Rào chắn giữ vỉa hè cho người đi bộ nhưng lại trưng dụng làm bãi giữ xe

MINH QUÂN |

TP Hồ Chí Minh - Vỉa hè quanh một số bệnh viện lớn tại các quận trung tâm được lắp đặt rào chắn bằng thép làm lối đi cho người đi bộ, ngăn hàng rong lấn chiếm. Tuy nhiên, vỉa hè sau đó lại được trưng dụng làm bãi giữ xe, đẩy người đi bộ xuống lòng đường.

Đầu năm 2017, vỉa hè đường Thuận Kiều, Nguyễn Chí Thanh quanh Bệnh viện Chợ Rẫy (Quận 5) được lắp rào chắn bằng thép làm lối đi cho người đi bộ, ngăn hàng rong, xe cộ lấn chiếm. Tuy nhiên, sau đó phần vỉa hè này đã thành nơi giữ xe máy.
Đầu năm 2017, vỉa hè đường Thuận Kiều, Nguyễn Chí Thanh quanh Bệnh viện Chợ Rẫy (Quận 5) được lắp rào chắn bằng thép làm lối đi cho người đi bộ, ngăn hàng rong, xe cộ lấn chiếm. Tuy nhiên, sau đó phần vỉa hè này đã thành nơi giữ xe máy.
Toàn bộ vỉa hè đường Nguyễn Chí Thanh - trước Bệnh viện Chợ Rẫy bị lấn chiếm làm chỗ giữ xe nên người dân phải đi bộ dưới lòng đường.
Toàn bộ vỉa hè đường Nguyễn Chí Thanh - trước Bệnh viện Chợ Rẫy bị lấn chiếm làm chỗ giữ xe nên người dân phải đi bộ dưới lòng đường.
Phía bên trong rào trở thành nơi giữ xe máy với giá 10.000 đồng/chiếc và luôn trong tình trạng chật chỗ.
Phía bên trong rào trở thành nơi giữ xe máy với giá 10.000 đồng/chiếc và luôn trong tình trạng chật chỗ.
Giữa năm 2022, Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh yêu cầu địa phương dỡ hàng rào làm bãi giữ xe, lấn chiếm trên vỉa hè ở các bệnh viện, trả lại không gian cho người đi bộ. Tuy nhiên những hàng rào này không bị tháo dỡ mà được lùi vào một khoảng cho người đi bộ. Tuy nhiên, nếu đi theo lối đi bộ này thì đâm vào tủ điện, gốc cây,… nên người dân cũng phải đi dưới lòng đường.  “Bãi xe chiếm hết vỉa hè, đi bộ chỉ còn cách xuống lòng đường, sợ xe phía sau tông vào lắm” – bà Nguyễn Thị Thu (70 tuổi, quê Kiên Giang) đi khám bệnh ở Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ.
Giữa năm 2022, Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh yêu cầu địa phương dỡ hàng rào làm bãi giữ xe, lấn chiếm trên vỉa hè ở các bệnh viện, trả lại không gian cho người đi bộ. Tuy nhiên những hàng rào này không bị tháo dỡ mà được lùi vào một khoảng cho người đi bộ. Nhưng lối đi bộ này dẫn thẳng vào tủ điện, gốc cây,… nên người dân vẫn phải đi dưới lòng đường. “Bãi xe chiếm hết vỉa hè, đi bộ chỉ còn cách xuống lòng đường, sợ xe phía sau tông vào lắm” – bà Nguyễn Thị Thu (70 tuổi, quê Kiên Giang) đi khám bệnh ở Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ.
Nhiều bảng chỉ dẫn lối đi bộ gắn trên rào chắn của bãi giữ xe vỉa hè ở bệnh viện Chợ Rẫy được lắp đặt. Tuy nhiên, lối đi bộ nhỏ này vẫn bị hàng rong vây kín.
Nhiều bảng chỉ dẫn lối đi bộ gắn trên rào chắn của bãi giữ xe vỉa hè ở bệnh viện Chợ Rẫy được lắp đặt. Tuy nhiên, lối đi bộ nhỏ này vẫn bị hàng rong vây kín.
