Giấc mơ Trúc chỉ trong từng ngôi nhà Việt

Hoàng Văn Minh |

Giờ thì nghệ thuật Trúc chỉ đã là một giá trị mới không chỉ cho Huế mà cả Việt Nam kể cả nghệ thuật và ứng dụng.

Không nhiều người biết rằng, để Trúc chỉ đi xa như hôm nay, ngoài linh hồn và là người sáng lập - họa sĩ Phan Hải Bằng, còn có sự đóng góp thầm lặng nhưng không thể thiếu của các cộng sự, đặc biệt là O Vi – nữ họa sĩ Ngô Đình Bảo Vi, người đã định hình, phát triển mảng ứng dụng của loại hình nghệ thuật độc đáo này.     

“O Vi” là cách gọi/ tự gọi thân thương kiểu mấy mệ, mấy o ở Huế dù cô gái này sinh ra lớn lên ở tận Đồng Tháp. O Vi tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật TP.Hồ Chí Minh chuyên ngành Thiết kế Đồ họa (Graphic Desigh). Nhưng vừa tốt nghiệp xong thì tuyên bố… bỏ nghề để đi thiết kế sản phẩm (Product Desigh). 

Và cứ 6 tháng thì O Vi chuyển công ty một lần, từ trình bày báo, thiết kế hàng thủ công mây tre lá, thiết kế thời trang, vẽ và mở xưởng chuyên đồ da và vải... Lý do để O Vi luôn thay đổi công việc “là vì thời điểm đó, tôi luôn tìm kiếm một điều gì đó mới lạ, độc đáo gắn liền với những thành quả cụ thể của việc sáng tạo.

Tôi muốn tự mình tạo ra những sản phẩm mới, đẹp, vui nhộn và quan trọng nhất là phải cầm nắm được, nhưng tôi đi mãi vẫn chưa gặp điều mình muốn…” - O Vi nói.

Chân dung cố thi sĩ Bùi Giáng bằng Trúc chỉ.
Chân dung cố thi sĩ Bùi Giáng bằng Trúc chỉ.

Họ “hì hục” sáng tạo qua năm tháng với slogan “New Light - New Sight - New Life” (Ánh sáng mới - Góc nhìn mới - Sức sống mới). Sự trưởng thành cùng nhau của Phan Hải Bằng, O Vi và các cộng sự đã được minh chứng bằng những cuộc triển lãm, bằng thuật ngữ “Đồ họa Trúc chỉ” và hàng loạt công trình - sản phẩm ứng dụng Trúc chỉ có mặt ở khắp mọi miền đất nước.

Và một ngày tình cờ O Vi gặp Trúc chỉ?

- Cũng có thể nói như vậy vì tôi và Trúc chỉ gặp nhau ở Đà Lạt chứ không phải Huế. Tôi đi du lịch và năm đó cũng là lần đầu tiên họa sĩ Phan Hải Bằng triển lãm Trúc chỉ ở XQ Đà Lạt Sử quán. Đó là một cuộc gặp đầy nhân duyên.

Từ cái nhìn đầu tiên, tim tôi đã như ngừng đập bởi tôi đã tìm thấy ở Trúc chỉ điều mình đang đi tìm kiếm bấy lâu nay. Đó là một sự độc đáo, mới lạ về khái niệm, chất liệu và cách thức thể hiện. 

Sau khi về Sài Gòn, tôi thu xếp công việc ra Huế 10 ngày để trải nghiệm sáng tác với Trúc chỉ và sau đó thì mê đắm, không thể rời ra được nữa. Tôi quyết định bỏ luôn xưởng đồ da đang phát triển và cho thu nhập rất tốt, bỏ luôn cả quán cà phê vừa mới hoạt động được 8 tháng ở trung tâm thành phố Sài Gòn cũng đang rất tốt để dứt áo ra đi, tìm đến với Trúc chỉ. 

Thời điểm chị “dứt áo”, Trúc chỉ đang như thế nào?

- Trúc chỉ thời đó thuần về nghệ thuật, là cuộc chơi của họa sĩ Phan Hải Bằng hướng đến những sáng tạo nghệ thuật. Tuy nhiên khi tôi đến, thì các lĩnh vực ứng dụng khác được mở rộng. Đó là sự kết hợp của những phép cộng vào câu chuyện nghệ thuật để cho ra đời những sản phẩm ứng dụng trong nhiều lĩnh vực từ thời trang, nội thất cho đến vật dụng cá nhân như bây giờ.

