Khu di tích nhà thờ họ Phan Huy, bảo tồn hai bia đá cổ có giá trị văn hóa

Bài và ảnh: đặng viết tường |

Khu di tích họ Phan Huy, ở thôn Gia Thiện và thôn Thanh Tân, xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cấp bằng Chứng nhận di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia, theo Quyết định số 3777/QĐ/BT ngày 23/12/1995. Là điểm tham quan hấp dẫn thu hút du khách mọi miền Nam Bắc. Từ thành phố Vinh theo đường biển qua đường 22/12 đến khu di tích nhà thờ họ Phan Huy 43km, thành phố Hà Tĩnh qua tỉnh lộ 9 đến di tích 11,6km. Di tích bảo tồn di sản văn hóa, trong đó có 2 bia đá cổ, nắm giữ tư liệu Hán Nôm giá trị.

Bia ghi tôn bầu Hậu thần 1

Là bia Hậu Thần đền Gia Thiện, ở thôn Gia Thiện, xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh. Hiện nay (đền đã phế tích) bia dựng ở trong khuôn viên trường tiểu học xã Thạch Châu, gần đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ xã này. Bia hình trụ chữ nhật, mái vòm, khổ 125 x 58cm, diềm có hoa văn trang trí, có thân và đế bia. Niên đại dựng bia vào niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 10 (1714). Văn bia có cả chữ Hán và chữ Nôm ghi tên các xứ đồng. Văn bia khắc cả 2 mặt, nhưng một mặt chữ mờ khó đọc. Đến nay bia có tuổi thọ 310 năm.

Nội dung văn bia ghi việc họ Phan trước ở thôn Chi Bông (nay là thôn Thanh Tân, Thạch Châu) sau dời về thôn Gia Mỹ Đoài (nay là thôn Gia Thiện, Thạch Châu), gia tộc sống hiền đức, thịnh vượng. Họ Phan có người con gái là Thị nội cung tần Phan Thị Lãnh, bản tính hiền lành, xinh đẹp được tuyển vào phủ chúa làm vợ thiếp Khang Vương Trịnh Căn và được chúa sủng ái. Người em gái bà Lãnh là Phan Thị Y, được dạy dỗ trưởng thành, thêu thùa khéo léo, gả làm vợ quan Thự Phủ sự Thiếu bảo Gia quận công.

Bà Phan Thị Y chuyên lo việc nhà, giữ nề nếp quy củ, hài hòa, làm vừa ý mọi người. Văn bia chép: “Chị em đều quý hiển nổi danh trong thiên hạ, trên làm rạng rỡ vinh hiển tổ tông, dưới khiến họ hàng được thỏa lòng, cho đến hàng xóm trong hương đảng không ai không tôn trọng đề cao quyến luyến, hương thơm lan tỏa được trân trọng ghi trong phả tịch. Hai bà lại còn đem tiền cùng ruộng tốt cúng vào hai thôn để biểu thị lòng tốt đều khắp với mọi người. Già trẻ trai gái được nhận ân tứ, đều biết tới lòng ôn hòa, hào hiệp của 2 bà, cùng nghiêm cẩn nhớ ơn sâu nặng. Nói là báo đức chẳng gì tốt hơn việc thờ cúng nên cùng nhau bàn soạn để xứng với ân tình, lập thành lệ thường” (Văn bia Hà Tĩnh. Tr.198).

Dân 2 thôn Chi Bông và Gia Mỹ Đoài tôn bầu cha mẹ và 2 bà Phan Thị Lãnh, Phan Thị Y làm Hậu Thần, cúng tế theo tục lệ của làng. Hai thôn (nay là Gia Thiện, Thanh Tân) phụng thờ theo nghi thức cúng tế thờ cha mẹ của 2 bà. Phong tặng người cha (Phan Văn Kính) chức Vũ Huân tướng quân Hiệu điểm Vinh Lộc hầu Phan quý công, thuỵ Cương Nghị. Phong tặng người mẹ Liệt phu nhân Vũ thị, hiệu Diệu Minh. Mỗi khi đến ngày lễ hội, mỗi thôn biện 4 con gà, 4 vò rượu, 4 mâm xôi, 4 bát gạo, trầu cau hương trà đủ dùng, đặt tế Hậu thần theo nghi thức.

Theo “Phan gia công phả” phụ chép con gái họ Phan có đức hạnh trong họ, đời thứ 7 có 2 bà Phan Thị Lãnh và Phan Thị Y, là con cụ Phan Văn Kính, đời thứ 6. Bà Y xuất tiền sửa chữa chùa Hoa Phát ở Sài Sơn. Bà Lãnh rất được chúa Khang Vương Trịnh Căn sủng ái: “Vào khoảng niên hiệu Chính Hòa thời Lê (1680 - 1705), bà Lĩnh theo xe tháp tùng Trịnh Căn đi tuần du phía Tây, xem phong cảnh Sài Sơn, nhân đó quyên tiền làm chùa Long Đẩu, ủy cho chánh thần soạn bài văn bia.

