Huế với mục tiêu biến di sản thành tài sản

Tường Minh |

Huế sở hữu nhiều di sản và đã, đang thực hiện các bước để “biến di sản thành tài sản”, “biến tiềm lực thành nguồn lực” để phục vụ phát triển theo như chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng Chính phủ.

7 di sản được UNESCO vinh danh

Tại Thông báo số 137 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế bảo vệ và phát huy di sản văn hóa, giá trị văn hóa truyền thống, đặc trưng của các dân tộc và con người Thừa Thiên Huế; “biến di sản thành tài sản”, “biến tiềm lực thành nguồn lực” để phục vụ phát triển.

Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ dựa trên cơ sở hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đang sở hữu và đồng sở hữu 7 di sản được UNESCO vinh danh; gần 1.000 công trình được kiểm kê, trong đó có 3 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 89 di tích cấp quốc gia, 94 di tích cấp tỉnh và 3 di sản đã được Bộ VHTTDL đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đồng thời, Huế đang xây dựng và phát huy giá trị thương hiệu “Huế - Kinh đô áo dài”, “Huế - Thành phố của lễ hội”, “Huế - Kinh đô ẩm thực”, “Festival bốn mùa” nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Theo ông Hoàng Việt Trung - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, thời gian qua, công cuộc bảo tồn, trùng tu di tích Huế, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, tôn tạo cảnh quan môi trường tại khu di sản Huế luôn được chú trọng và gắn liền với việc đẩy mạnh trao đổi hợp tác quốc tế, ứng dụng thành tựu khoa học bảo tồn và phát triển nguồn nhân lực.

Đây là một trong những lĩnh vực hoạt động mà Huế đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, công cuộc vận động quốc tế do UNESCO phát động đã đem lại cho di sản văn hóa Huế những giúp đỡ thiết thực và hiệu quả: Hơn 10 Chính phủ, 30 tổ chức phi Chính phủ, 10 tổ chức quốc tế đã có quan hệ và tài trợ về kĩ thuật cho di tích Huế. Trong giai đoạn 2017 - 2021, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tiến hành triển khai thực hiện 103 dự án tu bổ, tôn tạo, phục hồi di tích với quy mô đầu tư là 913,28 tỉ đồng.

Tiếp tục “cuộc di dân lịch sử”

Cũng theo ông Hoàng Việt Trung, đối với di sản văn hóa phi vật thể, Trung tâm đã tập trung nghiên cứu, bảo tồn và phát huy hiệu quả các giá trị đối với 3 di sản tư liệu thế giới: Châu bản triều Nguyễn, Mộc bản triều Nguyễn; Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cũng đã chủ động phối hợp với các cơ quan hiện đang lưu trữ Mộc bản, Châu bản để tổ chức các đợt triển lãm, trưng bày các di sản tư liệu trên tại không gian của Hoàng cung Huế. Hợp tác với UNESCO đổi mới và mở rộng các hình thức quảng bá, tuyên truyền nhằm giới thiệu đến với công chúng trong và ngoài nước tiếp cận, hiểu được giá trị nội dung, ý nghĩa của tư liệu.

Giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước về những giá trị di sản đặc sắc của Nhã nhạc, còn tổ chức nhiều đợt biểu diễn tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thành trong cả nước nhân dịp các sự kiện lớn của quốc gia và địa phương. Tham gia các festival và chương trình giao lưu nghệ thuật tại một số quốc gia châu Âu (như Pháp, Bỉ, Thụy Sĩ, Ý, Tây Ban Nha, Đức, Áo…) và châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Lào…) đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp.

Đặc biệt, tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 của “cuộc di dân lịch sử” khi xúc tiến việc mở rộng phạm vi đề án “Di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế thuộc quần thể di tích cố đô Huế”.

Theo ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, các khu vực di tích được giải phóng mặt bằng tới đây bao gồm: Trấn Hải Thành, chùa Thiên Mụ, Văn Miếu, Võ Miếu, Hổ Quyền, Điện Voi Ré, Lăng Dục Đức, Đàn Nam Giao, lăng Tự Đức, lăng Đồng Khánh, điện Hòn Chén, lăng Thiệu Trị, lăng Khải Định, lăng Minh Mạng, lăng Gia Long, lăng Cơ Thánh, lăng Trường Cơ, lăng Vạn Vạn, Quốc Tử Giám... thuộc địa bàn 10 xã, phường trên địa bàn thành phố Huế.