Cũng là Trúc chỉ, nhưng có vẻ chị không giống Phan Hải Bằng - người sáng lập khi chọn làm Trúc chỉ ứng dụng thay vì sáng tác tạo hình. Đây là sự “phân công công việc” hay là làm cái mình thích?

- Vừa là sự phân công công việc, vừa là làm cái mình giỏi nhất. Việc ai nấy làm. Tuy nhiên tôi vẫn đều đặn sáng tác chứ không chỉ phát triển ứng dụng không thôi và Phan Hải Bằng vẫn góp ý vào các sản phẩm Trúc chỉ ứng dụng.

Tranh Trúc chỉ trong đêm nhạc “Cõi quê” (cảm thơ Bùi Giáng) của Trần Quế Sơn
tại TPHCM mới đây.
Ảnh: NHÂN VẬT CUNG CẤP
Tranh Trúc chỉ trong đêm nhạc “Cõi quê” (cảm thơ Bùi Giáng) của Trần Quế Sơn tại TPHCM mới đây. Ảnh: NHÂN VẬT CUNG CẤP

Hiện Trúc chỉ đang có những mặt hàng ứng dụng nào? Và sắp tới sẽ có thêm những sản phẩm gì mới?

- Hiện đang có các dòng đèn ứng dụng trong nội thất; bộ phụ kiện dành cho nữ (ví, dù, nón, quạt); tranh, quà tặng. Sắp tới sẽ hướng đến thời trang và phụ kiện nữ trang…

Trúc chỉ là một sản phẩm hàng hóa đặc biệt. Vậy nó được hình thành theo kiểu cái mình có/ mình thích hay cái khách hàng/ xã hội cần?

- Trúc chỉ hướng dẫn khách hàng, tạo trào lưu cho người sử dụng theo xu hướng phát triển của xã hội. 

“Giờ thì Huế đã có thêm Trúc chỉ…”. Tức là Trúc chỉ tự thân nó đã tạo ra cho mình một giá trị mới. Nhưng Trúc chỉ hiện nay đã đủ để nuôi sống những người đẻ ra nó nếu chỉ tính riêng về mặt sản phẩm ứng dụng? 

- Trúc chỉ trở thành một giá trị mới tự thân là nỗ lực của cả một tập thể trong 5 năm qua. Hiện tại, Trúc chỉ có thể nuôi sống những người tạo ra nó và đang tạo ra được nhiều việc làm cho xã hội như mong muốn của chúng tôi. Đúng như tiêu chí: Thẩm mỹ - giáo dục - xã hội.

Mặt nào đó, chị đã và đang khởi nghiệp với/ bằng Trúc chỉ - một kiểu khởi nghiệp khác lạ khi đi giữa làn ranh của một sản phẩm ứng dụng và tác phẩm nghệ thuật. Đến giờ thì mọi thứ có đang như hình dung của ngày đầu và tương lai nó sẽ như thế nào?

- Tôi chưa bao giờ nghĩ và hình dung đến việc có phải mình đang khởi nghiệp hay không. Chỉ biết chắc rằng Trúc chỉ đến thời điểm này đang đi đúng như những hình dung ban đầu, thậm chí còn vượt xa hơn cả mong đợi. Và chúng tôi vẫn còn rất nhiều ước vọng ngấm ngầm đang thực hiện.

Mong ước lớn nhất của chúng tôi là đến một ngày nào đó, trong mỗi gia đình Việt Nam đều có sự hiện diện của Trúc chỉ. Và đến một ngày, Trúc chỉ được hiện diện ở những không gian xa hoa, tráng lệ nhất Việt Nam như một sự khẳng định của giá trị Việt.

Một người sinh ra ở miền Tây (Đồng Tháp), học mỹ thuật ở môi trường lý tưởng nhất để phát triển sự nghiệp là Sài Gòn nhưng cuối cùng lại chọn Huế để sinh sống và theo đuổi sự nghiệp. Có vẻ hơi ngược lại với số đông?

- Đúng là tôi đang đi ngược với số đông, có lẽ là nhân duyên từ kiếp nào đó đã cho tôi gặp gỡ với Trúc chỉ mà cũng có thể là ngược lại. Và vì “nợ” nên lưu. Huế thích hợp cho những kẻ mộng mơ thực hiện những điều không tưởng nhưng với điều kiện đó là kẻ mộng mơ biết làm toán. Và nhân tiện khoe luôn, tôi là một trong số ít họa sĩ… tính nhẩm rất nhanh.

