Khu Di tích Nguyễn Văn Giai, nơi lưu giữ lễ hội rước sắc phong

Đặng Viết Tường |

Di tích Quốc gia Hoàng giáp Nguyễn Văn Giai (1555 - 1628) ở thôn Ích Minh, xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, một danh thắng nổi tiếng bởi ngoài nghi môn có 7 gò đất, dân gọi gò thất tinh (7 ngôi sao), có mộ lăng Thái bảo (ông nội của Nguyễn Văn Giai) còn gọi lăng phát tích.

Là điểm thu hút du khách tham quan, khu di tích Nguyễn Văn Giai theo đường quốc lộ 1 A cách thành phố Vinh 39km, cách thành phố Hà Tĩnh 17km. Di tích bảo tồn Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể: Nhà thờ, bia đá, khu lăng mộ, chó đã, hoa đá, đặc biệt là 43 đạo sắc phong chức quan, phong thần cho Hoàng giáp Thái phó Nguyễn Văn Giai.

Bia ký Nguyễn tướng công và sử sách

Bài 38, “Nguyễn tướng công bi ký” trong sách “Văn bia Hà Tĩnh”. Bia nhà thờ Nguyễn Văn Giai, xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh. Bia 2 mặt, khổ 135cm x 100cm, chạm mặt trời, hoa lá chim thú khá sinh động. Bia dựng năm Chính Hòa thứ 18 (1697). Nguyễn Văn Giai, sinh ngày 22 tháng 12 (Âm lịch) năm Giáp Dần, (Dương lịch ngày 14.1.1555) người làng Ích Hậu, Phù Lưu Trường, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang (Can Lộc - Hà Tĩnh ngày nay). Là một cậu bé thông minh, có tư chất thiên phú như thần đồng. Lúc 5 tuổi đã biết chữ, 9 tuổi có thể làm văn.

Năm 17 tuổi đã nổi tiếng nơi trường học: “Năm 20 tuổi, thi đỗ Giải nguyên khoa Quý Dậu (1573) tại trường thi Sơn Nam. Năm 26 tuổi lại đậu Giải nguyên khoa Kỷ Mão (1579) tại trường thi bản xứ. Năm 27 tuổi thi Đình khoa Canh Thìn (1580) đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân”. (Văn bia Hà Tĩnh - Tr. 230, 231). Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư, bản kỷ tục biên cũng chép: “Năm Quang Hưng thứ 3 (Canh Thìn) lập khoa thi Hội vào tháng 8, lấy Nguyễn Văn Giai đỗ Tiến sĩ xuất thân”.

Tắc môn, hạ điện đền thờ Nguyễn Văn Giai. Ảnh: Đặng Viết Tường
Tắc môn, hạ điện đền thờ Nguyễn Văn Giai. Ảnh: Đặng Viết Tường

Theo văn bia khi được đăng khoa, con đường làm quan rộng mở, ông Nguyễn Văn Giai được ban chức Hàn lâm viện Hiệu lý. Nhưng rồi gặp trắc trở, hoạn nạn trong chốn quan trường phức tạp, phải an phận giữ mình. Rồi nhờ có tài văn chương, ông được phục chức Hiệu thảo Hàn lâm viện, sau được ban chức Hiến sát sứ xứ Thanh Hoa (Thanh Hóa), lại thăng Đề hình Giám sát Ngự sử phụng sai Ký lục. Năm 41 tuổi thăng chức Ngự sử đài Đô ngự sử, theo việc quân sự, chúa sai đến Lạng Sơn lo việc cống sứ.

Năm 44 tuổi, thăng chức Hộ bộ Hữu thị lang, tước An Lộc bá. Năm 45 tuổi thăng chức Lại bộ Hữu thị lang. Rồi có tang cha, xin cáo quan về quê chịu tang. Năm Canh Tý (1600) có chiếu phục chức, khó từ chối, phải giã biệt mẹ, quê nhà đến yết kiến vua.

Năm 47 tuổi, thăng chức Hộ bộ Tả thị lang, tham tòng Vương phủ giữ gìn xã tắc có công lao. Năm 48 tuổi thăng chức Phó Đô ngự sử, làm việc ở ngự sử đài. Năm 49 tuổi, thăng chức Hộ bộ Thượng thư tước Vĩnh Lộc bá. Bấy giờ ông Nguyễn Văn Giai có địa vị trong triều cao, bổng lộc lớn, được ban nhiều ruộng đất.