Vỉa hè bị lấn chiếm nên người đi bộ phải xuống lòng đường. Nhiều tài xế xe ôm cũng dừng dưới đường đón khách, cạnh đó là hàng rong vây quanh.
Vỉa hè bị lấn chiếm nên người đi bộ phải xuống lòng đường, cạnh đó là hàng rong vây quanh.
Tương tự, toàn bộ vỉa hè đường Lý Thường Kiệt trước Bệnh viện Hùng Vương cũng bị chiếm trọn để trông giữ xe và kinh doanh, buôn bán... Xung quanh, hàng rào sắt được lắp cố định, phía trong xe máy được xếp thành nhiều hàng chắn toàn bộ lối đi. Cạnh đó, taxi đậu dưới lòng đường chờ bắt khách khiến người đi bộ phải đi ra giữa đường.
Tương tự, toàn bộ vỉa hè đường Lý Thường Kiệt trước Bệnh viện Hùng Vương cũng bị chiếm trọn để trông giữ xe và kinh doanh, buôn bán... Xung quanh, hàng rào sắt được lắp cố định, phía trong xe máy được xếp thành nhiều hàng chắn toàn bộ lối đi. Cạnh đó, taxi đậu dưới lòng đường chờ bắt khách khiến người đi bộ phải đi ra giữa đường.
Mục đích ban đầu rào chắn vỉa hè là dành lối cho người đi bộ. Tuy nhiên, vỉa hè bị trưng dụng để làm bãi giữ xe máy nên người đi bộ phải chộn một trong hai phương án là len lỏi hoặc xuống lòng đường giữa dòng xe cộ đông đúc.
Mục đích ban đầu rào chắn vỉa hè là dành lối cho người đi bộ. Tuy nhiên, vỉa hè bị trưng dụng để làm bãi giữ xe máy nên người đi bộ phải chọn một trong hai phương án là len lỏi hoặc xuống lòng đường giữa dòng xe cộ đông đúc.
Tại khu vực đường Đặng Thái Thân bên cạnh Bệnh viện Đại học Y dược cũng bị biến thành nơi trông giữ xe. Cả hai bên vỉa hè đều bị chiếm dụng để xe máy.
Tại khu vực đường Đặng Thái Thân bên cạnh Bệnh viện Đại học Y dược cũng bị biến thành nơi trông giữ xe. Cả hai bên vỉa hè đều bị chiếm dụng để xe máy.
Sau một năm không có chuyển biến, mới đây, Sở Giao thông Vận tải đã đề nghị Sở Y tế TP Hồ Chí Minh vào cuộc giải quyết vấn đề gửi xe tại các bệnh viện. Các bệnh viện đang sử dụng vỉa hè làm bãi giữ xe hai bánh phải khẩn trương hoàn trả phần vỉa hè để phục vụ lưu thông bộ hành. Về lâu dài, các bệnh viện cần tính toán phần diện tích đỗ xe bên trong cơ sở ngay trong quá trình lập dự án và tổ chức thi công.
Sau một năm không có chuyển biến, mới đây, Sở Giao thông Vận tải đã đề nghị Sở Y tế TP Hồ Chí Minh vào cuộc giải quyết vấn đề gửi xe tại các bệnh viện. Các bệnh viện đang sử dụng vỉa hè làm bãi giữ xe hai bánh phải khẩn trương hoàn trả phần vỉa hè để phục vụ lưu thông bộ hành. Về lâu dài, các bệnh viện cần tính toán phần diện tích đỗ xe bên trong cơ sở ngay trong quá trình lập dự án và tổ chức thi công.
MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

Vỉa hè phải dành cho người đi bộ, không thể cho phép kinh doanh

MINH QUÂN - PHƯƠNG NGÂN |

Việc TPHCM tính cho sử dụng vỉa hè, làm điểm giữ xe, kinh doanh, quảng cáo, tổ chức sự kiện văn hóa, nơi trung chuyển vật liệu, phế thải... có thu phí khiến nhiều người lo lắng không còn chỗ cho người đi bộ.

