Giúp đồng bào phía Bắc gìn giữ văn hóa truyền thống trên quê hương Đắk Nông

Phan Tuấn |

Khi đến với quê hương thứ hai của mình ở Đắk Nông, nhiều bà con người Tày, Nùng, Thái, Mông... luôn được cấp ủy, chính quyền địa phương giúp gìn giữ, phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Từ nguồn kinh phí do địa phương hỗ trợ, bà con dân tộc Thái đã giữ gìn được văn hóa đánh cồng chiêng của dân tọc. Ảnh: Bảo Trọng
Từ nguồn kinh phí do địa phương hỗ trợ, bà con người Thái đã giữ gìn được văn hóa đánh cồng chiêng, khua luống của dân tộc mình. Ảnh: Bảo Trọng

Xa quê nhưng không mất bản sắc

Xã Cư Knia, ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông hiện có trên 3.200 hộ gia đình với gần 80% là người đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, ngoài đồng bào Thái, Tày, Nùng, xã Cư Knia còn có số lượng lớn người dân tộc Mông sinh sống.

Đều đặn vào ngày thứ 7, chủ nhật hàng tuần Nhà văn hóa cộng đồng ở thôn 5, xã Cư Knia, ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông lại nhộn nhịp hơn hẳn. Những âm thanh trầm bổng của tiếng chiêng hay những âm điệu rộn ràng của tiếng khua luống ngân vang khắp nơi.

Ông Hà Văn Tân, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Cồng chiêng ở xã Cư Knia cho biết, để góp phần hỗ trợ người dân gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, cấp uỷ, chính quyền địa phương đã hỗ trợ kinh phí mua một bộ cồng chiêng và một bộ khua luống với tổng kinh phí 30 triệu đồng.

Theo ông Tân, việc này đã giúp người dân phía Bắc có cơ hội cùng nhau tập luyện những bài cồng chiêng, khua luống của người Thái. Thông qua hoạt động này đã góp phần giữ gìn và truyền dạy nét đẹp văn hóa cho các tầng lớp con cháu sau này.

Đối với người dân tộc Mông, thời gian qua, cấp uỷ chính quyền địa phương cũng đã chỉ đạo các tổ chức đoàn thể vận động người dân gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hoá đặc sắc của dân tộc mình như: Duy trì chợ phiên, điệu múa khèn, gìn giữ trang phục và các món ăn truyền thống...

Mặt khác, hàng năm, xã Cư Knia cũng chú trọng bố trí kinh phí để hỗ trợ đồng bào dân tộc Mông duy trì, phục dựng các nét văn hóa truyền thống trong dịp lễ, Tết.

Đặc biệt, xã Xư Knia đã chỉ đạo tổ chức đoàn thể phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức tập huấn, hướng dẫn người dân duy trì nghề may trang phục truyền thống.

Hiện nay, việc duy trì nghề may trang phục không chỉ giúp người dân nơi đây bảo tồn nghề truyền thống mà còn có thể kiếm thêm thu nhập.

Giúp bà con giữ gìn văn hóa truyền thống

Hiện nay, các cấp chính quyền ở huyện Cư Jút đang tập trung bảo tồn gìn giữ nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII của Đảng.

Ông Lê Xuân Cường, Chủ tịch UBND xã Cư Knia cho hay, những năm qua, để gìn giữ bảo tồn các giá trị văn hoá của dân tộc thiểu số cấp uỷ, chính quyền xã Cư Knia đã xây dựng kế hoạch, huy động nguồn kinh phí để khôi phục các giá trị văn hoá của người dân tộc thiểu số.

Việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa của đồng bào không chỉ góp phần duy trì tốt cuộc sống vật chất và tinh thần mà còn rất có ý nghĩa trong việc định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo Quốc phòng an ninh ở xã Cư Knia nói riêng và huyện CưJút nói chung.

Phan Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Đặc sắc lễ hội Tiên Công - di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia hơn 300 năm

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Lễ hội Tiên Công năm 2023 được tổ chức tại khu di tích miếu Tiên Công, xã Cẩm La, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh từ ngày 25.1.2023 đến ngày 28.1.2023 (tức từ ngày 4 - 7 tháng Giêng năm Quý Mão). Lễ hội đã được bảo tồn và phát huy giá trị hơn 300 năm, là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và trở thành sản phẩm du lịch độc đáo của TX. Quảng Yên.