Năm 51 tuổi được thăng chức Lại bộ Thượng thư, năm 54 tuổi có công lớn được thăng tước hầu, sau được thăng Đô ngự sử ở Ngự sử đài. Năm 57 tuổi giúp nước có công lao được thăng tước Tào quận công. Năm 62 tuổi được phong chức Thiếu bảo. Năm 63 tuổi có đức nghiệp, phong chức chưởng Lục bộ sự.

Năm 69 tuổi thăng chức Thiếu úy: “Năm 70 tuổi, vào tháng 6, năm Quý Hợi (1623) nhờ công lao mà được vinh phong 2 chữ Dực vận Tán trị công thần.

Năm 71 tuổi có đức trọng được ban phong chức Thái phó. Thọ 75 tuổi. Ngày 13 tháng Giêng năm Mậu Thìn (1628) mất khi đương chức. Vua ban tặng chức Tư đồ. Là công thần tướng soái nên được tặng chức Thái phó năm Ất Dậu, năm Nhâm Thìn vì âm phù giúp nước an bình mà được phong làm Thái tể Tào quận công, ban tên thụy Cẩn Độ phủ quân.

Đã có bia đá lưu truyền” ("Văn bia Hà Tĩnh" tr 226). Sự kiện này, sách “Đại Việt Sử ký Toàn thư” cũng chép: “Mùa xuân tháng Giêng, năm Vĩnh Tộ thứ 10 (1628) Lại bộ Thượng thư kiêm chương lục bộ kiêm Ngự sử đài Đô Ngự sử Thái phó Lễ quận công Nguyễn Văn Giai chết, tặng Tư đồ, ban thụy Cẩn Độ. Văn Giai người Phù Lưu Trường, huyện Thiên Lộc”.

Nơi lưu giữ lễ hội rước sắc phong

Sinh thời, Hoàng giáp Nguyễn Văn Giai làm quan trải 3 triều vua Lê Thế Tông, Kính Tông, Thần Tông, có sự nghiệp vẻ vang, được người đời sau khắc lên bia đá lưu truyền đức cao đạo trọng, cho hậu thế học tập, noi gương. Thái phó Nguyễn Văn Giai để lại di huấn với các quan văn võ trong triều đình nhà Lê và con cháu đời sau. Di huấn được chép trong gia phả.

Con cháu, hậu duệ họ Nguyễn Văn lập bảng, đặt nơi trang trọng ở hạ điện đền thờ: “Ta giữ việc triều chính cốt cho trung thành, lo việc nước cốt cho liêm chính, không hối lộ tiền tài của ai. Người có tài đức phải biết trọng dụng, người có lỗi lầm phải biết lựa lời can ngăn. Ai oan uổng phải cứu xét phân minh cẩn trọng và bênh vực. Kẻ nghèo khó phải ra tay giúp đỡ.

Không nên làm những điều bất chính để tích trữ vàng ngọc để làm giàu. Phải biết tu nhân tích đức cho đời sau con cháu vậy”. Ngày nay, tại lăng mộ Thái phó Nguyễn Văn Giai ở thôn Ích Minh, xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh còn đó đôi câu đối vua Lê ban tặng ông: “Quốc thạch trụ tam triều danh tướng / Địa giang sơn vạn cổ phúc thần”.

Đạo sắc phong viết trên gấm dài 4,5m. Ảnh: Hoài Nam
Đạo sắc phong viết trên gấm dài 4,5m. Ảnh: Hoài Nam

Đền thờ được xây dựng vào thời Hậu Lê, sau khi Thái phó Nguyễn Văn Giai qua đời. Di tích có kiến trúc chữ khẩu (hình vuông) với hệ thống nhà thượng điện, hệ thống tả vu hữu vu minh đính mậu hiền và hạ điện khép kín. Hai bên đắp nổi 2 vị môn thần cầm vũ khí đứng trước nhà thượng điện oai nghiêm. Hệ thống tắc môn, nghi môn xây 2 trụ khá cao, tường đắp phù điêu đôi voi chiến.

Theo ông Nguyễn Văn Tân (tộc trưởng họ Nguyễn Văn ở Ích Hậu), di tích lịch sử văn hóa Nguyễn Văn Giai được Bộ Văn hóa - Thông tin nay là bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích cấp quốc gia vào năm 1995. Di tích đền thờ và mộ Nguyễn Văn Giai tồn tại 395 năm tuổi, đã nhiều lần tôn tạo, trùng tu, gần nhất khởi công vào năm 2018, hoàn thành vào năm 2022 với kinh phí gần 11 tỉ đồng từ nguồn hỗ trợ của Bộ chủ quản và con cháu dòng họ Nguyễn Văn cả nước đóng góp.