Nhiều người dân không đồng tình với đề xuất cho thuê vỉa hè ở TPHCM

PHƯƠNG NGÂN |

TPHCM - Nhiều người dân cho rằng, việc Sở GTVT TPHCM đề xuất cho sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố có thu phí để làm điểm trông giữ xe, hoạt động kinh doanh dịch vụ, mua bán hàng hóa… sẽ làm mất đi mục đích chính của vỉa hè là chỉ dành cho người đi bộ, giao thông công cộng.

Cho thuê vỉa hè- phải lường trước những hệ lụy

Lê Thanh Phong |

TPHCM dự kiến cho sử dụng vỉa hè làm điểm giữ xe, kinh doanh, quảng cáo, tổ chức sự kiện văn hóa, nơi trung chuyển vật liệu, phế thải... có thu phí, sau khi đã chừa đủ tối thiểu 1,5m cho người đi bộ.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Tập đoàn Dabaco đã bị tỉnh Bắc Ninh xử phạt hành chính

Trần Tuấn |

Bắc Ninh - Đưa công trình là tòa nhà ở xã hội Dabaco Khắc Niệm vào sử dụng khi chưa nghiệm thu, Tập đoàn Dabaco đã bị xử phạt vi phạm hành chính.

Lo ngại về chất lượng nhiều gói thầu dịch vụ công ích tại Cao Bằng

Tân Văn |

Liên tiếp từ năm 2019 đến nay, Công ty TNHH Nga Hải đã trở thành nhà thầu trúng nhiều dự án xây lắp, dịch vụ công ích trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên, chất lượng của các dự án này lại đang là dấu hỏi.

Nơi cứ đến Tết Đoan Ngọ, người dân đổ xô đi tắm biển giữa trưa

Thanh Trà |

Ngày Tết Đoan Ngọ (tức 5.5 Âm lịch), hàng nghìn người dân TP Quy Nhơn (Bình Định) và các vùng lân cận đổ xô đi tắm biển vào chính Ngọ.

Chưa phát hiện được dấu chân, phân hổ để lại trong rừng tại Quảng Bình

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Sau khi nhận được thông tin từ người dân về việc phát hiện một cá thể hổ, lực lượng kiểm lâm đã đến kiểm tra nhưng chưa phát hiện dấu chân, phân hổ để lại.

Vỉa hè phải dành cho người đi bộ, không thể cho phép kinh doanh

MINH QUÂN - PHƯƠNG NGÂN |

Việc TPHCM tính cho sử dụng vỉa hè, làm điểm giữ xe, kinh doanh, quảng cáo, tổ chức sự kiện văn hóa, nơi trung chuyển vật liệu, phế thải... có thu phí khiến nhiều người lo lắng không còn chỗ cho người đi bộ.

Nhiều người dân không đồng tình với đề xuất cho thuê vỉa hè ở TPHCM

PHƯƠNG NGÂN |

TPHCM - Nhiều người dân cho rằng, việc Sở GTVT TPHCM đề xuất cho sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố có thu phí để làm điểm trông giữ xe, hoạt động kinh doanh dịch vụ, mua bán hàng hóa… sẽ làm mất đi mục đích chính của vỉa hè là chỉ dành cho người đi bộ, giao thông công cộng.

Cho thuê vỉa hè- phải lường trước những hệ lụy

Lê Thanh Phong |

TPHCM dự kiến cho sử dụng vỉa hè làm điểm giữ xe, kinh doanh, quảng cáo, tổ chức sự kiện văn hóa, nơi trung chuyển vật liệu, phế thải... có thu phí, sau khi đã chừa đủ tối thiểu 1,5m cho người đi bộ.