Sau khi Khang Vương mất, bà trở về gia quán quy định lễ Hậu Thần hai làng. Đến năm Vĩnh Thịnh (1705 - 1719) bà lại lên kinh đô, rồi về trú ở xã Thụy Khuê, mở mang doanh tạo ao vườn. Ao đó sau lưu lại cho xã làm ao công, người trong xã thường gọi là Đức Bà Ngạch. Bà lại sửa hai tòa thượng điện chùa Bối Am, khu thờ một mái, một tòa tiền đường, đúc một quả chuông lớn...” (Phan gia công phả. tr.28 - 29).

Văn bia Hậu thần 2 dựng ở khu dân cư họ Phan, có tuổi thọ 290 năm.
Văn bia Hậu thần 2 dựng ở khu dân cư họ Phan, có tuổi thọ 290 năm.

Di tích nhà thờ họ Phan Huy và bia Hậu thần 2

Theo “Phan gia công phả” ghi lại: “Tiên tổ dòng họ Phan nguyên quán ở xã Ngọc Điền, huyện Thạch Hà, thuộc Ty giáo phường, quen nghề làm ruộng và am tường âm nhạc. Đến niên hiệu Quang Thuận, Hồng Đức đời Lê Thánh Tông (1460 - 1497), phụng chỉ cho coi việc Giáo phường làm phân trưởng cửa đình ở huyện. Lúc đó mới nhập tịch vào phía Tây xứ Trằm Vịt, thôn Chi Bông (sau đổi là Hữu Phương) xã Thu Hoạch, huyện Thiên Lộc. Cho nên người trong ấp thường gọi tiên tổ (họ Phan) là Ông Trằm, Mụ Trằm...” (tờ 7a).

Ông Trằm là ông tổ đầu tiên của họ Phan Huy ở xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Thời Lê sơ, ông Trằm khởi tổ họ Phan có nghề làm ruộng lại giỏi âm nhạc. Theo quy định của triều đình lúc đó những người làm nghề ca nhạc do Ty giáo phường quản lý và được phân về giữ cửa đình (đình môn) các xã trong huyện. Tổ tiên họ Phan vốn ở xã Ngọc Điền, huyện Thạch Hà, do quy định trên đã phụng chỉ chuyển về thôn Chi Bông, xã Thu Hoạch, huyện Thiên Lộc (nay thuộc xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh).

Cho đến đời thứ 10, 11 trong dòng họ Phan còn có người là Trùm huyện, Quan viên tử. Đời thứ 7 có Tăng Quận công Phan Văn Tĩnh (con ông Kính) ở thôn Hữu Phương (Thanh Tân). Năm 1722, ông Phan Văn Tĩnh sinh ra Tiến sĩ Phan Huy Cận, thi đậu tiến sĩ vào năm 1754. Ông Cận là người khai khoa, người đỗ Tiến sĩ đầu tiên của dòng họ Phan Huy và mở ra khoa giáp cho các thế hệ kế tiếp con cháu: Phan Huy Ích đỗ Tiến sĩ năm 1775, Tiến sĩ Phan Huy Ôn đỗ năm 1780, Tiến sĩ Phan Huy Huệ... Họ đóng góp cho “Văn phái Hồng Sơn” có Phan Huy Thực, tác giả của tác phẩm “Tỳ bà diễn âm”, “Hoa thiều tập”, “Nhân ảnh vấn đáp từ”. Phan Huy Chú, nhà sử học lỗi lạc với tác phẩm “Lịch triều hiến chương loại chí”...

Theo gia phả, nhà thờ họ Phan Huy (nay bảo tồn ở thôn Thanh Tân xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà) khởi công và hoàn thành vào năm 1779 thời Cảnh Hưng. Đến năm Bính Ngọ (1786) do binh hỏa nhà thờ bị cháy... Sau nhiều lần được trùng tu, cho đến năm Bảo Đại thứ 5 (1930) thời Nguyễn, nhà thờ họ được Tiến sĩ Mộng Đinh trùng tu lần cuối.