Ở xã Ích Hậu đang bảo tồn một số di sản liên quan đến Thái phó Nguyễn Văn Giai: Lăng Thái bảo (mộ ông nội) còn gọi lăng phát tích; Lăng Nguyễn Văn Củng cha đẻ và mẹ đẻ, Lăng mộ Hoàng giáp Thái phó Tư đồ Tào quận công Nguyễn Văn Giai; nhà đền thờ, cụ rùa đội bia đá ghi chép thế phả họ Nguyễn Văn, 2 con chó đá, 2 chậu và hoa đá.

Đặc biệt là 43 đạo sắc phong chức, phong thần cho Hoàng giáp Nguyễn Văn Giai. Trong đó có 27 đạo sắc gốc của các đời vua (Lê Thế Tông, Lê Kính Tông, Lê Thần Tông) ban phong viết giấy bản, 1 đạo sắc viết trên gấm và 14 đạo phục chế. Đạo sắc phong viết trên gấm lụa có chiều dài 4,5m, chiều rộng 0,5m, bố cục có 63 dòng, mỗi dòng 5 chữ Hán. Văn bản sắc tổng cộng 318 chữ Hán.

Chữ phồn thể, chân phương, nét chữ mềm mại, uyển chuyển “rồng bay phượng múa”. Nội dung sắc phong chức cho ông Nguyễn Văn Giai. Theo các nhà chuyên gia nghiên cứu, đạo sắc gấm có niên hiệu Hoằng Định thứ 11 (1610) đời vua Lê Kính Tông, vì ông Giai giúp nước có công lao nổi trội, vua phong tước Tào quận công.

Hàng năm, trong 3 ngày 12, 13 và 14 tháng Giêng Âm lịch, có diễn ra lễ hội rước sắc Hoàng giáp, rất sôi động. Hôm đó, ngày 12 con cháu và dân làng mặc trang phục đẹp, chỉnh tề, cùng về tập trung ở khu di tích Nguyễn Văn Giai. Sau khi sửa soạn chu đáo, cẩn trọng, đoàn rước có cờ quạt, nhiều đao kiếm, giáo mác, kiệu thần từ đền tới nhà tộc trưởng họ Nguyễn Văn nhận 43 đạo sắc phong chức tước, nhân thần cụ Hoàng giáp, và Bằng di tích Lịch sử - Văn hóa Quốc gia của nước nhà.

Từ đây, đám rước sắc, bằng hành trình quanh xã Ích Hậu, rước tới lăng mộ phát tích Thái bảo (ông nội Hoàng giáp), lăng mộ bà nội, lăng mộ người cha (Nguyễn Văn Củng) và mẹ. Từ đây đoàn rước sắc rước tới lăng mộ Thái phó Nguyễn Văn Giai lễ tạ. Sau đó rước về làm lễ tế thần theo phong tục địa phương vào ngày 13, chính giỗ Hoàng giáp. Ngày 14, đoàn rước theo hành trình hôm trước 12, rước các đạo sắc, bằng về tộc trưởng để giữ gìn, bảo tồn.

Khu di tích đền thờ và lăng mộ Hoàng giáp, Thái phó Nguyễn Văn Giai ở xã Ích Hậu là nơi lưu giữ phong tục đẹp “uống nước nhớ nguồn”, hội lễ rước sắc phong, tưởng nhớ công đức của tiền nhân.

Tương truyền trong nhân dân, lễ hội rước sắc ở Ích Hậu có tuổi đời hàng trăm năm, đến nay tiếp tục duy trì. Được biết, lễ hội có ý nghĩa phát huy giáo dục truyền thống hiếu học, hiếu đễ, yêu quê hương, đất nước với tư tưởng trung chính, liêm minh. Theo ông Nguyễn Văn Tân, tộc trưởng họ Nguyễn Văn xã Ích Hậu, hậu duệ đời thứ 13 của Hoàng giáp Nguyễn Văn Giai, đến dịp lễ hội rước sắc tế tổ, con cháu họ Nguyễn Văn cả nước đưa nhau về Ích Hậu tri ân công đức các bậc tiền bối tổ tiên đông đúc.

Đặng Viết Tường
TIN LIÊN QUAN

Thúc đẩy quy hoạch, bảo tồn, phát huy địa điểm Di tích Cuộc Khởi nghĩa Ba Tơ, Quảng Ngãi

T.H |

UBND tỉnh Quảng Ngãi ngày 27.11 cho biết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Hoàng Tuấn vừa có công văn (ngày 24.11) yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi báo cáo nguyên nhân chậm trễ và thời gian trình phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Quốc gia đặc biệt, địa điểm Cuộc Khởi nghĩa Ba Tơ trước ngày 28.11.

