện ảnh Việt Nam ngày càng đậm nét trên bản đồ thế giới

Việt Văn |

Với chiến lược công nghiệp văn hóa, trong đó có công nghiệp điện ảnh, nền điện ảnh Việt có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển trong thời công nghệ số, nhất là khi Luật Điện ảnh năm 2022 kế thừa có chỉnh lý, sửa đổi, bổ sung 32 điều, quy định mới 18 điều so với Luật Điện ảnh năm 2006 - tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho ngành điện ảnh. Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, việc tham gia và tổ chức các Liên hoan phim quốc tế, và tổ chức các Tuần phim Việt Nam tại nước ngoài, đã góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới mạnh mẽ.

Tham vọng của điện ảnh Việt Nam và giấc mơ giữa muôn trùng khó khăn

Hào Hoa |

“Giữa muôn trùng vây” hay “Thập diện mai phục” vốn là tên một bộ phim nổi tiếng của đạo diễn Trương Nghệ Mưu, nhưng cụm từ này đang trở nên thích hợp để diễn tả muôn vàn khó khăn, bộn bề của điện ảnh Việt khi được xác định là một trong 12 ngành mũi nhọn của chiến lược công nghiệp hóa văn hóa.

Công nghiệp điện ảnh Việt Nam cần những ưu đãi về thuế, thành lập Quỹ Điện ảnh...

TRẦN Việt (lược thuật) |

Ngày 23.11, trong khuôn khổ Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 23, Hội thảo “Một số vấn đề trọng tâm trong xây dựng công nghiệp điện ảnh Việt Nam” được tổ chức tại Đà Lạt (Lâm Đồng) nhằm tạo diễn đàn để các nghệ sĩ điện ảnh, nhà sản xuất, nhà quản lý, người làm chính sách, các doanh nghiệp, các chuyên gia thuộc lĩnh vực công nghệ điện ảnh, truyền thông, tài chính… cùng chia sẻ thông tin, đánh giá, đóng góp ý kiến, kinh nghiệm nhằm xây dựng và phát triển công nghiệp điện ảnh trong những năm tới.

Vụ nợ 8,55 triệu đồng sau 11 năm thành 8,8 tỉ đồng: Ngân hàng muốn khách trả món nợ phù hợp

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Theo Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Quảng Ninh, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank) chi nhánh Quảng Ninh đã có báo cáo giải trình với đơn vị nhưng không thể cung cấp thông tin vì đây là bí mật kinh doanh. Tuy nhiên, phía ngân hàng mong muốn làm việc với khách hàng để thống nhất khoản tiền phải trả phù hợp với 2 bên.

Hà Giang điều động, bổ nhiệm nhiều vị trí cán bộ chủ chốt

Lam Thanh |

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang vừa công bố quyết định phân công, bổ nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt.

Chủ quán sứa đỏ Hàng Chiếu bị tố chửi khách “không có tiền mà đi ăn”

Lê Đạt - Chí Long |

Chủ quán Sứa đỏ cụ Gái trên phố Hàng Chiếu, xác nhận và chia sẻ với Lao Động sự việc đã xảy ra tại quán.

Sau "Mai" của Trấn Thành, phim điện ảnh Việt nào đáng chú ý trong 2024?

ĐÔNG DU |

Khuấy động đầu năm 2024, phim điện ảnh Việt gặt hái được nhiều thành công đáng chú ý là "Mai" của Trấn Thành với hơn 500 tỉ đồng. Tiếp bước trong năm nay, sẽ còn những phim nào đáng chú ý?

Điện ảnh Việt cần “Mai”, “Đào...” và hơn thế nữa

Việt Văn |

Điện ảnh Việt Nam cần những gì để phát triển đáp ứng được với nhu cầu của khán giả, nhưng cũng để phục vụ cho "Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" mà Chính phủ đã phê duyệt? Thực tế từ những bộ phim làm trong những năm gần đây có thể gợi ý cho câu trả lời về vấn đề này.

Để điện ảnh Việt Nam ngày càng đậm nét trên bản đồ thế giới

Việt Văn |

Với chiến lược công nghiệp văn hóa, trong đó có công nghiệp điện ảnh, nền điện ảnh Việt có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển trong thời công nghệ số, nhất là khi Luật Điện ảnh năm 2022 kế thừa có chỉnh lý, sửa đổi, bổ sung 32 điều, quy định mới 18 điều so với Luật Điện ảnh năm 2006 - tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho ngành điện ảnh. Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, việc tham gia và tổ chức các Liên hoan phim quốc tế, và tổ chức các Tuần phim Việt Nam tại nước ngoài, đã góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới mạnh mẽ.

Tham vọng của điện ảnh Việt Nam và giấc mơ giữa muôn trùng khó khăn

Hào Hoa |

“Giữa muôn trùng vây” hay “Thập diện mai phục” vốn là tên một bộ phim nổi tiếng của đạo diễn Trương Nghệ Mưu, nhưng cụm từ này đang trở nên thích hợp để diễn tả muôn vàn khó khăn, bộn bề của điện ảnh Việt khi được xác định là một trong 12 ngành mũi nhọn của chiến lược công nghiệp hóa văn hóa.

Công nghiệp điện ảnh Việt Nam cần những ưu đãi về thuế, thành lập Quỹ Điện ảnh...

TRẦN Việt (lược thuật) |

Ngày 23.11, trong khuôn khổ Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 23, Hội thảo “Một số vấn đề trọng tâm trong xây dựng công nghiệp điện ảnh Việt Nam” được tổ chức tại Đà Lạt (Lâm Đồng) nhằm tạo diễn đàn để các nghệ sĩ điện ảnh, nhà sản xuất, nhà quản lý, người làm chính sách, các doanh nghiệp, các chuyên gia thuộc lĩnh vực công nghệ điện ảnh, truyền thông, tài chính… cùng chia sẻ thông tin, đánh giá, đóng góp ý kiến, kinh nghiệm nhằm xây dựng và phát triển công nghiệp điện ảnh trong những năm tới.