Đàn tính Bình Liêu từ truyền thuyết đến hiện tại

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Bình Liêu là huyện miền núi, biên giới của tỉnh Quảng Ninh, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 96%, trong đó 51% là người dân tộc Tày. Một trong những di sản văn hóa tinh thần đáng quý của người Tày chính là đàn Tính.

Sự tích cây đàn tính hai dây

Khác với đàn tính ở các địa phương khác, đàn tính Bình Liêu chỉ có 2 dây không phải 3 dây. Có khá nhiều tích lý giải cho sự khác biệt này. 

dấd
Nghệ nhân ưu tú Hoàng Thị Viên, khu Nà Làng, thị trấn Bình Liêu, huyện Bình Liêu truyền dạy cho thế hệ trẻ về chơi đàn tính, hát Then. Ảnh: Nguyễn Dung

Theo lời kể của nghệ nhân ưu tú Hoàng Thị Viên, khu Nà Làng, thị trấn Bình Liêu, huyện Bình Liêu, đàn tính có từ bao giờ không ai còn nhớ, song có truyền thuyết kể rằng: Thời kỳ đó bản người Tày ở Bình Liêu còn buồn lắm.

Mọi người truyền tai nhau chuyện chàng Xiên Cân làm ra cây đàn Tính mười hai dây, đủ cung bậc khiến cho ai nghe đàn đều mê đắm quên hết tất cả công việc.

Để tránh điều đó, Ngọc Hoàng đã cho cắt đi chín dây để còn lại ba dây, giống đàn tính của dân tộc Tày vùng Đông Bắc Việt Nam.

Để học làm đàn, đánh đàn Tính, người Tày Bình Liêu đã cử một chàng trai thông minh, sáng dạ nhất đến bản người Tày ở huyện Đình Lập (tỉnh Lạng Sơn) học đàn tính để về dạy lại cho mọi người.

Cây đàn tính 2 dây của dân tộc Tày huyện Bình Liêu. Ảnh: Tô Hiệu
Cây đàn tính 2 dây của dân tộc Tày huyện Bình Liêu. Ảnh: Tô Hiệu

Trong thời gian ngắn, chàng trai đã nắm vững cách làm đàn, biết đánh được điệu đàn then, chàng trai từ giã bản người Tày mến khách ở đây để trở về quê.

Sau khi trình đàn lên bàn thờ thành hoàng của bản, chàng xin phép già bản mang cây đàn ra đánh cho bà con nghe. Cả bản hân hoan, tưng bừng như mở hội khi nghe chàng trai hát, đánh đàn.

Đêm đó, trong giấc mơ, chàng trai gặp một ông lão phương phi, mặc áo vàng nói rằng, người Tày ở đâu cũng chung một tiếng nói và phong tục, tập quán. Nhưng bàn tay có ngón ngắn ngón dài, người Tày Bình Liêu vẫn có nét riêng biệt không thể hòa lẫn với bất cứ người Tày ở đâu khác.

Chàng sực tỉnh, lấy cây đàn treo trên vách xuống xem. Thật kỳ lạ, cây đàn chỉ còn hai dây. Khẽ gảy lên, hai dây bổng trầm rõ ràng. Rồi tay chàng cứ lướt trên cần đàn tạo nên những tiếng dặt dìu êm ái. Và cây đàn tính Bình Liêu ra đời, làm bạn với người Tày từ đó.

Ngày đầu xuân mới, tay lướt trên dây đàn tính, ngân nga làn điệu hát Then  của dân tộc mình, Nghệ nhân ưu tú Hoàng Thị Viên nói vui: “Đàn tính của người Tày Bình Liêu chỉ có 2 dây, đó là đàn tính, đàn tình. Đây là cây đàn tình yêu.”

Trở thành di sản văn hóa phi vật thể của người Tày

Là một trong số rất ít người còn nắm được bí kíp tạo ra những cây đàn tính của dân tộc, Nghệ nhân ưu tú Lương Thiêm Phú khu Chang Nà, thị trấn Bình Liêu chia sẻ, đàn tính thường có chiều dài 117cm, bầu rộng 16cm gồm có các bộ phận: Bầu đàn, cần đàn và dây đàn.