Hiện tại, nhà thờ họ Phan Huy có kiến trúc lối chữ Tam, gồm 3 toà hạ, trung, thượng, đặt hướng Tây Nam, xung quanh xây tường bao. Vườn khá rộng, trồng nhiều cây ăn quả và cây cảnh. Cổng (tam quan) có cửa chính rộng xây kiểu tầng lầu, 2 cửa phụ. Trụ gắn đôi kỳ lân. Tường đắp đôi ngựa tô màu nâu. Năm 1995, di tích được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cấp bằng Chứng nhận di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia và được trùng tu, tôn tạo khang trang. Nhà thờ họ Phan Huy là điểm đến thu hút du khách gần xa đến thưởng ngoạn phong cảnh. Hướng Đông Bắc, là khu mộ, nơi dựng bia Hậu thần bi ký, di sản tài liệu Hán Nôm có giá trị.

Bia Hậu thần dựng ở khu vực cư trú của con cháu họ Phan Huy thuộc thôn Thanh Tân xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh, (dựng trong nhà bia) sau đền thờ Hậu thần và lăng cụ Quận. Là bia 2 mặt, khổ 150 x 75cm. Trán bia chạm mặt hổ phù, diềm bia khắc câu đối và hoa lá. Toàn văn chữ Hán, khắc chân phương. Bia dựng niên hiệu Long Đức thứ 3 (1734), đến nay 290 năm.

Tóm tắt nội dung ghi việc Tăng Thọ hầu Phan Văn Tĩnh và vợ Nguyễn Thị Dịch, sinh người con gái tên là Phan Thị Đang, trưởng thành được tuyển vào phủ chúa Trịnh là “Vương phủ nội thị cung tần Tiệp dư”. Văn bia tả sắc đẹp của bà Đang khiến hoa thẹn liễu nhường, quốc sắc vô song, át cả dáng mây, ca thanh tuyệt diệu: “Năm 13 tuổi được vào hầu Vương phủ, năm 16 tuổi được ơn trên biết đến, năm 17 tuổi được gần gũi quân vương, mùa xuân theo xe kim ốc, ân sủng chốn hậu đình. Đến năm 20 tuổi bà sinh được quận chúa” (Văn bia Hà Tĩnh. Tr.209).

Do sinh hạ quận chúa, bà được Thánh tổ Nhân Vương (Trịnh Cương) yêu quý. Bà là người ngay thẳng, trung thực, những việc phi nghĩa không làm. Quanh bà, người cầu cạnh quan tước, lợi lộc tụ tập đầy nhà cửa. Nhưng bà không làm những việc sai trái đạo lý. Chỉ làm những điều thiện tâm, hiền lương, nhân đức trong sạch cứu giúp dân lành.

Khi Tôn công Tăng Quận công Phan Văn Tĩnh quy lăng, người dân 2 thôn Chi Bông và Gia Mỹ Đoài đều xin tôn bầu làm Hậu thần: “Chúng tôi là dân có lễ nghĩa, phong tục trung tín, nhận ơn mong được báo đáp, cảm đức mà nghĩ đến bồi hồi...Bèn cùng nhau đến bẩm với chốn lầu cao dèm ngọc xin tôn Phu nhân, tôn Tướng quân làm Hậu thần, giỗ chạp trong năm cung kính...” (Văn bia Hà Tĩnh. Tr.210).

Mặt bia sau ghi chép các điều ước như quy định về ruộng đất hiến tế, việc hàng năm mở hội ca trù, hát nói, ghi các ngày giỗ, quy định ngày làm lễ hội 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông hàng năm và họ tên những quan viên, chức sắc các thôn Chi Bông, Gia Mỹ Đoài cùng ký vào văn bản và tên họ của người soạn bia, người khắc bia.

Hai văn bia cổ đang được lưu giữ ở khu di tích nhà thờ họ Phan Huy và trường Tiểu học, xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà là di sản văn hóa có giá trị tư liệu Hán Nôm, liên quan đến nghệ thuật ca trù, di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Điều tín ước còn ghi nhớ: Hàng năm mở hội ca hát, sắp xếp, sửa soạn đón tiếp (quý hậu) đến ngồi xem hát vào tiết kỳ phúc, cầu yên.

Bài và ảnh: đặng viết tường
TIN LIÊN QUAN

Chủ tịch Quốc hội dự lễ khởi công mở rộng Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thái Lan

Thanh Hà |

Sáng 10.12, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn đại biểu Việt Nam thăm, thành kính dâng hương tưởng nhớ Bác Hồ kính yêu tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh và dự lễ khởi công dự án mở rộng khu di tích tại Udon Thani, theo TTXVN.

Khu Di tích Nguyễn Văn Giai, nơi lưu giữ lễ hội rước sắc phong

Đặng Viết Tường |

Di tích Quốc gia Hoàng giáp Nguyễn Văn Giai (1555 - 1628) ở thôn Ích Minh, xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, một danh thắng nổi tiếng bởi ngoài nghi môn có 7 gò đất, dân gọi gò thất tinh (7 ngôi sao), có mộ lăng Thái bảo (ông nội của Nguyễn Văn Giai) còn gọi lăng phát tích.