Phạm vi thực hiện các khu vực khoảng 62,8 ha, với tổng số hộ khoảng 1.239 hộ (413 hộ chính và 826 hộ phụ), tổng số nhân khẩu khoảng 3.717 khẩu. Dự kiến đề án này sẽ triển khai vào cuối năm 2023 sau khi được Chính phủ cho phép áp dụng khung chính sách để thực hiện.

Tường Minh
TIN LIÊN QUAN

UNESCO cam kết hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy các hồ sơ di sản

M.K |

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp, tại Paris, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã thăm Trụ sở Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO); gặp và làm việc với Tổng Giám đốc UNESCO, bà Audrey Azoulay.

Đề nghị UNESCO ủng hộ các hồ sơ di sản mới của Việt Nam

Khánh Minh |

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị Tổng Giám đốc UNESCO, bà Audrey Azoulay, ủng hộ các hồ sơ di sản mới của Việt Nam, hỗ trợ việc bảo tồn các di sản thế giới đã được UNESCO ghi danh.

Xử lý nghiêm các công trình xâm hại Di sản thế giới Tràng An tại Ninh Bình

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Trước tình trạng hàng loạt công trình xây dựng trái phép,  xâm phạm nghiêm trọng đến Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới - Quần thể danh thắng Tràng An (Di sản Tràng An), UBND tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo các đơn vị liên quan, tập trung chỉ đạo xử lý dứt điểm đối với các công trình vi phạm.

Cây thị khổng lồ 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam vừa công nhận cây thị tại thôn Kim Sơn, xã Kim Hoa (Hương Sơn) là Cây di sản Việt Nam.

Chứng khoán: Áp lực điều chỉnh lớn nhưng xu hướng tăng điểm vẫn còn

Gia Miêu |

Việc chỉ số VN-Index đột ngột đảo chiều trong phiên cùng với thanh khoản gia tăng đột biến cho thấy những dấu hiệu của một phiên phân phối điển hình của thị trường chứng khoán.

Thầy giáo tiếng Anh chia sẻ bí quyết chinh phục 9.0 cả 4 kĩ năng IELTS

TRÀ MY |

Anh Luyện Quang Kiên (31 tuổi) - giáo viên tiếng Anh tại Hà Nội - là người đầu tiên ở Việt Nam đạt 9.0 IELTS ở bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.

Nhiều hồ nước tại Hà Nội cạn trơ đáy, cây cỏ mọc um tùm

Bích Lộc |

Tình trạng nắng nóng kéo dài, lượng mưa ít cùng với việc không có đường cấp nước nên các hồ nước tại địa bàn Hà Nội cạn trơ đáy, có nơi cây cỏ mọc um tùm.

Rào chắn giữ vỉa hè cho người đi bộ nhưng lại trưng dụng làm bãi giữ xe

MINH QUÂN |

TP Hồ Chí Minh - Vỉa hè quanh một số bệnh viện lớn tại các quận trung tâm được lắp đặt rào chắn bằng thép làm lối đi cho người đi bộ, ngăn hàng rong lấn chiếm. Tuy nhiên, vỉa hè sau đó lại được trưng dụng làm bãi giữ xe, đẩy người đi bộ xuống lòng đường.

UNESCO cam kết hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy các hồ sơ di sản

M.K |

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp, tại Paris, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã thăm Trụ sở Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO); gặp và làm việc với Tổng Giám đốc UNESCO, bà Audrey Azoulay.

Đề nghị UNESCO ủng hộ các hồ sơ di sản mới của Việt Nam

Khánh Minh |

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị Tổng Giám đốc UNESCO, bà Audrey Azoulay, ủng hộ các hồ sơ di sản mới của Việt Nam, hỗ trợ việc bảo tồn các di sản thế giới đã được UNESCO ghi danh.

Xử lý nghiêm các công trình xâm hại Di sản thế giới Tràng An tại Ninh Bình

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Trước tình trạng hàng loạt công trình xây dựng trái phép,  xâm phạm nghiêm trọng đến Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới - Quần thể danh thắng Tràng An (Di sản Tràng An), UBND tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo các đơn vị liên quan, tập trung chỉ đạo xử lý dứt điểm đối với các công trình vi phạm.

Cây thị khổng lồ 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam vừa công nhận cây thị tại thôn Kim Sơn, xã Kim Hoa (Hương Sơn) là Cây di sản Việt Nam.