Để việc hỗ trợ nghệ sĩ “đúng người, đúng thời điểm”

Mai Hương (thực hiện) |

Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội vừa ban hành quyết định bổ sung kinh phí năm 2021 cho các đơn vị trực thuộc sở để thực hiện hỗ trợ đối với viên chức hoạt động nghệ thuật bị ảnh hưởng do đại dịch COVID-19. Đáng chú ý, những nghệ sĩ nổi tiếng và có kinh tế khá giả như Hồng Đăng, Thanh Hương, Ngọc Quỳnh… cũng nằm trong danh sách nghệ sĩ được nhận hỗ trợ khó khăn do COVID-19 số tiền 3,7 triệu đồng khiến nhiều người bức xúc vì chính sách hỗ trợ dường như chưa sát và trúng. Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn với nhà nghiên cứu văn hoá, nhà biên kịch Chu Thơm để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Xin chào nhà biên kịch Chu Thơm! Sau gần 2 tháng chờ đợi, Hà Nội giải ngân hỗ trợ 99 nghệ sĩ đầu tiên từ gói an sinh xã hội 26 nghìn tỉ đồng. Đây được xem là hành động ấm áp trong bối cảnh dịch bệnh chồng chất khó khăn, thế nhưng khi thực hiện lại nảy sinh bất cập, hỗ trợ chưa thật trúng, đúng, sát đối tượng. Theo ông, nguyên nhân dẫn đến vấn đề này từ đâu?

- Theo tôi, bắt đầu từ vấn đề quan liêu, xuất phát từ một văn bản không thực tế. Vấn đề quan liêu ở đây là gì, là một văn bản với nội dung bất cập, không sát thực tế. Đâu phải diễn viên hạng 4 ai cũng nghèo, trong khi đó những người hậu đài (âm thanh, ánh sáng, phục trang,...) thường phải đến trước diễn viên, sau đó diễn viên diễn xong họ còn phải ở lại dọn dẹp. Ngoài ra, ở những buổi diễn lưu động họ còn phải xếp lại đồ lên xe, xếp đồ trang trí,... lo từ A đến Z đang gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống thì tại sao lại không được nhận hỗ trợ?

Sân khấu không chỉ có những nghệ sĩ biểu diễn mà còn có cả hậu cần và công tác hậu cần rất quan trọng… Để nghệ sĩ diễn được cần phải có hậu cần, đó là những người phụ trách âm thanh, ánh sáng, phông màn, những người làm phục trang, hóa trang cho diễn viên.

Vẫn biết rằng, diễn viên là trung tâm của sân khấu, nhưng nếu không có những con người cần mẫn, tận tâm sau cánh gà sân khấu, cả đời không được khán giả tặng một bông hoa ấy, không thể có buổi biểu diễn. Trong văn bản không hề đề cập đến những người hậu cần, những thành tố làm nên sân khấu ấy.

Theo ông, có nên thay vì áp dụng những quy định “cứng nhắc” cho đối tượng nghệ sĩ viên chức hạng 4 thì áp dụng cho những người có mức lương dưới 3 triệu đồng/tháng. Hoặc giao cho tập thể nhà hát tự rà soát, lựa chọn danh sách nghệ sĩ cần hỗ trợ?

- Có diễn viên trong danh sách được hỗ trợ tuyên bố rằng, sẽ nhường số tiền đó cho người khác. Tôi nghĩ không một người nào nhận “sự nhường lại” ấy. Lòng tự ái của những người làm nghệ thuật rất cao, họ nhạy cảm, họ không nhận sự bố thí đó, dù chết đói cũng không nhận. Nếu trường hợp tôi là hậu đài, tôi cũng không nhận.

Tôi có đọc giải trình của một số lãnh đạo đơn vị nghệ thuật, nói rằng, công văn như vậy, họ đề cử những người hạng 4 như thế là đúng. Lạ quá nhỉ, là lãnh đạo đơn vị mà chả lẽ họ không biết quân của mình ai đang gặp khó khăn? Chứ đâu phải cứ diễn viên bậc 4 nào cũng gặp khó khăn nhưng nên cứ đưa tên họ vào danh sách. Tôi cho rằng, Sở Văn hoá Thể thao Hà Nội cũng không nắm rõ được cụ thể hết tất cả trường hợp nghệ sĩ ở các đơn vị nghệ thuật.

Sở là đơn vị tiếp nhận danh sách từ dưới lên, nếu sở có tham mưu giỏi thì cần phải kiểm tra lại. Đơn vị đưa lên một kiểu rồi sau đó phó mặc cho những khâu còn lại, như thế là ngụy biện vì trong bất kỳ nhà hát nào, người làm hậu đài cũng khó khăn, phải chịu nhiều thiệt thòi, phải nâng niu, trân quý họ.

Lãnh đạo các đơn vị nghệ thuật cũng phải có cái nhìn sâu sắc bởi không phải thấy ai nổi tiếng dưới ánh đèn sân khấu thì quý còn không quan tâm đến những người vất vả đứng sau cánh gà.

Xung quanh câu chuyện hỗ trợ cho nghệ sĩ, nhiều lãnh đạo nhà hát đã hơn một lần kêu khó bởi số lượng diễn viên trẻ mới vào nghề, thực tập ở các đơn vị nghệ thuật mới thực sự là đối tượng cần được hỗ trợ, chỉ tiếc là không đáp ứng được điều kiện về quy định viên chức. Ông nghĩ sao về những đối tượng này?