Bảo tàng Trường Sa lưu giữ tài liệu hiện vật về chủ quyền, văn hóa biển đảo

Hữu Long |

Khánh Hòa - Việc xây dựng Bảo tàng Trường Sa sẽ khớp nối với Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma. Quá trình xây dựng bảo tàng, địa phương hướng đến lưu giữ, giới thiệu, tuyên truyền về chủ quyền, lịch sử văn hóa biển đảo.

"Đụng lợn" ăn Tết: Nét đẹp văn hóa làng quê xưa nay

HỮU CHÁNH |

Mỗi độ Tết đến, nhiều gia đình nông thôn lại chung nhau mổ một con lợn, rồi chia phần, dân gian gọi là "đụng lợn". Một tập tục rất thú vị, một nét đẹp trong văn hóa đón Tết vui xuân của người dân làng quê từ xưa tới nay.

Mukhalinga Ba Thê vừa được công nhận Bảo vật quốc gia có gì đặc biệt?

Hồ Thị Hồng Chi (Giám đốc Bảo tàng tỉnh An Giang) |

Mukhalinga Ba Thê hay còn gọi là Ekamukhalinga Ba Thê, vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia (đợt 11), là loại hình vật thờ rất đặc thù và chứa nhiều độc đáo về giá trị văn hoá, lịch sử, khoa học và nghệ thuật… so với những hiện vật cùng loại thuộc văn hóa Óc Eo được phát hiện ở đồng bằng sông Mê Kông.

Vấn đề của VPF và Hoàng Anh Gia Lai: Ra toà là văn minh?

AN NGUYÊN |

Tranh cãi giữa Hoàng Anh Gia Lai và Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) nên được giải quyết dựa trên cơ sở của luật thay vì tranh cãi qua truyền thông.

Cao tốc Bắc - Nam đoạn Hà Tĩnh - Quảng Bình gặp khó về nguồn cát

Minh Hạnh |

Đại diện Bộ Giao thông Vận tải cho biết, các dự án xây dựng cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 (đoạn từ Hà Tĩnh-Quảng Bình) vẫn đang gặp khó khăn về nguồn vật liệu mỏ cát xây dựng và cần sớm có giải pháp tháo gỡ nhằm đảm bảo tiến độ công trình.

Cập nhật giá đất hàng năm không gây tốn kém chi phí

Nguyễn Hà - Cát Tường |

Liên quan vấn đề bỏ khung giá đất trong Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi), theo PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) việc xác định giá đất hàng năm sẽ không gây tốn kém chi phí, thời gian.

Nhà đầu tư nên chú trọng vào phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở công nhân

Hiếu Anh |

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, thị trường bất động sản có thể trở lại nhịp tăng trưởng vào cuối quý II năm nay. Chuyên gia cũng khuyến nghị nhà đầu tư cần chú trọng vào các phân khúc thị trường đang thiếu như nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, bất động sản công nghiệp.

Đặc sắc lễ hội Tiên Công - di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia hơn 300 năm

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Lễ hội Tiên Công năm 2023 được tổ chức tại khu di tích miếu Tiên Công, xã Cẩm La, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh từ ngày 25.1.2023 đến ngày 28.1.2023 (tức từ ngày 4 - 7 tháng Giêng năm Quý Mão). Lễ hội đã được bảo tồn và phát huy giá trị hơn 300 năm, là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và trở thành sản phẩm du lịch độc đáo của TX. Quảng Yên.

Bảo tàng Trường Sa lưu giữ tài liệu hiện vật về chủ quyền, văn hóa biển đảo

Hữu Long |

Khánh Hòa - Việc xây dựng Bảo tàng Trường Sa sẽ khớp nối với Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma. Quá trình xây dựng bảo tàng, địa phương hướng đến lưu giữ, giới thiệu, tuyên truyền về chủ quyền, lịch sử văn hóa biển đảo.

"Đụng lợn" ăn Tết: Nét đẹp văn hóa làng quê xưa nay

HỮU CHÁNH |

Mỗi độ Tết đến, nhiều gia đình nông thôn lại chung nhau mổ một con lợn, rồi chia phần, dân gian gọi là "đụng lợn". Một tập tục rất thú vị, một nét đẹp trong văn hóa đón Tết vui xuân của người dân làng quê từ xưa tới nay.