Khu di tích Nguyễn Công Trứ, điểm trải nghiệm ca trù

Đặng Viết Tường |

Khu di tích Dinh điền sứ Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ, ở xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, có không gian văn hóa hấp dẫn du khách tham quan. Khu di tích có khoảng cách trung tâm thành phố Vinh 10km, theo đường biển cách thành phố Hà Tĩnh 45km, cách huyện lỵ Nghi Xuân 200m về phía Nam. Khu di tích đang bảo tồn nhiều Di sản Văn hóa vật thể và phi vật thể: Nhà thờ, bia đá, nhà hát ca trù, khu lăng mộ cùng hoạt động sinh hoạt diễn xướng của Câu lạc bộ ca trù Nguyễn Công Trứ.

Thương cảng Vân Đồn được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt

PHẠM ĐÔNG |

2 di tích tại Quảng Ninh được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đợt này gồm: Di tích lịch sử Quần thể Thương cảng Vân Đồn; Di tích kiến trúc - nghệ thuật đình Trà Cổ.

Kiến nghị sắp xếp lại vị trí việc làm cho nhân viên thư viện trường học

Vân Hà |

Tập thể nhân viên thư viện tại nhiều trường học trong toàn quốc vừa có kiến nghị gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, đề nghị sắp xếp lại vị trí việc làm để đảm bảo lương, quyền lợi cho mình.

EU lo ông Donald Trump quay lại làm tổng thống Mỹ

Ngọc Vân |

Lo ngại việc ông Donald Trump có thể quay lại làm tổng thống Mỹ, các nước EU được cho là đã cử đặc phái viên tới Mỹ để tìm hiểu lập trường của cựu tổng thống về NATO.

Quảng Nam tạm dừng hỗ trợ từ nguồn Quỹ Khám chữa bệnh người nghèo

Hoàng Bin |

Được thành lập từ năm 2013 đến nay, Quỹ khám chữa bệnh (KCB) người nghèo tỉnh Quảng Nam đã chia sẻ, giúp hàng trăm nghìn bệnh nhân nghèo an tâm điều trị, nhất là những ca bệnh hiểm nghèo. Tuy nhiên, từ ngày 1.12.2023, Quỹ đã ngừng chi hỗ trợ theo quy định mới.

Danh hiệu NSND - niềm vui đi kèm trách nhiệm

NGỌC DỦ |

Các nghệ sĩ như Trịnh Kim Chi, Mỹ Uyên vừa được phong tặng danh hiệu NSND sau nhiều năm hoạt động nghệ thuật chăm chỉ. Với họ, danh hiệu này rất cao quý, vừa là niềm hãnh diện cũng là áp lực và trách nhiệm giữ gìn hình ảnh với công chúng.

Hiểm họa pháo tự chế dịp cận Tết

Tuấn Trường |

Trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn, tình hình sản xuất pháo đang diễn ra phức tạp, nhiều vụ thương vong đã xảy ra. Cơ quan chức năng đang khẩn trương ngăn chặn tình trạng này.

Thúc đẩy quy hoạch, bảo tồn, phát huy địa điểm Di tích Cuộc Khởi nghĩa Ba Tơ, Quảng Ngãi

T.H |

UBND tỉnh Quảng Ngãi ngày 27.11 cho biết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Hoàng Tuấn vừa có công văn (ngày 24.11) yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi báo cáo nguyên nhân chậm trễ và thời gian trình phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Quốc gia đặc biệt, địa điểm Cuộc Khởi nghĩa Ba Tơ trước ngày 28.11.

Khu di tích Nguyễn Công Trứ, điểm trải nghiệm ca trù

Đặng Viết Tường |

Khu di tích Dinh điền sứ Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ, ở xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, có không gian văn hóa hấp dẫn du khách tham quan. Khu di tích có khoảng cách trung tâm thành phố Vinh 10km, theo đường biển cách thành phố Hà Tĩnh 45km, cách huyện lỵ Nghi Xuân 200m về phía Nam. Khu di tích đang bảo tồn nhiều Di sản Văn hóa vật thể và phi vật thể: Nhà thờ, bia đá, nhà hát ca trù, khu lăng mộ cùng hoạt động sinh hoạt diễn xướng của Câu lạc bộ ca trù Nguyễn Công Trứ.

Thương cảng Vân Đồn được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt

PHẠM ĐÔNG |

2 di tích tại Quảng Ninh được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đợt này gồm: Di tích lịch sử Quần thể Thương cảng Vân Đồn; Di tích kiến trúc - nghệ thuật đình Trà Cổ.