Khu di tích Nguyễn Công Trứ, điểm trải nghiệm ca trù

Đặng Viết Tường |

Khu di tích Dinh điền sứ Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ, ở xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, có không gian văn hóa hấp dẫn du khách tham quan. Khu di tích có khoảng cách trung tâm thành phố Vinh 10km, theo đường biển cách thành phố Hà Tĩnh 45km, cách huyện lỵ Nghi Xuân 200m về phía Nam. Khu di tích đang bảo tồn nhiều Di sản Văn hóa vật thể và phi vật thể: Nhà thờ, bia đá, nhà hát ca trù, khu lăng mộ cùng hoạt động sinh hoạt diễn xướng của Câu lạc bộ ca trù Nguyễn Công Trứ.

Thị trường ôtô Việt Nam sẽ khởi sắc trở lại kể từ nửa cuối năm 2024

Cường Ngô - Nguyễn Hà |

Nhiều hãng và đại lý ôtô đang tranh thủ "chạy" doanh số bằng cách tung các chương trình ưu đãi để kích cầu cũng như tăng cạnh tranh. Tuy nhiên, theo nhận định của ông Đào Công Quyết - Trưởng Tiểu ban Truyền thông Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), doanh số bán hằng năm 2023 vẫn giảm khoảng 30% so với năm 2022.

Chào đón những công dân nhí 2024 vào đúng thời khắc chuyển giao năm mới

NGUYỄN LY |

TPHCM - Trong thời khắc chuyển giao sang năm mới 2024, tại Bệnh viện Hùng Vương (TPHCM) đã đón nhiều em bé chào đời. Gia đình sản phụ và các y bác sĩ đều vỡ òa cảm xúc khi gặp được những thiên thần nhỏ.

Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2023 gọi tên Bùi Thị Xuân Hạnh

Mai Hương |

Cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam - Miss Cosmo Vietnam 2023 chính thức khép lại với vị trí cao nhất thuộc về Bùi Thị Xuân Hạnh.

2 tàu biển siêu sang cùng gần 4.000 khách chào năm mới trên vịnh Hạ Long

Nguyễn Hùng |

Sáng 31.12.2023, 2 tàu biển siêu sang đem theo gần 4.000 du khách Mỹ, châu Âu… đã cập Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, phường Bãi Cháy, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Du khách cùng thủy thủ đoàn của 2 tàu sẽ chào mừng năm mới 2024 trên vịnh Hạ Long.

Chính sách bảo hiểm xã hội, nghỉ hưu có hiệu lực từ 1.1.2024

Hà Anh |

Theo Bộ luật Lao động 2019, từ 1.1.2024, tuổi nghỉ hưu năm 2024 của người lao động nam trong điều kiện bình thường là 61 tuổi; đối với lao động nữ trong điều kiện bình thường là 56 tuổi 4 tháng.

Chủ tịch Quốc hội dự lễ khởi công mở rộng Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thái Lan

Thanh Hà |

Sáng 10.12, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn đại biểu Việt Nam thăm, thành kính dâng hương tưởng nhớ Bác Hồ kính yêu tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh và dự lễ khởi công dự án mở rộng khu di tích tại Udon Thani, theo TTXVN.

Khu Di tích Nguyễn Văn Giai, nơi lưu giữ lễ hội rước sắc phong

Đặng Viết Tường |

Di tích Quốc gia Hoàng giáp Nguyễn Văn Giai (1555 - 1628) ở thôn Ích Minh, xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, một danh thắng nổi tiếng bởi ngoài nghi môn có 7 gò đất, dân gọi gò thất tinh (7 ngôi sao), có mộ lăng Thái bảo (ông nội của Nguyễn Văn Giai) còn gọi lăng phát tích.

Khu di tích Nguyễn Công Trứ, điểm trải nghiệm ca trù

Đặng Viết Tường |

Khu di tích Dinh điền sứ Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ, ở xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, có không gian văn hóa hấp dẫn du khách tham quan. Khu di tích có khoảng cách trung tâm thành phố Vinh 10km, theo đường biển cách thành phố Hà Tĩnh 45km, cách huyện lỵ Nghi Xuân 200m về phía Nam. Khu di tích đang bảo tồn nhiều Di sản Văn hóa vật thể và phi vật thể: Nhà thờ, bia đá, nhà hát ca trù, khu lăng mộ cùng hoạt động sinh hoạt diễn xướng của Câu lạc bộ ca trù Nguyễn Công Trứ.