Để chế tạo một chiếc đàn, phần quan trọng nhất là phải tìm được bầu đàn.

cvxcvxcv
Nghệ nhân ưu tú Lương Thiêm Phú khu Chang Nà, thị trấn Bình Liêu đang chế tạo cây đàn tính. Ảnh: La Lành

Theo kinh nghiệm người xưa truyền lại, cứ theo hình tròn của quả bầu đủ 3 gang tay là được, khi hái bầu về phải ngâm nước từ 8 đến 10 ngày cho ruột thối đi, rửa sạch rồi lau đi màng đen bám bên ngoài để được màu tươi sáng và phơi khô, sau đó cắt ngang khoảng 1/3 quả bầu tính từ cuống đến giữa quả để tạo mặt phẳng rồi dán gỗ lên trên là được mặt của bầu đàn.

Để cây đàn tính âm vang, tròn thì quả bầu phải già. Nếu bầu còn non thì âm thanh sẽ đục.

Ngoài ra, kích cỡ bầu vang có thể thay đổi tuỳ theo quả bầu lớn nhỏ, xong đường kính thường từ 15 - 20cm.

fdsfdsf
Những quả bầu được phơi khô chuẩn bị cho chế tạo đàn Tính. Ảnh: Tô Hiệu

Mặt đàn thường bằng mo tre hoặc gỗ cây ngô đồng xẻ mỏng dày khoảng 3mm, xung quanh bầu đàn được khoét nhiều lỗ nhỏ tạo hình hoa thị vừa để trang trí vừa để phát âm.

Cũng theo ông Lương Thiêm Phú, để âm thanh thật sự được hay, mặt đàn phải lấy được da con trăn bịt lại, nhưng bây giờ, da trăn hiếm nên có thể dùng mo cau và một loại giấy đặc biệt có độ đàn hồi cao để thay thế.

Dây đàn trước đây thường làm bằng tơ hay sợi cước. Cần đàn thường làm bằng gỗ dâu, gỗ cây “boóc láp” nhẹ và thẳng. Cần đàn dài khoảng 9 nắm tay của người chơi đàn.

Theo kinh nghiệm dân gian, “số đo” cỡ nào thì hợp với cỡ giọng hát của người có số đo ấy. Phần dưới của cần đàn xuyên qua bầu vang còn phần trên cùng là đầu đàn uốn cong hình lưỡi liềm hoặc đầu rồng, đầu phượng.

Mặt cần đàn trơn, không có phím mà chỉ có ngựa đàn làm bằng gỗ nhỏ nằm trên mặt đàn để cố định dây và kê không cho dây chạm trực tiếp vào mặt đàn.

Theo cách đánh đàn xưa, người diễn không dùng que gảy mà chỉ gảy bằng ngón tay trỏ của tay phải.

Các câu lạc bộ đàn Tính, hát Then trên địa bàn huyện Bình Liêu hợp lực biểu diễn tại hội Hoa Sở Bình Liêu 2022. Ảnh: Đoàn Hưng
Các câu lạc bộ đàn tính, hát Then trên địa bàn huyện Bình Liêu  biểu diễn tại hội Hoa Sở Bình Liêu 2022. Ảnh: Đoàn Hưng

Huyện Bình Liêu hiện nay chỉ có 2 nghệ nhân có thể chế tạo được đàn tính bởi phải có hiểu biết nhất định về nhạc lý, khả năng cảm âm và sự khéo léo của đôi tay.

Họ được xem như một bảo tàng sống, truyền dạy cho thế hệ trẻ những bí kíp làm đàn tính tại 12 CLB hát Then – đàn tính ở các thôn xã.

Theo chân các nghệ nhân, các CLB, tiếng đàn tính, làn điệu Then lại ngân vang trong các dịp lễ hội, sự kiện văn hóa - giao lưu trong và ngoài tỉnh, trở thành một sản phẩm văn hóa du lịch đặc sắc.

Đoàn Hưng
TIN LIÊN QUAN

Độc đáo Tết Nhà lớn của người Dao Thanh Phán ở Quảng Ninh

Đoàn Hưng |

Khác với Tết cổ truyền của người Kinh và nhiều dân tộc khác, với đồng bào dân tộc Dao Thanh Phán ở huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, Tết bắt đầu từ Nhà lớn của đại gia đình dòng họ. Đây là dịp để tạ ơn tổ tiên, cũng là nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Dao Thanh Phán nơi núi rừng Đông Bắc của Tổ quốc.