Và chị có hạnh phúc với Trúc chỉ?

- Trúc chỉ cho người làm việc với nó niềm vui trong công việc, cho họ cảm giác mới mẻ mỗi ngày cũng như bắt họ phải luôn tìm kiếm, sáng tạo, không dừng lại được. Tôi rất hạnh phúc vì đang được làm việc mình thích và sống như mình muốn…

Danh xưng “Trúc chỉ” được nhà văn - dịch giả - nhà giáo Bửu Ý định danh vào tháng 4.2012, với ý niệm thông qua tinh thần của cây tre để đề cao giá trị Việt.

Trúc chỉ theo ý đó được hiểu là một loại hình nghệ thuật - giấy của người Việt, do người Việt tạo ra. Điều này có thể thấy thông qua tính chất tương đồng của các nước lân cận trong khu vực và châu lục: Hòa chỉ (washi) là danh xưng để chỉ các loại giấy của người Nhật, Hàn chỉ (hanji) là danh xưng để chỉ các loại giấy của người Hàn Quốc, Xuyến chỉ là để chỉ các loại giấy của người Trung Quốc… chứ không nhằm chỉ một loại nguyên liệu cụ thể nào như: Gampi, Kozo, Hemp…

Điều này cũng có nghĩa là Trúc chỉ hoàn toàn không chỉ sử dụng duy nhất nguyên liệu tre như nhiều người vẫn nghĩ lâu nay mà với rất nhiều nguyên liệu khác nhau.

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Nghệ thuật trúc chỉ Việt Nam đoạt giải thưởng thiết kế ở Mỹ

Hoàng Văn Minh |

Bộ poster liên hoàn vở tuồng cổ San Hậu với chất liệu trúc chỉ thuộc Dự án Nghệ thuật Trúc chỉ Việt Nam của họa sĩ thiết kế đồ họa Đặng Thị Bích Ngọc đến từ Đà Nẵng vừa đoạt giải thưởng American Graphic Design Award 2017 của tạp chí Graphic Design USA (Mỹ).

Trúc Chỉ trong mờ sương

hoàng văn minh |

Sau Viện Goethe Hà Nội (tháng 7.2016), Trúc Chỉ - Lời của sông, phiên bản 2017, dừng chân ở Đà Nẵng bằng triển lãm kéo dài từ 30. 9 đến 14.10 tại Bảo tàng Mỹ thuật. Và một lần nữa, Trúc Chỉ cho thấy thế nào là sự tiếp biến về không giới hạn của mình.

Trúc chỉ - sự khai minh bất ngờ

Hoàng Văn Minh |

“Trúc chỉ đã khai minh cho tôi rất nhiều điều” – nhà báo, nhà phê bình Mỹ thuật Nguyễn Trọng Chức, nguyên “kiến trúc sư” của tờ Tuổi trẻ cuối tuần đã phát biểu như vậy tại khai mạc triển lãm “Trúc chỉ - lời của sông” ở Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tối 30.9.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Nghệ thuật trúc chỉ Việt Nam đoạt giải thưởng thiết kế ở Mỹ

Hoàng Văn Minh |

Bộ poster liên hoàn vở tuồng cổ San Hậu với chất liệu trúc chỉ thuộc Dự án Nghệ thuật Trúc chỉ Việt Nam của họa sĩ thiết kế đồ họa Đặng Thị Bích Ngọc đến từ Đà Nẵng vừa đoạt giải thưởng American Graphic Design Award 2017 của tạp chí Graphic Design USA (Mỹ).

Trúc Chỉ trong mờ sương

hoàng văn minh |

Sau Viện Goethe Hà Nội (tháng 7.2016), Trúc Chỉ - Lời của sông, phiên bản 2017, dừng chân ở Đà Nẵng bằng triển lãm kéo dài từ 30. 9 đến 14.10 tại Bảo tàng Mỹ thuật. Và một lần nữa, Trúc Chỉ cho thấy thế nào là sự tiếp biến về không giới hạn của mình.

Trúc chỉ - sự khai minh bất ngờ

Hoàng Văn Minh |

“Trúc chỉ đã khai minh cho tôi rất nhiều điều” – nhà báo, nhà phê bình Mỹ thuật Nguyễn Trọng Chức, nguyên “kiến trúc sư” của tờ Tuổi trẻ cuối tuần đã phát biểu như vậy tại khai mạc triển lãm “Trúc chỉ - lời của sông” ở Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tối 30.9.