- Theo tôi, thực ra những việc này, trong quy định đề ra chỉ có diễn viên loại 4 được nhận hỗ trợ thì trong một đơn vị nghệ thuật, lãnh đạo đơn vị cũng phải cân nhắc đối với diễn viên trẻ, nhưng họ nên đề xuất lên với Sở để Sở xem xét và điều chỉnh để hướng đến cái đúng, hỗ trợ cho những nghệ sĩ, cán bộ, diễn viên, các thành viên hậu đài và những người đang thực tập… Mọi chính sách, quyết định đều có mục đích làm cuộc sống tốt hơn, không để cho những người làm việc bị thiệt thòi, nhất là những người làm nghệ thuật sân khấu vì họ yêu nghề mới có thể bám nghề.

Chúng ta phải phân tích ra, không chỉ diễn viên bậc 4, mà còn các bộ phận khác cũng đang gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh. Vì thế, chính sách phải thay đổi để tiến đến giúp đỡ đúng người, đúng đối tượng. Bởi vì “Một miếng khi đói, bằng một gói khi no” và “Của cho không bằng cách cho” là quy luật muôn đời.

- Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!

Mai Hương (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Hiểu rõ hoàn cảnh nghệ sĩ để hỗ trợ đúng, trúng người bị ảnh hưởng COVID-19

Hương Mai |

Thứ trưởng Tạ Quang Đông cho rằng những cái tên này là rất nhỏ trong số hàng nghìn diễn viên hạng IV trên cả nước đang gặp khó khăn bởi ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Hà Nội: Người dân cần hỗ trợ nhu yếu phẩm trong đại dịch gọi ngay kênh này

Nguyễn Hà |

Để mở rộng kênh tiếp nhận thông tin hỗ trợ người dân trên địa bàn Hà Nội bị ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, từ ngày 2.9, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã bổ sung thêm 2 nhánh của Tổng đài điện thoại 1022, đó là nhánh 5 - “Giải đáp về các vấn đề an sinh xã hội” và nhánh 6 - “Hỗ trợ nhu yếu phẩm khi người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19".

Tin văn hóa trong tuần: Nghệ sĩ lên tiếng về gói hỗ trợ khó khăn mùa dịch

Hạ Âu |

Bản tin Văn hoá - giải trí trong tuần gây chú ý khi nhiều nghệ sĩ bày tỏ quan điểm về gói hỗ trợ viên chức gặp khó khăn mùa dịch. 

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát đối tượng khó khăn, chưa được nhận hỗ trợ

Theo Chinhphu.vn |

Gặp Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, nhiều người dân thuê trọ ở quận Gò Vấp (TPHCM) chia sẻ rất khó khăn khi đợt dịch COVID-19 kéo 4 tháng nay, chưa nhận được hỗ trợ bằng tiền. Nhiều nhà không còn tiền và mong muốn được miễn, giảm tiền điện, nước. Trẻ em thì chưa có sách giáo khoa và thiết bị học trực tuyến.

Nghịch lý nghệ sĩ khá giả được nhận hỗ trợ, lao động mất việc lại chưa

Bảo Hân |

Thông tin một số nghệ sĩ nổi tiếng và có kinh tế khá giả nhận hỗ trợ 3,7 triệu đồng/tháng làm nhiều người bất ngờ. Đặt trong bối cảnh nhiều công nhân, lao động tự do bị mất việc đang rất mong chờ hỗ trợ, thì đó là một nghịch lý cần được giải quyết.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Hiểu rõ hoàn cảnh nghệ sĩ để hỗ trợ đúng, trúng người bị ảnh hưởng COVID-19

Hương Mai |

Thứ trưởng Tạ Quang Đông cho rằng những cái tên này là rất nhỏ trong số hàng nghìn diễn viên hạng IV trên cả nước đang gặp khó khăn bởi ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Hà Nội: Người dân cần hỗ trợ nhu yếu phẩm trong đại dịch gọi ngay kênh này

Nguyễn Hà |

Để mở rộng kênh tiếp nhận thông tin hỗ trợ người dân trên địa bàn Hà Nội bị ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, từ ngày 2.9, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã bổ sung thêm 2 nhánh của Tổng đài điện thoại 1022, đó là nhánh 5 - “Giải đáp về các vấn đề an sinh xã hội” và nhánh 6 - “Hỗ trợ nhu yếu phẩm khi người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19".

Tin văn hóa trong tuần: Nghệ sĩ lên tiếng về gói hỗ trợ khó khăn mùa dịch

Hạ Âu |

Bản tin Văn hoá - giải trí trong tuần gây chú ý khi nhiều nghệ sĩ bày tỏ quan điểm về gói hỗ trợ viên chức gặp khó khăn mùa dịch. 

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát đối tượng khó khăn, chưa được nhận hỗ trợ

Theo Chinhphu.vn |

Gặp Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, nhiều người dân thuê trọ ở quận Gò Vấp (TPHCM) chia sẻ rất khó khăn khi đợt dịch COVID-19 kéo 4 tháng nay, chưa nhận được hỗ trợ bằng tiền. Nhiều nhà không còn tiền và mong muốn được miễn, giảm tiền điện, nước. Trẻ em thì chưa có sách giáo khoa và thiết bị học trực tuyến.

Nghịch lý nghệ sĩ khá giả được nhận hỗ trợ, lao động mất việc lại chưa

Bảo Hân |

Thông tin một số nghệ sĩ nổi tiếng và có kinh tế khá giả nhận hỗ trợ 3,7 triệu đồng/tháng làm nhiều người bất ngờ. Đặt trong bối cảnh nhiều công nhân, lao động tự do bị mất việc đang rất mong chờ hỗ trợ, thì đó là một nghịch lý cần được giải quyết.