Quảng Ninh: Những công trình là động lực cho sự phát triển của TP.Hạ Long

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh – Là thủ phủ của tỉnh Quảng Ninh, TP.Hạ Long có nhiều tiềm năng nổi trội để phát triển kinh tế - xã hội. Những năm gần đây, Quảng Ninh đã tập trung nguồn lực không nhỏ đầu tư hạ tầng giao thông, giúp Hạ Long ngày càng khẳng định được vị thế là trung tâm liên kết vùng, liên vùng. Trong không khí rộn ràng của những ngày áp Tết Quý Mão 2023, hãy cùng Lao Động điểm lại những công trình trọng điểm đã, đang và sẽ là động lực cho sự phát triển của thành phố bên bờ di sản.

Vẻ đẹp kỳ vĩ của moong than sâu nhất Đông Nam Á tại Quảng Ninh

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Mỏ than lộ thiên Cọc 6, thuộc Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) là một trong những mỏ than lâu đời và xuống sâu nhất của TKV, thậm chí được coi là mỏ than lộ thiên sâu nhất của Đông Nam Á hiện vẫn đang được khai thác.

Những điểm du lịch tâm linh hút khách đầu xuân ở miền Tây

Văn Sỹ |

Quan âm Phật đài, Miếu Bà Chúa Xứ và Chùa Quan Âm Linh Ứng là những điểm có hàng nghìn khách đến mỗi ngày ở miền Tây.

Huấn luyện viên Park có thể ngẩng cao đầu sau khi chia tay bóng đá Việt Nam

AN NGUYÊN |

Liên đoàn bóng đá Châu Á (AFC) đã đăng tải bài viết tri ân huấn luyện viên Park Hang-seo sau những đóng góp to lớn cho bóng đá Việt Nam nói riêng và bóng đá Châu Á nói chung trong 5 năm qua.

Tăng cường xử lý vi phạm nồng độ cồn trên đường Hồ Chí Minh ngày đầu xuân

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) đã tăng cường xử lý vi phạm nồng độ cồn tại tuyến đường Hồ Chí Minh.

Bộ trưởng Công Thương: Năm 2023 sẽ có nhiều khó khăn với kinh tế Việt Nam

Cường Ngô |

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, năm 2023 tiếp tục là năm có nhiều khó khăn, thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, do kinh tế thế giới có xu hướng tăng chậm lại. Do đó, cần thực hiện tổng thể các giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Săn tour du lịch giá rẻ, coi chừng rơi vào bẫy lừa đảo

Quang Việt |

Dịp Tết Nguyên đán, nhiều người du xuân, tìm kiếm các tour du lịch giá rẻ hợp với túi tiền, song cơ quan chức năng cảnh báo cần cẩn trọng để tránh sập bẫy tội phạm lừa đảo.

Độc đáo Tết Nhà lớn của người Dao Thanh Phán ở Quảng Ninh

Đoàn Hưng |

Khác với Tết cổ truyền của người Kinh và nhiều dân tộc khác, với đồng bào dân tộc Dao Thanh Phán ở huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, Tết bắt đầu từ Nhà lớn của đại gia đình dòng họ. Đây là dịp để tạ ơn tổ tiên, cũng là nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Dao Thanh Phán nơi núi rừng Đông Bắc của Tổ quốc.

Quảng Ninh: Những công trình là động lực cho sự phát triển của TP.Hạ Long

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh – Là thủ phủ của tỉnh Quảng Ninh, TP.Hạ Long có nhiều tiềm năng nổi trội để phát triển kinh tế - xã hội. Những năm gần đây, Quảng Ninh đã tập trung nguồn lực không nhỏ đầu tư hạ tầng giao thông, giúp Hạ Long ngày càng khẳng định được vị thế là trung tâm liên kết vùng, liên vùng. Trong không khí rộn ràng của những ngày áp Tết Quý Mão 2023, hãy cùng Lao Động điểm lại những công trình trọng điểm đã, đang và sẽ là động lực cho sự phát triển của thành phố bên bờ di sản.

Vẻ đẹp kỳ vĩ của moong than sâu nhất Đông Nam Á tại Quảng Ninh

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Mỏ than lộ thiên Cọc 6, thuộc Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) là một trong những mỏ than lâu đời và xuống sâu nhất của TKV, thậm chí được coi là mỏ than lộ thiên sâu nhất của Đông Nam Á hiện vẫn đang được khai thác.